Trung Quốc khuếch trương sự hiện diện tại châu Phi
Tân chủ tịch Trung Quốc sẽ thăm châu Phi trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, chính phủ nước này hôm qua cho biết, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách củng cố mối quan hệ thương mại và năng lượng với châu Phi, vốn khiến Mỹ lo ngại.
Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày 9/3, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì cho hay Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, người dự kiến sẽ thay thế ông Hồ Cẩm Đào làm chủ tịch nước này vào tuần tới, sẽ thăm Nam Phi, Tanzania và Cộng hòa Congo, và Nga. Tuy nhiên, ông Dương Khiết Trì không công bố thời điểm cụ thể.
“Trung Quốc và châu Phi là những người anh em tốt, bạn bè tốt và đối tác tốt. Chuyến thăm của tân chủ tịch Trung Quốc tới châu Phi chứng tỏ tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ-châu Phi”, ông Dương Khiết Trì nói.
Trong khi có mặt tại Nam Phi, ông Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh các quốc gia thuộc khối BRICS – gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – tại Durban vào cuối tháng 3.
Trung Quốc đã “ve vãn” châu Phi trong nhiều thập niên, nhưng các nỗ lực của nước này đã được đẩy lên một mức độ mới trong những năm gần đây khi Bắc Kinh tìm cách thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và nguyên liệu thô nhằm phục vụ nền kinh tế bùng nổ của nước này, hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Năm ngoái, Chủ tịch Hồ Cầm Đào đã đồng ý cho các quốc gia châu Phi vay 20 tỷ USD trong 3 năm tới, một phần của chính sách mà Trung Quốc nói là viện trợ không điều kiện được châu Phi đánh giá cao.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nhiều quốc gia phương Tây nói rằng Trung Quốc đã làm ngơ trước các vụ vi phạm nhân quyền và tham nhũng trong việc xử lý viện trợ và các khoản vay nhằm tiếp cận với các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, đồng và gỗ.
Thượng nghị sĩ Mỹ Chris Coons, chủ tịch Tiểu ban đối ngoại thượng viện chuyên trách về các vấn đề châu Phi, hôm 7/3 đã kêu gọi Mỹ sớm khôi phục các viện trợ thương mại của Mỹ dành cho châu Phi, một phần của chiến lược lớn hơn nhằm chống lại sự ảnh hưởng và các khoản đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc tại châu lục với dân số gần 1 tỷ người.
Theo Dantri
Tân Chủ tịch 34 tuổi của Ngân hàng ACB
30 tuổi, Trần Hùng Huy đã là thành viên HĐQT trước những đồn đoán được "trải thảm đỏ". 4 năm sau, đúng lúc Ngân hàng Á Châu gặp sóng gió, Huy nhận chức chủ tịch với tâm thế bước ra khỏi chiếc bóng lớn của cha mình.
Trần Hùng Huy - con trai nhà sáng lập ACB Trần Mộng Hùng - hiện nắm giữ khoảng 450 tỷ đồng cổ phiếu ACB.
Sinh năm 1978 trong một gia đình có truyền thống làm ngân hàng, Trần Hùng Huy lâu nay được giới tài chính xếp vào dạng con nhà nòi. Ông Trần Mộng Hùng bố Huy là banker kỳ cựu, một trong những nhà sáng lập ACB và được ví như linh hồn của ngân hàng. Mẹ anh, bà Đặng Thu Thủy, cũng làm việc tại ACB từ khi nhà băng mới thành lập và nắm nhiều chức vụ quan trọng. Hiện tại, bà Thủy giữ chức Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) ACB.
Bản thân Trần Hùng Huy được đào tạo bài bản và gắn bó với nghề ngân hàng chục năm nay. Anh tốt nghiệp cử nhân 3 chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính và kinh doanh quốc tế vào năm 2000. 2 năm sau, anh nhận bằng Thạc sĩ Quản trị kinh doanh Đại học Chapman, bang California (Mỹ). Đến năm 33 tuổi, Trần Hùng Huy lấy bằng Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Golden Gate, Mỹ.
Con trai nhà sáng lập Trần Mộng Hùng khởi nghiệp với vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường tại chính ACB từ năm 2002. Hai năm sau, anh lên làm Giám đốc Marketing của ACB. Ở tuổi 30, anh đã là thành viên HĐQT và tiếp tục trở thành Phó tổng giám đốc ngân hàng lúc bước sang tuổi 32.
Trong danh mục tài sản, Trần Hùng Huy cùng những người thân trong gia đình cũng nắm giữ lượng lớn cổ phần Ngân hàng ACB. Trong đó, Hùng Huy nắm cổ phần nhiều hơn cả ông Trần Mộng Hùng và bà Đặng Thu Thủy. Các thành viên còn lại trong gia đình Trần Hùng Huy cũng sở hữu nhiều cổ phiếu của ACB như: Chị gái Trần Đặng Thu Thảo, chú Trần Phú Mỹ, cô Trần Tuyết Nga.
Khi thị trường chứng khoán ở đỉnh cao năm 2007, cũng là lúc giá trị cổ phiếu ACB mà Hùng Huy cùng gia đình nắm giữ lên đến gần 4.700 tỷ đồng, tăng gần gấp 2,5 lần năm liền trước. Riêng số cổ phiếu do anh đứng tên năm đó có giá gần 1.370 tỷ đồng, còn của cha Trần Mộng Hùng là 1.130 tỷ đồng.
Phó chủ tịch ACB Đặng Thu Thủy (thứ hai từ trái qua), tại một điểm giao dịch của ngân hàng trong những ngày sóng gió vừa qua. Nguồn: Facebook
Theo một lãnh đạo của ACB, kể từ khi sở hữu cổ phiếu ACB đến nay, Trần Hùng Huy chưa từng mua thêm hay bán bớt. Do thị trường biến động, tài sản của anh trên sàn chứng khoán giảm xuống còn gần 500 tỷ vào năm 2008. Từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2011, tổng tài sản của Trần Hùng Huy trên sàn chứng khoán giảm từ 750 tỷ xuống còn khoảng 620 tỷ đồng.
Báo cáo thường niên và các thông tin đã công bố cho thấy, hiện nay, cá nhân Hùng Huy có hơn 28,7 triệu cổ phiếu ACB, trị giá hơn 450 tỷ đồng, chiếm 3,07% vốn điều lệ ngân hàng. Theo cáo bạch năm 2010, bố mẹ cùng những người thân khác trong gia đình anh cũng sở hữu hơn 35,8 triệu cổ phiếu của Ngân hàng ACB, tương ứng với giá trị khoảng 588 tỷ đồng.
Ít ai ngờ, HĐQT ACB lại chọn thành viên trẻ tuổi nhất lên làm tân Chủ tịch đúng vào thời điểm ngân hàng này vừa trải qua thời kỳ sóng gió nhất. Tiết lộ với VnExpress.net về nguyên nhân lựa chọn Trần Hùng Huy - người trẻ tuổi nhất trong HĐQT ACB - làm Chủ tịch thay vì một nhân vật có thâm niên hơn, lãnh đạo ACB cho biết đây là sự lựa chọn "hợp tình và hợp lý nhất".
Sau khi nguyên Chủ tịch HĐQT Trần Xuân Giá và 2 phó Chủ tịch HĐQT Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang từ nhiệm, HĐQT của ACB còn 7 người. Ngoài 3 thành viên là người nước ngoài không được làm Chủ tịch HĐQT theo quy định, chỉ còn 4 nhân vật là ông Lương Văn Tự, ông Huỳnh Quang Tuấn, bà Đặng Thu Thủy (vợ ông Trần Mộng Hùng - người sáng lập ACB) và ông Trần Hùng Huy. Theo giải thích của đại diện ACB, chỉ có Trần Hùng Huy là người thích hợp nhất.
"Ban đầu HĐQT cũng định bầu ông Lương Văn Tự nhưng bản thân ông Tự từ chối vì cho rằng đã lớn tuổi. Hơn nữa, ông Tự nguyên là Trưởng Đoàn đàm phán WTO nên chủ yếu quản lý về mặt vĩ mô nhiều hơn. Các thành viên còn lại cũng từ chối", một lãnh đạo cấp cao trong ban điều hành ACB giải thích.
Tân chủ tịch Trần Hùng Huy chụp ảnh cùng các nhân viên ACB. Nguồn: Facebook
"Huy là người đã gắn bó khá lâu với ngân hàng. Hơn nữa anh lại có mối quan hệ mật thiết cha - con với người sáng lập ra ACB là ông Trần Mộng Hùng. Bản thân mẹ của Hùng là bà Đặng Thu Thủy cũng gắn bó lâu năm với ACB. Hơn nữa, không chỉ có học vị tiến sĩ ở nước ngoài mà Trần Hùng Huy từng kinh qua công việc ở chính ACB nên HĐQT quyết định chọn như một biểu tượng của Ngân hàng ACB mới hiện đại", ông Nguyễn Thanh Toại - phó Tổng giám đốc ACB, người đáng tuổi cha chú của tân chủ tịch HĐQT nói.
Trả lời VnExpress.net về những lo ngại về câu chuyện "cha truyền con nối" tại ACB, ông Toại lại cho rằng chính việc có gắn bó máu thịt với cha Trần Mộng Hùng - người sáng lập ngân hàng - là một trong những lý do khiến Trần Hùng Huy được lựa chọn. Theo ông, dù mọi người có thể bàn tán về việc "cha truyền con nối" nhưng câu chuyện này cũng có hai mặt. "Nếu cũng là cha truyền con nối mà năng lực kém thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Ngược lại, nếu họ hội tụ đầy đủ những yếu tố của một nhà quản lý hiện đại thì lại mang một giá trị cộng hưởng lớn cho ngân hàng", ông Toại giải thích và tin rằng, với năng lực của mình, Trần Hùng Huy sẽ không làm nguy hại đến những gì cha mẹ đã gây dựng.
Theo VNE
Tân Chủ tịch 34 tuổi của ACB là ai? Được đánh giá là "con dòng cháu giống", tân Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy đang được kỳ vọng sẽ "chèo lái" ACB vượt qua được giai đoạn khó khăn do những ảnh hưởng của những thông tin bất lợi trên thị trường ngân hàng trong bối cảnh hiện tại. Như đã đưa tin, vào ngày 18/9, Hội đồng quản trị (HĐQT)...