Trung Quốc khuấy đảo Biển Đông khiến các nước quan ngại
Trong vài tuần trở lại đây, Trung Quốc đang gây quan ngại rất lớn cho cộng đồng quốc tế nói chung và các nước có lợi ích ở Biển Đông nói riêng khi liên tiếp có những động thái xâm phạm chủ quyền của nước khác và gây hấn với các nước có tranh chấp trong khu vực.
Những hành động của Trung Quốc đã leo thang đến mức ngay cả Manila cũng đã phải lên tiếng kêu gọi Mỹ đưa tàu chiến vào Biển Đông để bảo vệ Philippines bất chấp việc chính quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte lâu nay vẫn ra sức vun đắp cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines.
Hình ảnh những ngư dân Philippines bị tàu Trung Quốc phớt lờ tính mạng và được tàu của Việt Nam cứu giúp
Hồi tháng Sáu, ở Philippines đã nổi lên một làn sóng phẫn nộ khi tàu Trung Quốc đâm vào tàu cá của Philippines và bỏ mặc số phận của các ngư dân Philippines trên con tàu đang chìm dần.
Theo lời tố cáo của phía Philippines, một tàu của Trung Quốc đã đâm vào một con tàu đang neo đậu của họ vào đêm ngày 9/6. Sau khi đâm tàu của Philippines, Trung Quốc đã bỏ mặc các ngư dân của Philippines khi con tàu đang chìm dần ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Rất may, con tàu này cùng các ngư dân trên tàu đã được tàu của Việt Nam cứu giúp và thoát nạn.
Sau vụ việc, Manila đã lên án kịch liệt hành động của phía Trung Quốc. Bắc Kinh sau đó hồi đáp lại rằng tàu của họ chỉ vô tình đâm vào tàu của Philippines khi nó đang cố gắng luồn lách đi qua khu vực bị “bao vây” bởi rất nhiều tàu của Philippines. Phía Trung Quốc cũng nói thêm rằng, thuyền trưởng tàu của họ đã cố gắng tìm cách cứu các ngư dân của Philippines nhưng sợ bị bao vây bởi các con tàu khác.
Sau vụ việc với Philippines, Trung Quốc tiếp tục gây bất bình bằng hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Cụ thể, trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Phản ứng của Việt Nam
Video đang HOT
Hành động sai trái của Trung Quốc đã buộc Việt Nam phải lên tiếng. Ngày 19/7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã có phát biểu nhấn mạnh rằng: “Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam”.
“Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế. Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này”, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định.
Lời kêu gọi bất ngờ của Phillipines
Về phía Philippines, nước này gây bất ngờ khi kêu gọi Mỹ đưa tàu chiến vào Biển Đông để bảo vệ họ bất chấp việc chính quyền ở Manila trong mấy năm trở lại đây kiên trì theo đuổi chính sách “làm thân” với Trung Quốc và giữ lập trường hòa dịu nhất có thể với Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông. Điều này đã phơi bày ra một thực tế rất rõ rằng Manila đã mất kiên nhẫn và không thể chịu được những bước đi quá đà của Trung Quốc.
Tổng thống Rodrigo Duterte đã kêu gọi Mỹ đưa tàu chiến vào bảo vệ cho Philippines trước Trung Quốc. Từng là người liên tiếp bị cáo buộc là quá nhân nhượng trước Trung Quốc, Tổng thống Duterte hiện tại lại đang đưa ra Hiệp ước Phòng thủ chung ký với Mỹ năm 1951 để thúc đẩy Washington phải ra tay hành động nhằm giúp đỡ họ trong bối cảnh các tàu thuyền của Trung Quốc ở Biển Đông đang ngày càng trở nên hung hăng và hiếu chiến hơn. Ông Duterte nói: “Tôi đang kêu gọi các bạn – người Mỹ. Tôi đang nói đến hiệp ước giữa Mỹ và Philippine. Tôi muốn người Mỹ hay tập hợp Hạm đội Số 7 đến đối đầu với Trung Quốc. Tôi đang đề nghị họ như vậy”.
Mỹ lên tiếng
Mỹ hồi cuối tuần vừa rồi đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại trước thông tin về những hành động can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí ở vùng biển của Việt Nam.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cho biết trong một tuyên bố rằng: “những hành động khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc nhằm vào các hoạt động phát triểu dầu khí ngoài khơi của những nước có chủ quyền ở Biển Đông đang đe dọa đến an ninh năng lượng trong khu vực cũng như làm phương hại đến thị trường năng lượng công khai và tự do của khu vực Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương.”
Phát ngôn viên Ortagus kêu gọi Trung Quốc “ngừng ngay các hành vi dọa dẫm, bắt nạt và kiềm chế để không thực hiện những hoạt động khiêu khích và gây bất ổn.”
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo VNMedia.vn
Mỹ lên án TQ 'can thiệp hoạt động thăm dò' của VN ở Biển Đông
Washington quan ngại việc Trung Quốc can thiệp vào "các hoạt động thăm dò và khai thác từ lâu của Việt Nam" trên Biển Đông, theo thông cáo ngày 20/7 của Bộ Ngoại giao Mỹ.
"Mỹ quan ngại về các thông tin Trung Quốc can thiệp vào hoạt động thăm dò dầu khí ở Biển Đông, trong đó có hoạt động thăm dò từ lâu của Việt Nam (ở đây)", thông cáo viết.
"Các hành động khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc nhắm vào hoạt động thăm dò dầu khí của các bên đe dọa tới an ninh năng lượng khu vực và ảnh hưởng tới thị trường năng lượng tự do và mở ở Ấn Độ - Thái Bình Dương", thông cáo từ người phát ngôn Morgan Ortagus nêu.
"Trung Quốc nên dừng ngay các hành động bắt nạt và không thực hiện các hành vi khiêu khích, gây bất ổn", người đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ dẫn lại tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo đầu năm nay nói Trung Quốc "ngăn chặn phát triển kinh tế ở Biển Đông thông qua ép buộc... không cho các nước thành viên ASEAN tiếp cận trữ lượng năng lượng trị giá 2.500 tỷ USD ở đây".
Thông cáo dùng nhiều lời lẽ mạnh mẽ lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, dùng các tàu dân quân để "áp đảo, ép buộc và đe dọa các nước khác, gây nguy hại đến hòa bình và an ninh của khu vực".
Mỹ cũng chỉ trích Trung Quốc "ngày càng gây sức ép buộc các nước ASEAN phải chấp nhận Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) với các điều khoản giới hạn quyền của các nước hợp tác với các công ty, các nước thứ ba", và điều này cho thấy ý đồ của Bắc Kinh muốn kiểm soát toàn bộ tài nguyên dầu khi trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus. Ảnh: BNG Mỹ.
Thông cáo trên được đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19/7 lên tiếng phản đối việc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Trong tuyên bố đưa ra hôm 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.
Người phát ngôn cho biết Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực.
Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.
Cũng theo người phát ngôn Việt Nam, việc duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.
"Do đó, Việt Nam mong muốn các nước liên quan và cộng đồng quốc tế cùng nỗ lực đóng góp nhằm bảo vệ và duy trì lợi ích chung này, người phát ngôn khẳng định", bà Hằng nhấn mạnh.
Theo Zing
Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được quy định thế nào? Việt Nam là một quốc gia ven biển có đầy đủ các quyền và tuân thủ các nghĩa vụ được quy định trong Công ước về Luật Biển Quốc tế 1982. Các khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được quy định rõ ràng, đầy đủ trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Vùng đặc...