Trung Quốc khuấy đảo Biển Đông, đe dọa hàng hải quốc tế
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế UNCLOS.
Kể từ vụ hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 đến nay, Trung Quốc càng ngày càng thể hiện quyết tâm chiếm đoạt Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình.
Với khả năng của một quốc gia có nền kinh tế thứ 2 thế giới, Trung Quốc bất chấp DOC, UNCLOS ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa để tạo ra những căn cứ quân sự, sẵn sàng lập ADIZ trên Biển Đông…hòng khống chế Biển Đông, tuyến hàng hải quốc tế. Dù đó có thể là một “Vạn lý trường thành bằng cát trên biển” hay gì đi nữa thì hành động đó của Trung Quốc là vô cùng nguy hiểm cho an ninh khu vực và an toàn hàng hải thế giới.
Đương nhiên, hành động này đã xâm phạm đến lợi ích quốc gia của Mỹ và đặc biệt là của Nhật Bản và buộc Nhật Bản và Mỹ phải thay đổi “tư thế quân sự”.
Rõ ràng, hành động quân sự của Trung Quốc ảnh hưởng đến an ninh Nhật không phải đến từ Senkaku mà từ Biển Đông mới là mối nguy hiểm lớn. Mất Senkaku, Nhật Bản chỉ mất một hòn đảo nhưng với Biển Đông, yết hầu của nền kinh tế mang tính “quốc đảo” bị Trung Quốc khống chế thì khác hoàn toàn.
Với Mỹ, Biển Đông không chỉ là một tuyến hàng hải quốc tế như eo biển Hocmuz hay kênh đào Xue mà Biển Đông là khu vực địa chính trị cực kỳ quan trọng tại Đông Nam châu Á trong chiến lược xoay trục sang châu Á-TBD của Mỹ. Nước Mỹ phải đối phó nguy hiểm với một vị trí xuất phát tấn công có lợi của Trung Quốc trên Tây TBD và chiến lược bao vây, kiềm chế Trung Quốc bị phá sản.
Tàu khu trục USS Sampson và USS Pinkney của hải quân Mỹ trên biển Đông
Do địa chiến lược về chính trị, quân sự, kinh tế của Biển Đông quan trọng như vậy nên Mỹ, Nhật Bản buộc phải đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông là không có gì lạ.
Video đang HOT
Sự thay đổi lớn đường lối quốc phòng của Nhật Bản trong và sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đi đến một điểm kết là Mỹ-Nhật cùng nhau tuần tra chung trên Biển Đông, hiểu nôm na là Nhật Bản và Mỹ sẵn sàng tác chiến hỗ trợ nhau trên Biển Đông nếu tình huống xung đột quân sự xảy ra.
Như vậy, hiện nay trên Biển Đông có 2 mâu thuẫn lớn xảy ra. Một là mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ-Nhật Bản và mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trong đó có Việt Nam.
Một bất ngờ lớn xảy ra khi những nước có tính an bài nhất trên khu vực như Singapo, Indonesia và Malaysia lại đang tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông. Đây là một thông điệp nhưng cũng là một phản xạ có điều kiện trước mối nguy hiểm bởi hành động quyết tâm, bất chấp của Trung Quốc để chiếm trọn Biển Đông.
Với Việt Nam, việc quốc tế hóa Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế UNCLOS là sách lược của Việt Nam trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo là một trong những nội dung giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình hiệu quả nhất.
Việc Trung Quốc mở rộng những đảo, bãi cạn mà họ chiếm đoạt của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh Việt Nam.
Về đối nội, Việt Nam đương nhiên, không ngồi nhìn mà hành động bằng mọi cách để bảo vệ chủ quyền biển đảo, tạo ra sức mạnh răn đe lớn. Sẵn sàng cho mọi tình huống xấu nhất khi Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ trên Biển Đông.
Về đối ngoại, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những hành động chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông của Mỹ và Nhật Bản, sẵn sàng chấp nhận những sự giúp đỡ quý báu về tinh thần, vật chất phương tiện để bảo vệ an ninh hàng hải và chủ quyền biển đảo của các nước lớn có lợi ích quốc gia ở Biển Đông nhưng sẽ không làm phức tạp thêm tình hình.
Việt Nam đủ tỉnh táo, cảnh giác để làm chủ tình hình tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo Lê Ngọc Thống
Đất Việt
Cuộc đối đầu Trung - Mỹ trên không phận Biển Đông
Khi tuần tra gần quần đảo Trường Sa và bị tàu Trung Quốc đeo bám, chiến hạm USS Fort Worth của Mỹ đã triển khai các máy bay theo dõi bầu trời Biển Đông. Lần tuần tra này chứng minh Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn chặn Trung Quốc nếu nước này lập ADIZ trên Biển Đông.
Tàu USS Fort Worth tuần tra gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bị tàu Trung Quốc theo sau. (Ảnh: US Navy)
Thông báo mới nhất của Hải quân mỹ cho biết khi tàu USS Fort Worth, một trong những chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Mỹ, làm nhiệm vụ tuần tra Biển Đông hồi tuần trước, tàu này đã triển khai một máy bay trinh sát không người lái và một trực thăng Seahawk giám sát không phận Biển Đông từ trên cao.
Hải quân Mỹ sau đó thông báo tàu tác chiến ven biển USS Forth Worth (LCS-3) được điều động từ một căn cứ của lực lượng này tại Singapore, thực hiện nhiệm vụ tuần tra 7 ngày tại vùng biển và không phận quốc tế ở Biển Đông, gần khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Phía hải quân Mỹ không nhắc đến việc Trung Quốc đang tiến hành bồi đắp và cải tạo đảo tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam và việc Bắc Kinh từng tuyên bố không loại trừ khả năng thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ ) trên Biển Đông. Tuy nhiên, nhiệm vụ tuần tra của tàu USS Forth Worth đã chứng minh khả năng của Mỹ trong trường hợp Bắc Kinh lập ADIZ tại khu vực này.
Một quan chức Mỹ nhận định: "...Chúng tôi tin rằng cuối cùng Trung Quốc cũng sẽ tuyên bố một ADIZ trên Biển Đông, chỉ có điều không biết là khi nào...".
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel mới đây bày tỏ quan ngại sâu sắc trước hành động xây đắp đảo phi pháp của Trung Quốc. Ông khẳng định : "Dù Trung Quốc có đổ bao nhiêu cát lên một rạn san hô ở Biển Đông thì cũng không tạo ra được chủ quyền tại đó".
Mỹ cũng từng chỉ trích rằng Trung Quốc đang âm mưu xây một "Vạn Lý Trường Thành bằng cát" trên Biển Đông. Theo ước tính của Mỹ, Trung Quốc đã mở rộng bồi đắp các đảo nhân tạo mà nước này đang kiểm soát trái phép ở Trường Sa lên tới 8km2, so với mức chỉ 2km2 trong năm ngoái.
Tháng trước, các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc thậm chí còn xây đường băng phi pháp trên một đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đường băng này đủ dài để đón các máy bay chiến đấu và máy bay do thám của Trung Quốc, tạo một căn cứ quân sự trên Biển Đông cho Bắc Kinh.
Mỹ hiện đang quan ngại sâu sắc rằng một khi Trung Quốc hoàn thành hoạt động xây đắp phi pháp trên 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nước này sẽ áp đặt các hạn chế đối với giao thông đường biển và đường không trên Biển Đông. Đây cũng được cho là một nội dung chính trong chương trình nghị sự của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khi đến thăm Trung Quốc trong những ngày này.
Tuần trước, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết nước này đang cân nhắc kế hoạch gửi máy bay, tàu chiến đến Biển Đông để đảm bảo tự do hàng hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã và đang xây dựng trái phép.
Hiện tại Biển Đông, xung đột Trung-Mỹ đang trở nên rõ ràng. Trong tuyên bố mới nhất, Hải quân Mỹ cũng cho hay tàu USS Fort Worth, con tàu có khả năng săn tàu ngầm và tàu tấn công đổ bộ, đã "đối đầu với nhiều chiến hạm của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) trong chuyến tuần tra". Tuy nhiên, báo cáo không đi vào chi tiết.
"Các lần gặp mặt giữa tàu Trung Quốc và tàu của chúng tôi được xử lý theo Bộ quy tắc ứng xử cho những cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES). Các quy tắc này đã giúp giải quyết xung đột và ngăn chặn các hiểu nhầm giữa hai bên", Chỉ huy Matt Kawas của tàu USS Fort Worth, thông báo.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ AP
Trung Quốc điều 2 tàu cỡ lớn tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa Trung Quốc ngày 21/4 đã điều 2 tàu hải tuần cỡ lớn cùng máy bay trực thăng, tiến hành đợt tuần tra trái phép trong 3 ngày tại nhiều đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Trung Quốc tiến hành tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa. (Ảnh: CN) China News đưa tin...