Trung Quốc ‘không thể thiếu’ đối với sự phục hồi kinh tế của New Zealand
Chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta vào ngày 21/3 là chuyến công du đầu tiên tới Bắc Kinh của một bộ trưởng New Zealand kể từ năm 2019.
Ngoại trưởng New Zealand Nanaia Mahuta thăm Trung Quốc vào ngày mai, 21/3. (Nguồn: Getty Images)
Tại cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Tần Cương, Ngoại trưởng Nanaia Mahuta dự kiến sẽ nêu những quan ngại của New Zealand về các thách thức an ninh quan trọng, chẳng hạn như chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
Khẳng định quan hệ của Wellington với Bắc Kinh là “một trong những mối quan hệ quan trọng, phức tạp và lớn nhất”, bà Nanaia Mahuta “sẽ thảo luận về các lĩnh vực mà chúng tôi hợp tác, như thương mại, giao lưu nhân dân và các vấn đề về khí hậu và môi trường”.
Video đang HOT
Chuyến công du của Ngoại trưởng Mahuta diễn ra sau khi các quốc gia nới lỏng hạn chế đi lại do dịch Covid-19. “Trung Quốc là một phần không thể thiếu đối với sự phục hồi kinh tế của New Zealand nhưng mối quan hệ của chúng tôi còn rộng lớn hơn nhiều – bao gồm các liên kết văn hóa, giáo dục và thể thao”, bà nhấn mạnh.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của New Zealand, chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của New Zealand. Theo báo Guardian, New Zealand, thành viên liên minh tình báo và an ninh Five Eyes (Ngũ nhãn, cùng với Australia, Anh, Canada và Mỹ) được cho là có cách tiếp cận mang tính hòa giải hơn đối với Trung Quốc.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Wellington và Bắc Kinh trở nên căng thẳng trong những năm gần đây do sự can thiệp và hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương và Biển Đông. Chính phủ New Zealand đã thể hiện giọng điệu cứng rắn hơn sau khi Trung Quốc và quần đảo Solomon đạt được một hiệp ước an ninh.
Vào năm 2021, Ngoại trưởng Mahuta đã cảnh báo các nhà xuất khẩu New Zealand về một “cơn bão” giận dữ có thể xảy ra trong tương lai từ Trung Quốc, và cho rằng đó “có thể chỉ là vấn đề thời gian”.
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo sau nội các vào hôm nay, Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins cho biết, Trung Quốc là “mối quan hệ rất quan trọng đối với New Zealand” và hai bên cần “thiết lập lại những cơ hội trực tiếp để gắn kết lẫn nhau”.
Ông Hipkins cũng “không loại trừ khả năng đến thăm Trung Quốc vào một thời điểm nào đó vào cuối năm nay”.
Chuyến đi của Ngoại trưởng Mahuta tới Bắc Kinh trùng với chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nga (20-22/3).
Khi được hỏi liệu thời điểm chuyến thăm có phù hợp hay không, trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine tiếp tục diễn ra, Thủ tướng Hipkins nhắc lại lập trường của Wellington, đó là “cực lực phản đối” chiến dịch quân sự của Nga tại quốc gia Đông Âu.
FAA tin tưởng sẽ tìm ra nguyên nhân vụ rơi máy bay ở Trung Quốc
Giám đốc Cơ quan Hàng không dân dụng Mỹ (FAA) Steve Dickson bày tỏ tin tưởng các điều tra viên và chuyên gia sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn tới vụ rơi máy bay Boeing 737-800 tại Trung Quốc khiến trên 130 người thiệt mạng.
Hiện trường vụ rơi máy bay Boeing 737 số hiệu 5735 của hãng hàng không China Eastern Airlines. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với hãng truyền thông CNBC, ông Dickson nêu rõ theo nguyên tắc điều tra, FAA không được tin vào bất kỳ suy đoán nào về nguyên nhân vụ việc. Ông khẳng định các máy bay 737 NG, trong đó có dòng 737-800, là một trong những máy bay an toàn nhất từng được sản xuất để khai thác bay thương mại. Theo ông, dựa trên những dữ liệu hiện có, máy bay Boeing 737-800 nói trên hoàn toàn đủ khả năng thực hiện chuyến bay, do vậy phải đi tìm các dữ kiện để hiểu rõ nguyên nhân gây ra vụ tai nạn thảm khốc trên.
Trước đó, ngày 23/3, Bộ trưởng Giao thông Mỹ Pete Buttigieg cho biết giới chức Trung Quốc đã mời Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Mỹ (NTSB) tham gia cuộc điều tra về nguyên nhân rơi máy bay trên. Tuy nhiên, sau đó, NTSB cho biết vẫn chưa quyết định có điều các điều tra viên tới Trung Quốc hay không vì những khó khăn trong việc xin thị thực và lo ngại các yêu cầu cách ly kiểm dịch ngặt nghèo của Bắc Kinh. NTSB cũng cho biết sẽ hỗ trợ Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc thực hiện cuộc điều tra với các tư vấn viên kỹ thuật từ FAA, Boeing và nhà sản xuất động cơ CFM.
Vụ tai nạn thảm khốc xảy ra ngày 21/3 khi máy bay Boeing 737 số hiệu 5735 của hãng hàng không China Eastern Airlines, khởi hành từ thành phố Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam) đến thành phố Quảng Châu (thủ phủ tỉnh Quảng Đông), đã mất liên lạc khi bay qua thành phố Ngô Châu thuộc tỉnh Quảng Tây. Máy bay sau đó được xác định đã đâm xuống vùng núi ở Quảng Tây. Vào thời điểm xảy ra tai nạn, trên máy bay có 132 người, bao gồm 123 hành khách và 9 thành viên phi hành đoàn.
Giới chức Trung Quốc đến nay vẫn cho biết chưa tìm thấy người sống sót. Phạm vi tìm kiếm hiện đã được mở rộng gần gấp 5 lần.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ không nhận thấy cần thiết trừng phạt Trung Quốc Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, bà không tin rằng Washington nên áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vì mối quan hệ của Bắc Kinh đối với Moscow. Trả lời phỏng vấn hãng tin tài chính CNBC ngày 25/3 (theo giờ Mỹ), Bộ trưởng Tài chính Yellen cho biết, bà không nghĩ rằng điều đó...