Trung Quốc không thể cứ mãi yêu sách đường lưỡi bò
Tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 khai mạc sáng 26/11 tại Hà Nội, nhiều chuyên gia nghiên cứu biển Đông của Việt Nam và thế giới nhất trí rằng tuyên bố của Trung Quốc về đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) là vô nghĩa và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các quan khách tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4.
Tham luận của GS-TS Erik Franckx thuộc Đại học Vrije Brussels (Bỉ) với chủ đề “Đường đứt đoạn chữ U trong luật quốc tế hiện nay: Cố gắng làm rõ đánh giá năm 2009″ đã thu hút sự chú ý của đông đảo cử tọa khi ông nhấn mạnh rằng trong tương lai gần, Trung Quốc gần như không thể duy trì được tuyên bố chủ quyền đường lưỡi bò.
Theo GS Franckx, cho đến tận bây giờ, Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra một lời giải thích rõ ràng nào về đường lưỡi bò. Ngày 7/5/2009, Trung Quốc lần đầu tiên trong 60 năm đệ trình lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc văn bản đính kèm bản đồ có đường 9 đoạn, gây chú ý trong dư luận với tuyên bố “Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi với các đảo ở biển Đông và các vùng biển liền kề, được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và tầng đất dưới đáy của vùng biển đó”.
Theo GS Franckx, các thuật ngữ của Trung Quốc trong công hàm này như “vùng nước liền kề” và “vùng nước liên quan” không phổ biến và không được sử dụng trong Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Do đó có thể thấy quan điểm chính thống của Trung Quốc liên quan đến bản chất của yêu sách đối với vùng nước của biển Đông rất mơ hồ.
Ngay sau khi đường lưỡi bò chính thức xuất hiện trước cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã gửi công hàm phản đối, trong đó nêu rõ Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Yêu sách của Trung Quốc đối với các đảo và vùng biển lân cận ở biển Đông như được minh hoạ trong bản đồ đính kèm với các công hàm gửi Liên Hợp Quốc không hề có cơ sở pháp lý, lịch sử và thực tế, do đó vô hiệu.
Video đang HOT
GS-TS Erik Franckx.
Theo GS Franckx, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ yêu sách đường 9 đoạn, bởi các đảo trong đường lưỡi bò này đều có tuyên bố chủ quyền mang tính chất lịch sử.
“Đối với một vùng nước rộng lớn như thế xét theo luật quốc tế, rất khó để một quốc gia chứng minh chủ quyền của mình thông qua việc tự mình vẽ ra một bản đồ không nhất quán” – GS Franckx nói và chỉ ra rằng các bản đồ thể hiện đường 9 đoạn của Trung Quốc vẽ một bức tranh khác về biển Đông so với các bản đồ cũng như các tài liệu khác của các quốc gia ven biển trong khu vực. Đường lưỡi bò trên bản vẽ của Trung Quốc trước năm 1953 bao gồm 11 nét đứt, trong khi những phiên bản sau đó chỉ bao gồm 9 nét. Trung Quốc không đưa ra lý do chính thức nào để giải thích cho việc xóa đi 2 nét đứt này, do vậy các tài liệu không có sự thống nhất thì không đáng để tin cậy.
Luận điểm cuối cùng mà GS Franckx đưa ra về việc khó chấp nhận yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc là vì một đường biên giới cần có sự đồng thuận của nhiều nước, chứ Trung Quốc không thể đơn phương tự vẽ ra được. Vì vậy, xét về khía cạnh luật quốc tế, Trung Quốc không thể duy trì mãi yêu sách đường lưỡi bò phi lý này.
Theo Dantri
Thủ tướng: "Cần cho thế giới biết một Việt Nam phát triển thành công"
"Hội thảo quốc tế Việt Nam học là dịp để Việt Nam chia sẻ về kinh nghiệm phát triển, làm cho thế giới biết đến Viêt Nam không chỉ như một tấm gương về đấu tranh anh dũng mà còn hôi nhâp và phát triên thành công" - thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.
Sáng 26/11, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 với chủ đề "Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững" do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.
Được tổ chức định kỳ 4 năm một lần và là diễn đàn khoa học lớn, có uy tín, quy tụ các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về Việt Nam, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 đã thu hút gần 1.000 nhà khoa học đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ tới tham dự.
Các đại biểu từ 36 nước và vùng lãnh thổ dự Hội thảo. Ảnh: Nhật Bắc - chinhphu.vn
Tại hội thảo này, các học giả trong nước và quốc tế có điều kiện chia sẻ những cứ liệu và tư liệu lịch sử mới tìm thấy, thảo luận những tìm tòi, phát hiện mới trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, đánh giá tác động của các thành tựu mới về khoa học và công nghệ, cùng tìm ra những giải pháp cụ thể và hiệu quả để đẩy lùi nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tụt hậu phát triển, cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường...
Đây sẽ là những đóng góp hết sức thiết thực vào việc thực hiện mục tiêu chiến lược đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Phát triển bền vững, hội nhập quốc tế... sẽ là những vấn đề trọng tâm, xuyên suốt nội dung các tham luận, thảo luận tại Hội thảo về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, pháp luật, văn hóa, nghệ thuật, dân tộc, tôn giáo...
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Thành phô Hà Nôi và các nhà tài trợ tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ tư về Việt Nam học với chủ đề thiết thực và rất có ý nghĩa đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ nói chung khoa học xã hội và nhân văn nói riêng là một nội dung quan trọng trong chiến lược hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nhật Bắc - chinhphu.vn
Hội thảo quốc tế về Việt Nam học là một hoạt đông rât có ý nghĩa, góp phân đẩy mạnh hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Đây là dịp để các nhà khoa học nói chung và Chính phủ Việt Nam nói riêng chia sẻ kết quả nghiên cứu, kinh nghiệm phát triển, các tri thức mới về một đất nước Việt Nam không ngừng phát triển dựa trên thế và lực mới góp phân làm cho thê giới biêt đên Viêt Nam không chỉ như môt tâm gương vê đâu tranh anh dũng giành đôc lâp dân tôc, thông nhât đât nước, có nên văn hóa tiên tiên, đâm đà bản sắc dân tôc với nhiêu công trình văn hóa, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa nôi tiêng, có khả năng chinh phục những đỉnh cao của khoa học, mà còn là môt Viêt Nam hôi nhâp và phát triên thành công. Đồng thời đây cũng là cơ hội để giới nghiên cứu thấy được sự lớn mạnh của mạng lưới nghiên cứu Việt Nam học trên toàn thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Hội thảo lân này với sự tham dự đông đảo của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách sẽ trao đổi cởi mở và thẳng thắn , chia sẻ các thành quả nghiên cứu cũng như đưa ra các ý tưởng, các kiến nghị qua đó đóng góp thiết thực cho việc nâng cao nhận thức, đề xuất những giải pháp và chính sách cụ thể thúc đây hội nhập và phát triển bền vững ở Việt Nam. Thành công của Hội thảo một lần nữa sẽ khẳng định vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng của khoa học xã hội và nhân văn cũng như những giá trị mà nó mang lại trong quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tê - xã hôi của Việt Nam".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mong muốn, các nhà khoa học quốc tế tiếp tục đồng hành cùng các nhà khoa học Việt Nam xây dựng và phát triển bền vững ngành Việt Nam học trên thế giới, nhất là thành lập được nhiều hơn các Trung tâm nghiên cứu Việt Nam ở các nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển ngành Việt Nam học cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác ngày càng có hiệu quả giữa các nước vì một thế giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu dự Hội thảo. Ảnh: Nhật Bắc - chinhphu.vn
Thủ tướng cũng bày tỏ mong muôn tiêp tục nhân được sự hợp tác, hô trợ của các quôc gia, các tô chức và các học giả quốc tế đôi với công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển của Việt Nam nói chung và Viêt Nam học nói riêng.
Hội thảo sẽ được diễn ra từ ngày 26-28/11/2012. Trong thời gian diễn ra Hội thảo, các đại biểu sẽ nghe các tham luận khoa học với các tiêu đề như: Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới phát triển lý luận và thực tiễn đổi mới theo định hướng XHCN của Việt Nam một vài suy nghĩ về đặc điểm tiến trình đổi mới ở Việt Nam ngoại giao Việt Nam-truyền thống và hiện đại...
Tiếp đó, các đại biểu sẽ tham gia thảo luận về các nội dung liên quan đến đến: lịch sử Việt Nam - truyền thống và hiện đại văn hóa và giao lưu văn hóa trong hội nhập và phát triển bền vững dân tộc và tôn giáo trong hội nhập và phát triển bền vững môi trường và phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời đại pháp quyền vì mục tiêu phát triển bền vững ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật Việt Nam trong trong hội nhập và phát triển bền vững.
Theo Dantri
Yêu sách của Trung Quốc thành tâm điểm Hội nghị biển Đông Tại Hội thảo Biển Đông, GS Tô Hạo thừa nhận nhiều quốc gia đã đưa ra những yêu sách sai lầm tại biển Đông. Với 9 phiên trình bày, 1 phiên kết luận, cùng với thời gian thảo luận, ba ngày của Hội thảo Quốc tế Biển Đông lần thứ 4 dường như vẫn chưa đủ cho các đại biểu bày tỏ hết...