Trung Quốc không thể che giấu việc đưa tàu chiến ra giàn khoan
Ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh- Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam bác luận điệu của phía Trung Quốc, đồng thời khẳng định hành động đưa tàu chiến ra khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc không che mắt được ai.
Dưới đây là phần hỏi đáp tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức ngày 26-6.
Ông Lê Hải Bình
- An Ninh thủ đô: Trung Quốc vừa phát hành bản đồ khổ dọc, trong đó “đường lưỡi bò” nuốt gần trọn biển Đông. Xin cho biết quan điểm?
Ông Lê Hải Bình (Người phát ngôn Bộ Ngoại giao) : Xin khẳng định việc phát hành bản đồ đó là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc đã bị nhiều nước phản đối. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này của Trung Quốc.
- Dân Việt: Trong chuyến thăm của ông Dương Khiết Trì, hai bên đã nhất trí sớm ổn định tình hình biển Đông. Nhưng ngay sau đó Trung Quốc vẫn có hành động ngang ngược trên biển Đông, ông thấy thế nào?
Ông Lê Hải Bình: Tôi đã khẳng định để giải quyết vấn đề phải có thiện chí từ hai phía. Nếu chỉ có một phía thì vấn đề không thể được giải quyết. Với hành động ngang ngược thì vấn đề còn có thể nghiêm trọng hơn.
- AFP: Việt Nam có đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế không, nếu có thì bao giờ?
Ông Lê Hải Bình: Tôi đã khẳng định nhiều lần Việt Nam đã, đang sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền. Biện pháp pháp lý là biện pháp hòa bình,văn minh, được thế giới ủng hộ. Hiện Việt Nam đang nghiên cứu, cân nhắc kỹ thời điểm áp dụng biện pháp này.
- AFP: Có nhiều tour du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam bị hủy bỏ. Ông bình luận gì?
Ông Lê Hải Bình: Trong lúc nỗ lực đàm phán với Trung Quốc, Việt Nam chủ trương duy trì hoạt động bình thường giữa hai bên. Về việc khách du lịch Trung Quốc hủy bỏ tour sang Việt Nam, xin khẳng định sau vụ việc như tại Bình Dương, Chính phủ Việt Nam đã kiên quyết giải quyết sự việc. Đến nay, các khu vực có người Trung Quốc đều được đảm bảo an toàn.
- Hãng tin Đức: Việt Nam dự kiến sẽ đền bù hơn 7 triệu USD cho doanh nghiệp bị đập phá, nay mới có khoảng 200 ngàn USD được giải ngân, xin xác nhận?
Ông Lê Hải Bình: Ngay sau khi có sự việc xảy ra, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Phó thủ tướng, địa phương xác định thiệt hại, có hỗ trợ cần thiết. Đến nay doanh nghiệp đã đi vào hoạt động bình thường. Các doanh nghiệp đã bày tỏ sự sát sao của Chính phủ Việt Nam. Con số cụ thể tôi sẽ chuyển câu hỏi đến Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Video đang HOT
- AP: Về giàn khoan mới được Trung Quốc đưa ra biển Đông, quan điểm của Việt Nam?
Ông Lê Hải Bình: Vị trí Nam Hải 09 là vùng chồng lấn, đang được phân định. Theo luật pháp và thực tiễn quốc tế, khi đang phân định, không được thăm dò, khai thác ở đây.
Có thông tin Trung Quốc đưa tiếp những giàn khoan khác, chúng tôi sẽ theo sát hành động này. Không chỉ Việt Nam mà cả quốc tế sẽ lo ngại nếu các giàn khoan này xâm phạm vùng chủ quyền của các nước.
Ông Ngô Ngọc Thu
- AP: Ông Ngô Ngọc Thu từng nói “mọi sự kiềm chế đều có giới hạn”. Vừa rồi tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam quyết liệt. Như vậy sự kiềm chế của Việt Nam tới giới hạn chưa, Việt Nam có hành động mạnh mẽ hơn trên thực địa không?
Ông Ngô Ngọc Thu: Trong cuộc họp báo đầu tiên ngày 17-5, tôi đã nói Việt Nam kiên trì và kiềm chế, nhưng kiên trì có giới hạn.
Tôi cũng đã nói chủ trương của nhà nước Việt Nam mong muốn giải quyết mọi vấn đề về chủ quyền bằng biện pháp hòa bình. Đây là ưu tiên số một của Việt Nam. Cho nên lực lượng của Việt Nam dù bị tàu Trung Quốc đâm va, chúng tôi vẫn kiên trì biện pháp hòa bình. Còn các bước đi của nhà nước Việt Nam, khi chủ quyền và lợi ích quốc gia bị xâm hại, Việt Nam sẽ thực thi mọi biện pháp có thể để bảo vệ quyền, lợi ích của Việt Nam. Là lực lượng của nhà nước, chúng tôi sẽ thực hiện mọi biện pháp mà nhà nước yêu cầu.
- Thanh Niên: Có ghi nhận trường hợp tàu thuyền nào của nước khác bị ảnh hưởng bởi giàn khoan Hải Dương 981?
Ông Lê Hải Bình: Các nước có liên quan đến khu vực biển Đông đều đã bày tỏ quan ngại tình hình căng thẳng ở biển Đông và đề nghị không để sự việc căng thẳng này ảnh hưởng đến an toàn, tự do hàng hải.
Điều này đã cho thấy việc tàu, máy bay, cùng các hành động ngang ngược của Trung Quốc đã có ảnh hưởng thế nào đến an toàn, an ninh hàng hải của khu vực.
Tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 534 của Trung Quốc ở đông, đông bắc cách
giàn khoan Hải Dương 18-20 hải lý. (Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam)
- Tiền Phong: Trung Quốc khẳng định không đưa tàu chiến ra khu vực giàn khoan Hải Dương 981, xin bình luận?
Ông Ngô Ngọc Thu: Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc không dùng tàu quân sự bảo vệ giàn khoan, xin khẳng định tàu quân sự Trung Quốc thường xuyên có mặt ở hiện trường, tổng cộng đã có 6 loại tàu chiến. Chúng tôi đã chụp được hình ảnh, đăng ký được tọa độ. Và không riêng gì phía Việt Nam mà các bạn phóng viên quốc tế cũng ghi được hình ảnh.
Nên Trung Quốc nói không dùng tàu quân sự mà tàu này chỉ đi qua là sai sự thật, lời nói của họ không đi đôi với việc làm. Trong thời buổi hiện nay, vị trí tàu thuyền trên biển có thể dễ dàng xác nhận vị trí. Vì vậy, việc đưa tàu chiến ra khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc không giấu được ai…
Cao Minh- Đức Tuấn (ghi)
Theo ANTD
Cảnh báo: Có tới 16 giàn khoan dầu TQ ở Biển Đông!
Tờ Wall Street Journal của Mỹ dẫn nguồn tin từ hãng nghiên cứu IHS cho thấy Trung Quốc có tới 16 giàn khoan dầu ở Biển Đông.
Thông tin được đưa ra sau khi Cục hải sự Trung Quốc thông báo hôm 18/6 về việc di chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 tới gần bờ biển Việt Nam, nhưng bên ngoài khu vực tranh chấp.
Trung Quốc ngang ngược hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo IHS, hầu hết là các giàn khoan dầu của Trung Quốc ở Biển Đông là các giàn khoan tự nâng loại nhỏ và 4 trong số đó là các giàn khoan nửa chìm nửa nổi.
"Bước đi chiến lược"
Trong một diễn biến khác, hãng tin Reuters ngày 20/6 đưa tin Trung Quốc đã gửi bốn giàn khoan dầu vào Biển Đông trong một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh thăm dò dầu khí trong khu vực căng thẳng, chưa đầy hai tháng sau khi hạ đặt giàn khoan 981 ở vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Tọa độ được đăng trên trang web của Cục Quản lý an toàn hàng hải của Trung Quốc cho thấy giàn khoan Nam Hải số 2 và 5 đã được triển khai ở khoảng giữa phía nam Trung Quốc và các đảo Pratas, do Đài Loan quản lý. Giàn khoan Nam Hải 4 được kéo gần bờ biển Trung Quốc.
Cơ quan này đã không nói ai là người sở hữu các giàn khoan.
Đầu tuần này, họ đã cho biết tọa độ của một giàn khoan thứ tư, Nam Hải 9. Họ nói sẽ được bố trí ngay bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vào ngày Thứ Sáu.
Thông báo này được đưa ra tại một thời điểm khi nhiều quốc gia ở châu Á, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, đang lo lắng bởi sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong Biển Đông.
Hoàn Cầu Thời báo, một tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn lời Zhuang Guotu, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn, cho rằng việc triển khai giàn khoan một "bước đi chiến lược".
"Sự gia tăng giàn khoan dầu chắc chắn sẽ chạm vào dây thần kinh nhạy cảm đối với Việt Nam và Philippines", Zhuang nói.
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết có bốn dự án mới dự kiến sẽ đi vào hoạt động ở phía tây và phía đông Biển Đông trong nửa năm sau của năm 2014.
CNOOC cho biết họ sẽ tăng một phần ba chi phí đầu tư hàng năm cho năm 2014, lên đến gần 20 tỷ USD.
Vị trí 4 giàn khoan mà Trung Quốc thông báo dịch chuyển trên Biển Đông.
Cần theo dõi chặt chẽ vị trí các giàn khoan
BBC đưa tin hôm 20/6 ở Washington, người phát ngôn ngoại giao Mỹ Jen Psaki nói Mỹ biết về tin tức nói Trung Quốc kéo theo giàn khoan ra Biển Đông.
"Không có nhiều thông tin tại thời điểm này về hướng đi của giàn khoan. Nếu giàn khoan được đặt trong vùng biển tranh chấp, đó sẽ là lo ngại".
"Lúc này chúng tôi không có đủ thông tin về điểm đến của các giàn khoan này, nên chúng tôi chưa có đánh giá," người phát ngôn của Mỹ nói.
Trong khi đó, ngươi Phat ngôn Bô Ngoai giao Trung Quôc Hoa Xuân Oanh nói bốn giàn khoan "năm ơ vung biên gân tinh Quang Đông va đao Hai Nam, bên ngoai không cân thiêt suy đoan thai qua vê hoat đông binh thương nay".
Nếu Trung Quốc chỉ đặt các giàn khoan ở vùng biển của họ mà không xâm phạm chủ quyền của Việt Nam thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết Bắc Kinh đã không ít lần hành động ngang ngược, phớt lờ luật pháp quốc tế. Vì vậy, cần phải theo dõi chặt chẽ các động thái của họ, nhất là theo dõi vị trí của các giàn khoan dầu nói trên.
Theo Đời sống Pháp luật
Thủ đoạn áp đặt chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông "Cưỡng bức", "răn đe" hay "sự đã rồi" là những thuật ngữ mà báo Pháp dùng để mô tả những thủ đoạn mà Trung Quốc đang sử dụng ở Biển Đông. Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công một tàu chấp pháp Việt Nam Trong bài viết "Bắc Kinh áp đặt điều kiện của mình trên Biển Đông", tác giả Brice Pedroletti...