Trung Quốc “không tha” cả Nam Cực
Nguồn tài nguyên năng lượng, khoáng sản được xem là lý do chính khiến Bắc Kinh đầu tư mạnh ở Nam Cực
Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thường xuyên có những chuyến công du khắp thế giới, từ châu Âu cho đến các đảo quốc xa xôi ở Thái Bình Dương và Caribe. Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi ông Tập đặt chân đến TP Hobart ở bang Tasmania – Úc vào tháng 11 năm ngoái để mở đường cho nỗ lực tăng cường hiện diện ở Nam Cực cách đó hơn 3.000 km về phía Nam.
Đứng trên tàu phá băng Tuyết Long có chở theo các nhà khoa học Trung Quốc ở Hobart, ông Tập hùng hồn tuyên bố Bắc Kinh sẽ có mặt nhiều hơn ở Nam Cực, một trong số ít nơi trên trái đất vẫn chưa có sự khai phá của con người nhưng lại có nguồn dầu khí và khoáng sản phong phú, hải sản giàu protein cùng nguồn nước sạch. Bằng chứng cho tuyên bố này là việc Trung Quốc ký với Úc một thỏa thuận 5 năm, cho phép tàu và trong tương lai là máy bay của Bắc Kinh được tiếp nhiên liệu và thực phẩm ở Hobart trước khi đến Nam Cực.
Một trạm nghiên cứu khoa học của Trung Quốc ở Nam Cực (Ảnh: China Daily)
Trong số 52 quốc gia ký Hiệp ước Nam Cực vào năm 1959, Trung Quốc hiện là nước đầu tư mạnh tay nhất cho hoạt động nghiên cứu ở khu vực này. Theo báoThe New York Times hôm 4-5, Bắc Kinh đã cho khánh thành trạm nghiên cứu thứ 4 ở đó vào năm ngoái, đồng thời chọn địa điểm để xây trạm thứ 5 (so với 6 của Mỹ và 3 của Úc). Nước này còn đầu tư đóng tàu phá băng thứ hai (trị giá 300 triệu USD) và mua máy bay, trực thăng hoạt động trong môi trường băng giá. Không những thế, một công ty Trung Quốc hồi tháng 4 tuyên bố mở rộng phạm vi đánh cá đến Nam Cực.
Video đang HOT
Lo lắng là tâm trạng chung của cộng đồng quốc tế trước những bước đi nói trên của Trung Quốc, nhất là khi Hiệp ước Nam Cực hết hiệu lực vào năm 2048. Hiệp ước này cấm hoạt động quân sự tại Nam Cực nhằm bảo tồn khu vực này. Ngoài ra, một hiệp ước liên quan còn cấm khai thác mỏ ở đó.
Theo các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc, chuyến thăm Hobart của ông Tập Cận Bình là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị khai thác nguồn tài nguyên tiềm năng của Nam Cực sau năm 2048 hoặc sớm hơn (trong trường hợp hiệp ước bị “xé bỏ” trước hạn). “Cho đến giờ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu khoa học nhưng sự quan tâm về vấn đề an ninh tài nguyên đang gia tăng” – ông Dương Huệ Căn, Giám đốc Viện Nghiên cứu vùng cực Trung Quốc, cho biết. Viện này gần đây đã lập một bộ phận chuyên nghiên cứu về tài nguyên, luật pháp, địa chính trị, quản lý tại châu Đại Dương và Nam Cực.
Bà Anne-Marie Brady, giáo sư khoa học chính trị tại Trường ĐH Canterbury (New Zealand), cho biết các nhà khoa học Trung Quốc tin rằng họ có cơ may tìm thấy nguồn năng lượng và khoáng sản ở gần địa điểm này. Theo bà Brady, dù chưa ai dám chắc về ý đồ thực sự của Trung Quốc ở Nam Cực nhưng đó có thể là tài nguyên. “Việc bảo đảm một nguồn cung năng lượng, lương thực lâu dài tác động không nhỏ đến chính sách của Trung Quốc” – ông Peter Jennings, Giám đốc Viện Chính sách chiến lược Úc, nói với báo The New York Times.Do chủ quyền tại Nam Cực không rõ ràng nên các nước đang tìm cách củng cố tuyên bố chủ quyền ở đó bằng cách xây trạm nghiên cứu và đặt tên các vị trí địa lý. Trạm nghiên cứu thứ 5 của Trung Quốc dự kiến đặt trên đảo Inexpressible.
Ồ ạt di cư đến Mỹ
Một cuộc nghiên cứu mới của Cục Điều tra dân số Mỹ ghi nhận làn sóng người Trung Quốc di cư sang nước này tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo kết quả nghiên cứu, khoảng 147.000 người Trung Quốc đã di cư sang Mỹ trong năm 2013, kế đến là Ấn Độ (129.000 người) và Mexico (125.000 người). Lý giải cho kết quả nói trên, báo The Wall Street Journal cho rằng ngày càng có nhiều người Trung Quốc và Ấn Độ đến Mỹ học tập, làm việc hoặc đoàn tụ với người thân. Trái lại, làn sóng người di cư từ Mexico giảm phần lớn do tình hình kinh tế trong nước khởi sắc trong lúc tỉ lệ sinh sụt giảm.
Hoàng Phương
Theo_Người lao động
Tổng thống Putin cam kết cắt giảm tối đa vũ khí hạt nhân
Trong một bức thư gửi tới hội nghị về Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xác nhận Moscow sẽ hoàn toàn tuân thủ mọi điều khoản của hiệp ước.
Được ban hành vào năm 1970, NPT được thiết kế nhằm ngăn cản sự mở rộng của các loại vũ khí hạt nhân và thúc đẩy việc sử dụng an toàn nguồn năng lượng hạt nhân. Tổng thống Putin đã đảm bảo với tất cả thành viên của NPT rằng, điện Kremlin sẽ thực hiện mọi công việc thích hợp để hoàn thành yêu cầu của hiệp ước.
Tổng thống Putin gửi thư khẳng định quan điểm của Nga về vấn đề vũ khí hạt nhân
"Chúng tôi đã cắt giảm kho vũ khí hạt nhân đến mức thấp nhất có thể, từ đó, đóng góp một phần đáng kể vào quá trình hoàn thành việc giải trừ vũ khí. Nga có kế hoạch hoàn thành công việc này và giữ cân bằng giữa sự phát triển các chương trình hạt nhân vì mục đích hoà bình với tăng cường hoạt động chống phổ biến các loại vũ khí này", ông Putin viết.
Bức thư cũng nhấn mạnh tới cam kết của Nga với mục VI của hiệp ước, theo đó, mỗi bên cần phải "tiến hành đối thoại chân thành và đồng ý cắt giảm vũ khí dưới sự kiểm soát chặt chẽ và nghiêm ngặt của các tổ chức quốc tế".
Tổng thống Putin nói thêm rằng, Nga muốn tạo ra một sự hợp tác hiện đại, bền vững và an toàn trong vấn đề năng lượng hạt nhân và tin rằng 3 giai đoạn chính bao gồm chống phổ biến, giải trừ và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình sẽ được diễn ra theo một cách phù hợp trong tương lai.
"Tôi hi vọng trong hội nghị về NPT, các nước sẽ khẳng định lại sự sẵn sàng tuân thủ theo những thoả thuận đã đề ra. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây sẽ là một nhân tố quan trọng để đảm bảo hoà bình, ổn định và an ninh cho hành tinh", ông Putin viết.
Bất chấp lời cam kết của Tổng thống Putin, phương Tây vẫn tiếp tục cáo buộc Nga vi phạm các hiệp ước về vũ khí hạt nhân. Hôm 27-4, đại diện Bộ Ngoại giao Nga cho biết: "Hôm nay, phía Mỹ đã đưa ra lời cáo buộc liên quan đến việc vi phạm Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) mà không đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào. Cáo buộc các nước khác vi phạm NPT, tuy nhiên, Mỹ lại quên mất rằng chính họ đang bỏ qua những quy định của hiệp ước này".
Theo_An ninh thủ đô
Nga sẵn sàng đối thoại với Nhật Bản về tranh chấp lãnh thổ Theo Kyodo, ngày 16/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay ông sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với Nhật Bản về tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ qua giữa hai nước theo Tuyên bố chung Nhật-Xô năm 1956. Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: TTXVN) Phát biểu với các phóng viên sau cuộc trả lời trực tuyến...