Trung Quốc không ngán gì G7?
Sau khi G7 tuyên bố chủ quyền cần phải dựa trên luật pháp quốc tế, Trung Quốc lên tiếng sắp điều tàu ngầm hạt nhân đến Thái Bình Dương.
Ngày 26/5, tờ Guardian (Anh) đưa tin, Trung Quốc có thể sắp điều tàu ngầm hạt nhân đến Thái Bình Dương. Đây sẽ là lần đầu tiên Trung Quốc làm như vậy trong bối cảnh tranh chấp các đảo trong khu vực.
Tờ báo cũng dẫn lời các quan chức quân đội Trung Quốc nói rằng chưa rõ bao giờ kế hoạch này sẽ được triển khai, nhưng Bắc Kinh khẳng định điều này là không thể tránh khỏi.
Trung Quốc cho rằng hành động của Mỹ công bố kế hoạch lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc hồi tháng 3 và phát triển tên lửa siêu thanh có khả năng đánh trúng mục tiêu ở Trung Quốc chưa đầy một giờ sau khi phóng, là mối đe dọa lớn đến khả năng của lực lượng răn đe mặt đất ở nước này.
Trung Quốc đã nghiên cứu công nghệ chế tạo tàu ngầm hạt nhân trong 3 thập kỷ qua nhưng không thể triển khai trực chiến do nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là vì lý do kỹ thuật.
Một báo cáo gần đây của Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội Mỹ cũng đã dự đoán “Trung Quốc có thể sẽ tiến hành tuần tra đe dọa hạt nhân vào một thời điểm nào đó trong năm 2016″.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh, ngày 26/5, lãnh đạo các nước G7, gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức, Italy và Canada, trong hội nghị thượng đỉnh ở Nhật Bản, cũng đã ra tuyên bố tái khẳng định tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết “hòa bình” và tôn trọng “tự do đi lại trên biển, trên không”.
Video đang HOT
Tàu ngầm hạt nhân Type 091 của Trung Quốc
Các lãnh đạo G7 còn nhấn mạnh tuyên bố chủ quyền cần phải dựa trên luật pháp quốc tế. Các quốc gia nên kiềm chế, không có “hành động đơn phương có thể làm gia tăng căng thẳng” và tránh “sử dụng vũ lực hoặc cưỡng ép để củng cố tuyên bố chủ quyền”.
Dù tuyên bố chung tiếp tục không nêu cụ thể quốc gia nào, ngày 27/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Bắc Kinh “vô cùng không hài lòng” về tuyên bố chung của hội nghị G7.
“Hội nghị thượng đỉnh G7 do Nhật Bản tổ chức lần này đã thổi phồng vấn đề Biển Đông, cũng như nói quá về tình hình căng thẳng. Đây là điều không có lợi đối với sự ổn định ở Biển Đông, cũng như không đi đúng với lập trường của G7 là nền tảng để thảo luận về tình hình kinh tế của những nước phát triển”, bà Hoa nói.
Những ngày trước khi G7 diễn ra, Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ vì lo ngại trở thành tâm điểm chỉ trích của các lãnh đạo G7. Ngày 26/5, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lớn tiếng cảnh báo các thành viên của G7 phải duy trì “vị trí khách quan và công bằng, thay vì áp dụng các tiêu chuẩn kép hoặc ý kiến riêng của khối”.
“Chúng tôi không muốn thấy bất kỳ cuộc thảo luận hoặc hành động nào có thể khiến căng thẳng trong khu vực thêm trầm trọng”, South China Morning Post dẫn lời ông Vương nói.
Theo ông này, các thành viên G7 có thể quyết định chủ đề thảo luận của nhóm, nhưng “không nên làm bất cứ điều gì ảnh hưởng tiêu cực tới căng thẳng khu vực”.
Từ những động thái trên, có thể suy luận, việc Trung Quốc đưa tàu ngầm hạt nhân ra Thái Bình Dương là một cách nước này phản ứng lại với tuyên bố của G7 về biển Đông.
Trong một động thái có liên quan, Hãng thông tấn Trung Quốc cũng dẫn một văn bản báo chí của Bộ Ngoại giao Nga cho biết: “Tất cả các tranh chấp liên quan cần được giải quyết một cách hoà bình, thông qua thương lượng một cách hữu nghị và các thoả thuận giữa những bên liên quan, mà không quốc tế hoá hay can thiệp từ bên ngoài”.
Lập trường của Nga tương tự với lập trường các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, theo tuyên bố của cuộc họp ngoại trưởng tại Tashkent, Uzbekistan, ngày 24/5.
Trước đó, ngày 20/4, tờ SCMP đưa tin Trung Quốc đang tích cực vận động hành lang để kêu gọi sự ủng hộ của Nga trong nỗ lực phản đối vụ kiện của Philippines tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).
Sơn Ca (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc tức giận với tuyên bố G7 về biển Đông
Trung Quốc xa gần rằng các thành viên G7 nên tham gia hội nghị G20 Trung Quốc chủ trì trong năm nay với vai trò xây dựng hơn.
Trung Quốc ngày 27-5 đã lên tiếng chỉ trích tuyên bố của hội nghị G7 tại Nhật bày tỏ lo ngại về biển Đông.
Các lãnh đạo G7 - Canada, Pháp, Đức, Mỹ, Ý, Anh, Nhật - và đại diện từ Liên minh châu Âu đã họp trong hai ngày ở Nhật (26 và 27-5). Tuyên bố chung ngoài những điểm thống nhất về kinh tế còn bày tỏ lo ngại về các tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Các lãnh đạo G7 tại Nhật. (Ảnh: AP)
"Nước chủ nhà Nhật đã kích động vấn đề biển Đông và tạo thêm căng thẳng. Trung Quốc lịch liệt phản đối những gì Nhật và các nước G7 đã làm" - Tân Hoa xã(Trung Quốc) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Bà Hoa Xuân Oánh cảnh cáo hành động của Nhật và G7 không có lợi cho sự ổn định của biển Đông và không phù hợp với tiêu chí hoạt động của G7 là tập trung vào kinh tế.
Bà Hoa Xuân Oánh xa gần đến hội nghị G20 Trung Quốc sẽ chủ trì trong năm nay và nói rằng Trung Quốc hy vọng các thành viên G7 sẽ tham gia G20 với vai trò xây dựng hơn.
ĐĂNG KHOA
Theo_PLO
Sau Trung Quốc, Mỹ muốn bàn với Nga về Triều Tiên Mỹ mở lời hỏi Nga bàn bạc việc nối lại đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên sau khi thử vai trò của Trung Quốc. Theo Sputnik, ngày 25/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và Đặc phái viên Mỹ phụ trách chính sách Triều Tiên Sung Kim đã tiến hành điện đàm, thảo luận về vấn đề...