Trung Quốc không muốn tham gia “kịch bản Hollywood” do Mỹ đạo diễn
Trung Quốc cáo buộc ông Carter vẫn duy trì tư duy từ thời Chiến tranh Lạnh, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói Bắc Kinh muốn tạo ra” Vạn Lý Trường Thành tự cô lập” thông qua hoạt động ở Biển Đông.
Trả lời trong cuộc họp báo ngày 30/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng, phát ngôn của ông Carter cho thấy Mỹ “vẫn duy trì một khuôn mẫu riêng và tư duy bá chủ”. “Có những người Mỹ sống trong thế kỷ 21 nhưng vẫn duy trì lối tư duy từ thời Chiến tranh Lạnh”, AP dẫn lời bà Hoa cho biết.
Bà Hoa nhấn mạnh: “Trung Quốc không quan tâm đến bất kỳ hình thức nào của Chiến tranh Lạnh, cũng như không muốn tham gia vào vai diễn trong một bộ phim Hollywood mà giới chức quân sự Mỹ viết kịch bản và đạo diễn. Tuy nhiên, Trung Quốc không tỏ ra sợ hãi và sẽ chống lại bất kỳ hành động nào đe dọa đến chủ quyền và an ninh của Bắc Kinh”.
Mỹ đã tăng cường tiến hành nhiều đợt tuần tra tự do hàng hải, bác bỏ Vùng nhân dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc khi tiến hành các hoạt động trong khu vực.
Tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đến chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho rằng Bắc Kinh có nguy cơ tạo ra “Vạn Lý Trường Thành tự cô lập” thông qua hoạt động bành trướng quân sự ở Biển Đông và tấn công mạng các công ty Mỹ.
“Hành động của Trung Quốc có thể dựng lên bức tường Vạn Lý Trường Thành của sự tự cô lập”, ông Carter phát biểu trước các sĩ quan tốt nghiệp tại Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, bang Maryland. “Các nước trên khắp khu vực, các đồng minh, đối tác và những bên không liên minh, đang bày tỏ quan ngại cả công khai lẫn riêng tư cấp cao nhất”.
Tuyên bố của ông Carter cho thấy Mỹ vẫn tiếp tục quan ngại về hành động của Trung quốc ở Biển Đông. “Hành động của Trung Quốc thách thức các nguyên tắc căn bản, và chúng tôi sẽ không nhìn nhận theo hướng khác”.
Đáp trả trực tiếp các tuyên bố này, bà Hoa cho rằng đây là vỏ bọc để Washington triển khai thêm quân đội đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Thông điệp của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là diễn biến mới nhất trong hàng loạt những chỉ trích của Washington về hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Video đang HOT
Mỹ đã tăng cường tiến hành nhiều đợt tuần tra tự do hàng hải, bác bỏ Vùng nhân dạng phòng không (ADIZ) của Trung Quốc khi tiến hành các hoạt động trong khu vực.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết khu vực Biển Đông bất chấp những phản đối từ các quốc gia láng giềng và cộng đồng quốc tế. Những năm qua, Trung Quốc đơn phương cải tạo, xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Trung Quốc cũng có mâu thuẫn với Nhật Bản tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Lầu Năm góc cảnh báo kịch bản xung đột Mỹ -Nga
Lầu Năm góc tiếp tục đưa ra lời cảnh báo chiến tranh với Nga khiến giới phân tích lo ngại về kịch bản đối đầu MỹNga đang dần hình thành
Lầu Năm Góc cảnh báo nguy cơ đối đầu Nga-Mỹ
Ngày 20/5, trong hội nghị quốc phòng ở Washington, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Wark cho biết, quan hệ giữa Nga và phương Tây đã chuyển từ hợp tác sang đối đầu với hàng loạt các động thái mới.
"Như tôi thấy, người Nga đã chuyển từ hợp tác, mà họ coi là trạng thái bình thường, sang đối đầu", ông Wark tuyên bố.
Nhà trắng tiếp tục đưa ra lời cảnh báo với Nga về các xung đột
Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đánh giá quan hệ giữa Nga với các nước khác là đa dạng, từ "liên minh để hợp tác" đến "đối đầu trong xung đột".
Ông Wark cũng chỉ trích các bình luận của Moskva liên quan với việc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Romania và bắt đầu xây dựng hệ thống ở Ba Lan.
"Các mối đe dọa đã được thực hiện đối với các đồng minh của chúng tôi như Rumani và Ba Lan là đáng kinh ngạc. Đây là dấu hiệu của sự đối đầu", phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết.
Mới đây trước thông tin tại làng Redzikowo ở Ba Lan sẽ diễn ra lễ khởi công xây dựng tổ hợp phòng thủ tên lửa của Mỹ, điện Kremlin và Bộ Ngoại giao Nga đã có những phản ứng gay gắt.
Giới chức Moskva tuyên bố rằng các hành động của Mỹ và đồng minh NATO gây ra mối đe dọa không chỉ đối với an ninh quốc gia của Nga, mà còn có thể làm suy yếu ổn định chiến lược trong khu vực.
Kịch bản đối đầu Mỹ - Nga
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên, Washington lên tiếng bày tỏ lo ngại về mối quan hệ với điện Kremlin.
Hôm 3/5, phát biểu tại buổi lễ bổ nhiệm tướng Curtis "Mike" Scaparrotti làm Tư lệnh Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ (EUCOM) kiêm Tư lệnh tối cao NATO hôm 3/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã bày tỏ mối đe dọa của Nga với các lợi ích của Mỹ cũng như đồng minh.
"Mỹ không muốn biến Nga thành kẻ thù nhưng để tránh sai lầm, Mỹ sẽ bảo vệ các đồng minh của mình và trật tự thế giới dựa trên luật lệ cũng như tương lai thế giới tươi sáng cho chúng ta", ông Carter nói.
Giới phân tích nhận định, phát biểu của ông Carter phản ánh sự "bực dọc" của Mỹ đối với Nga trên nhiều mặt trận, trong đó có việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014. Mỹ cũng cáo buộc Nga can thiệp vào miền đông Ukraine và đe dọa các nước láng giềng Baltic, vốn là những quốc gia thành viên NATO mà Mỹ cam kết bảo vệ.
Ông Carter nhấn mạnh điều khiến Mỹ và NATO lo lắng nhất là mối đe dọa từ khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga.
"Mối đe dọa về sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga dấy lên nghi ngờ về cam kết của các lãnh đạo Nga đối với sự ổn định chiến lược cũng như việc tôn trọng các quy tắc không sử dụng vũ khí hạt nhân", ông Carter nhấn mạnh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lấy làm tiếc về sự xuống dốc trong quan hệ Nga - Mỹ đồng thời hy vọng Moskva từ bỏ thái độ đối đầu của nước này.
Nhiều kịch bản đối đầu giữa Mỹ và Nga
"Mỹ vẫn hy vọng vào khả năng Nga sẽ là một đối tác tích cực luôn tiến về phía trước, không tự cô lập và tụt lại phía sau như hiện tại. Tôi xin nhắc lại, nhiều tiến triển chúng ta đạt được từ sau Chiến tranh Lạnh đều được thực hiện cùng với Nga. NATO sẽ vẫn giữ thái độ cởi mở với Nga, nhưng quyết định nằm ở phía Nga", Bộ trưởng Carter nói tiếp.
Trong một biện pháp nhằm đối phó với Nga, hôm 2/5, Bộ trưởng Carter cho biết Mỹ dự định triển khai thêm một tiểu đoàn lục quân sang châu Âu vào năm 2017. NATO cũng cân nhắc triển khai các tiểu đoàn gồm 4.000 quân đến Ba Lan, và lực lượng này sẽ được luân chuyển khắp ba nước vùng Baltic là Estonia, Latvia và Lithuania.
Trước đó, hôm 5/4, phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng thừa nhận, ông đang tìm kiếm những cải cách thực tế giúp quân đội Mỹ làm việc hiệu quả hơn và phối hợp tốt hơn khi đối mặt với "mối đe dọa chiến lược" từ Nga.
Theo ông Carter, cải cách là cần thiết để làm cho quân đội Hoa Kỳ "nhanh nhẹn" hơn và có khả năng giải quyết 5 thách thức chiến lược bao gồm "Nga, Trung Quốc, Triều Tiên, Iran và chủ nghĩa khủng bố".
Trước những cáo buộc của Mỹ, điện Kremlin liên tiếp đưa ra những lời phủ nhận và tố cáo ngược lại Washington.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Komsomolskaya Pravda, đại diện Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova đã khẳng định Mỹ không phải là một quốc gia thù địch với Nga.
.Theo_Báo Đất Việt
Mỹ cảnh cáo Trung Quốc làm càn ở Biển Đông, Bắc Kinh: "Không cần làm rùm beng" Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 31/3 lên án những phỏng đoán là nước này sẽ tuyên bố một vùng nhân dạng phòng không ở bên trên Biển Đông có tranh chấp, sau khi Mỹ cho biết đã nói thẳng với Trung Quốc rằng sẽ không công nhận một vùng phòng không như vậy. Trung Quốc vẫn đang ráo riết bồi lấp, xây...