Trung Quốc không muốn nâng cấp Kilo, lại phàn nàn Nga thiên vị Việt Nam
Nguyệt san tháng 11 của Tạp chí quốc phòng Canada Kanwa Defence Review cho biết, trước đây Moscow đã từng mời Bắc Kinh cải tiến các tàu ngầm Kilo, lắp đặt thêm các hệ thống tên lửa Club-S, nhưng họ đã không mặn mà với đề nghị này
Cục phó Cục thiết kế Rubin của Nga, ông Andrey Baranov tiết lộ, Nga đã kiến nghị với Hải quân Trung Quốc về việc nâng cấp tàu ngầm lớp Kilo Project 877EKM, trang bị thêm tên lửa hành trình ngầm đối hạm siêu âm Klub-S, nhưng Hải quân Trung Quốc không đưa ra phản hồi tích cực.
Hiện nay, Nhà máy đóng tàu Admiralty của Nga đang đóng 6 tàu ngầm Kilo 636 chạy bằng diesel điện cho hải quân Việt Nam. Kế hoạch này hiện đang tiến triển rất thuận lợi, chiếc đầu tiên đã lên đường về Việt Nam, dự kiến tháng 1-2014 sẽ chính thức kéo quốc kỳ Việt Nam, chiếc thứ 2 có thể được bàn giao vào tháng 1-2014, chiếc thứ 3 có thể cuối năm 2014 và cả 6 tàu sẽ được bàn giao trước năm 2016.
Ông Andrey Baranov còn nhấn mạnh, hiện Nga đang phát triển tàu ngầm lớp Lada được thiết kế hệ thống động lực không cần không khí (AIP), chiếc tàu ngầm thứ ba lớp Lada của hải quân Nga đã được tích hợp hệ thống AIP. Điều này có nghĩa là hải quân Nga đã quyết định, chiếc thứ 4, 5, 6 cũng sẽ được lắp đặt hệ thống AIP.
Tàu ngầm Kilo 636MV HQ-182 Hà Nội của Việt Nam
Video đang HOT
Từ lâu, kế hoạch nâng cấp tàu ngầm lớp Kilo Project 636, Kilo Project 877EKM đã được đưa vào chương trình nghị sự, đặc biệt là với hải quân các nước đã sử dụng số lượng lớn các tàu ngầm Kilo 877 và 636 như Ấn Độ, Trung Quốc và Algieria.
Hải quân Ấn Độ đã tuyên bố sẽ từng bước nâng cấp toàn bộ 10 tàu ngầm Kilo Project 877EKM, tích hợp hệ thống tên lửa Club-S. Hiện nay, công việc cải tiến đã và sẽ được được triển khai tại Nga. Từ năm 1997 trở lại đây, nhà máy này đã lần lượt cải tạo, nâng cấp hiện đại 5 tàu ngầm Kilo 877EKM của hải quân Ấn Độ.
Các tàu ngầm Kilo Ấn Độ đã được nâng cấp lớn bao gồm: Tàu S-58 Sindhuvir hoàn tất năm 1999, S-57 Sindhuraj hoàn thành năm 2001, S-55 Sindhughosh hoàn thiện năm 2005, còn S-62 Sindhuvijay được bàn giao vào năm 2007 và chiếc thứ 5 là S-63 Sindhurakshak vừa trở về Ấn Độ đầu năm nay thì bị cháy do ngư lôi phát nổ vào ngày 14-08 vừa qua.
Tàu ngầm Kilo 636MK (877EKM) của Trung Quốc
Ông Andrey Baranov khẳng định: “Chúng tôi đã sớm đề nghị hải quân Trung Quốc cải tiến loại tàu ngầm Kilo 877, tích hợp hệ thống tên lửa ngầm đối hạm Club-S mới, nhưng họ không đưa ra các phản hồi tích cực”. Như vậy là Trung Quốc không muốn nâng cấp tàu ngầm chứ không phải là Nga “không cung cấp cho Trung Quốc các hệ thống tên lửa Club-S tối tân” như các phương tiện truyền thông của họ tuyên bố.
Trước đây, khi Moscow giúp New Dehli cải tiến các tàu ngầm này thì Bắc Kinh cũng lời ra tiếng vào cho là Nga thiên vị. Còn khi Việt Nam mua 6 tàu ngầm Kilo 636MV có trang bị các loại tên lửa hành trình chống hạm và đối đất tiên tiến thế hệ Club-S, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng rầm rộ lên tiếng cho là Nga thiên vị, trang bị cho Kilo Việt Nam những vũ khí mạnh hơn của Trung Quốc, rõ ràng là có ý bênh vực Việt Nam trong vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung Quốc.
Theo ANTD
"Soi" phương tiện chở tàu ngầm Kilo Hà Nội về Cam Ranh
Tàu ngầm Kilo Project 636 đầu tiên của Việt Nam mang tên HQ-182 Hà Nội sẽ được vận chuyển bằng tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Sea của Hà Lan.
Theo truyền thông Nga, tàu ngầm phi hạt nhân tấn công Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) đầu tiên cho Hải quân Nhân dân Việt Nam mang tên HQ-182 Hà Nội sẽ được chở về Việt Nam bằng tàu vận tải chuyên dụng Rolldock Sea của công ty có trụ sở ở Hà Lan.
Theo trang mạng Shipspotting, tàu vận tải Rolldock Sea đã khởi hành từ Rotterdam, Hà Lan vào ngày 8/11 và cập bến cảng nhà máy Admiralty Verfi (thành phố St Petersburg, Nga) vào lúc 8h theo giờ quốc tế (tức 12h theo giờ St Petersburg) vào ngày 12/11 để chuẩn bị cho việc đưa tàu ngầm Kilo Hà Nội lên tàu.
Cũng theo nguồn tin Nga, tàu vận tải Rolldock Sea sẽ đưa tàu ngầm Kilo Hà Nội về Việt Nam vào ngày 14/11, chậm hơn so với dự kiến đưa ra trước đó 2 ngày (11/11).
Tàu vận tải siêu trường siêu trọng Rolldock Sea thuộc sở hữu công ty Rolldock có trụ sở tại Hà Lan. Rolldock Sea được đóng tại nhà máy Larsen & Toubro ở Surat, Ấn Độ.
Tàu có lượng giãn nước tới 12.800 tấn, tải trọng 7.000 tấn, dài 142m, rộng 24m và mớn nước 5,2m. Rolldock Sea được thiết kế với khoang dằn, khi bơm nước vào có thể làm tàu chìm xuống mớn nước 12,5m. Khi đó, tàu kéo sẽ đẩy tàu ngầm Kilo vào bên trong khoang của Rolldock Sea.
Bên cạnh tàu thuyền, Rolldock Sea có thể chở nhiều loại hàng hóa cỡ lớn khác nhau với sự hỗ trợ từ hệ thống cần cẩu siêu lớn.
Năm 2010, Hải quân Ấn Độ thuê tàu của hãng Rolldock (tàu Rolldock Sun cùng kích cỡ với Rolldock Sea) vận chuyển tàu ngầm Kilo Project 877EKM từ quân cảng Visakhapatnam tới nhà máy ở Severodvinsk để nâng cấp, hiện đại hóa. Chuyến hành trình đi qua mũi Hảo Vọng tới Nga mất hơn 40 ngày.
Lộ trình của tàu Rolldock Sea có thể đi qua kênh đào Suez (Ai Cập), dự kiến về tới quân cảng Cam Ranh, Việt Nam vào tháng 1/2014.
Trước đây, các tàu chiến mặt nước mà Việt Nam mua của Nga (tàu hộ vệ Gepard 3.9, tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE, Project 12418 và tàu tuần tra Project 10412) đều được chở bằng tàu vận tải Eide Transporter thuộc sở hữu của hãng Eide Marine Services, Nauy.
Theo Kiến thức
Báo Nhật: Trung Quốc "tưởng tượng" JL- 2 bắn tới Mỹ Tạp chí "Học giả ngoại giao" (The Diplomat) Nhật Bản cho biết, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc khoe khoang tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 của mình có khả năng tiêu diệt các thành phố của Mỹ là "tưởng tượng". Hôm tuần trước, phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã loan tin, quân đội...