Trung Quốc không muốn đàm phán với Philippines vì sợ “mắc bẫy”
Tân Hoa Xã ngày 8.7 đưa tin Trung Quốc sẽ không đàm phán với Philippines trên cơ sở bất cứ phán quyết nào được Tòa Trọng tài đưa ra trong vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng.
Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte mới đây nói rằng Manila sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc nếu phán quyết của PCA vào ngày 12.7 có lợi cho Philippines.
Tuy nhiên, Tân Hoa Xã cho rằng, tất cả những cách nói này chỉ là một gợi ý khéo rằng Trung Quốc nên chấp nhận phán quyết trước rồi mới đàm phán, điều mà Trung Quốc ngay từ đầu đã bác bỏ và kiên quyết không tham gia vụ kiện.
Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.
Tân Hoa Xã cho rằng, Bắc Kinh không đàm phán với Manila dựa trên cơ sở của phán quyết, song điều đó không có nghĩa mọi cánh cửa đàm phán khác đều đóng lại. Tờ báo này cũng bắn tin” cho tân Tổng thống Philippines rằng, chính quyền Manila không nên “thồi phồng” phán quyết.
Về phía Philippines, Tổng thống Rodrigo Duterte đã nói ông vẫn lạc quan là tòa án sẽ đứng về phía “Philippines.
Video đang HOT
Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài ở The Hague vào năm 2013 về những hoạt động bồi đắp đất và những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã bác bỏ thủ tục tố tụng này, nói rằng tòa án không có thẩm quyền phán quyết về điều mà Trung Quốc gọi là “lãnh thổ có chủ quyền của mình”.
Nói vậy, nhưng thời điểm ngày phán quyết cận kề, Trung Quốc đã có những động thái mà theo giới phân tích là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh dường như lo lắng về phán quyết. Tuần qua, Trung Quốc cuống cuồng tiến hành những cuộc tập trận quân sự phi pháp ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. John Blaxland, nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc, nói rằng thời điểm tập trận của Trung Quốc không phải là trùng hợp ngẫu nhiên.
Nhiều nhà phân tích dự đoán Tòa án Trọng tài sẽ đứng về phía Philippines. Trung Quốc, qua những tuyên bố trước đó, tỏ ý cho thấy sẽ phớt lờ bất kỳ phán quyết nào chống lại họ và tiếp tục khẳng định chủ quyền phi lý của mình.
Theo Danviet
Thách thức lớn nhất Trung Quốc có thể gây ra cho thế giới là gì?
National Interest mới đây đăng bài phân tích về Trung Quốc và đặt câu hỏi vậy thách thức lớn nhất mà Trung Quốc có thể gây ra cho thế giới là gì và liệu Bắc Kinh gây chiến ở Biển Đông hay kinh tế nước này đang rơi vào vòng suy thoái?
Tác giả bài viết đặt vấn đề về tiến trình tương lai sắp diễn ra tại Trung Quốc đó là gì và câu trả lời được khoanh vùng trong phạm vi: vấn đề kinh tế và vấn đề an ninh đối với toàn thế giới.
Tuy nhiên, đáp án nằm trong 2 phạm vi nói trên nhưng lại mâu thuẫn về bản chất, hình thức và giá trị.
Về vấn đề an ninh, sự lo lắng đó là một Trung Quốc mạnh hơn bao giờ hết, còn trong phạm vi kinh tế, thách thức ở chỗ Trung Quốc đang rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính. Dù ở phàm trù nào thì cũng đưa đến kết quả chung là Trung Quốc đang hiếu chiến.
Tàu của hải quân Trung Quốc nã pháo trong một cuộc tập trận chung năm 2014.
Về phạm trù an ninh, dư luận e ngại về một Trung Quốc đầy tự tin có thể gạt bỏ các quốc gia khác sang một bên và thiết lập lại trật tự thế giới khi nước này đang ra sức ảnh hưởng. Trong khi đó, ở góc độ kinh tế, Trung Quốc được biết đến là một nền móng của hệ thống toàn cầu và nếu Trung Quốc suy thoái thì cả thế giới sẽ chịu ảnh hưởng.
Tác giả bài viết còn lập luận rằng xét trên phạm trù kinh tế, chúng ta có nhiều thứ để lo hơn nếu xét trên bình diện an ninh. Người ta lo lắng hơn về một Trung Quốc suy yếu về kinh tế.
Với cách lập luận này thuộc phạm trù an ninh, người ta lại lo lắng cho vấn đề Biển Đông dậy sóng ngay khi có phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế bởi phán quyết có thể khiến Trung Quốc mất mặt.
Hành động của Trung Quốc trên Biển Đông thực sự đáng lo ngại và tiếp tục là chủ đề quốc tế và chủ đề quốc phòng nóng hổi, đặc biệt trong năm bầu cử tại Mỹ, trong đó có việc thảo luận về mối đe dọa đối với tương lai châu Á dựa trên khuôn khổ luật pháp, kinh tế Trung Quốc bị suy thoái. Xét trên phạm trù an ninh, người ta lo ngại về trật tự tại châu Á đang suy yếu dần và chuyển dần sang bờ vực chiến tranh.
Chuyên gia phân tích an ninh Alan Dupont lập luận rằng: "Những ai bác bỏ sự tranh chấp trên Biển Đông chỉ là sự thổi phòng quá mức và thậm chí là ảo tưởng rằng Trung Quốc sẽ kiềm chế trong việc giảm bớt khiêu khích đối với các quốc gia không có tranh chấp trên vùng biển trên, thì họ cần phải xem xét lại. Hơn thế nữa, cuộc tranh chấp lãnh thổ đang cho thấy các tín hiệu sẽ trở thành vấn đề an ninh nghiêm trọng nhất tại Đông Nam Á và Úc tính từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc".
Sự mâu thuẫn về lợi ích quốc gia trên Biển Đông có nghĩa là thảm họa có thể xảy ra bất ngờ và sự leo theo quân sự dựa trên những tính toán sai lầm. Những gì mà Trung Quốc hành xử trên bãi Scarborough sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết tới đây sẽ phác họa tình hình bất ổn hơn nhiều và đều cần phải tính đến.
Biển Đông là chỉ báo quan trọng đối với các hoạt động an ninh của Trung Quốc. Tuy nhiên, đây không phải là tất cả cuộc chơi, thậm chí là một cuộc chơi lớn nhất. Xét trên bình diện kinh tế lúc này, Trung Quốc lại không quan tâm tới việc xâm hại tới trật tự thế giới dựa trên luật pháp quốc tế bởi nước này vẫn đang trên vị trí kẻ thắng thế. Trung Quốc thuộc nhóm nước có nền kinh tế hàng đầu thế giới và tất nhiên nước này muốn có quyền lợi hơn nữa. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Thực tế, sức mua ngang giá PPP của Trung Quốc đã vượt qua Mỹ và trở thành vị trí số 1 vào một năm trước đây. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không ồn ào ăn mừng về việc này bởi họ không muốn chọc giận Washington.
Xét trên 2 bình diện nói trên. Trên bình diện an ninh, cuộc xung đột với Trung Quốc trên Biển Đông có xác suất xảy ra thấp nhưng có tầm ảnh hưởng lớn, nếu đụng độ xảy ra trong thời gian dài thì nguy cơ sẽ gây thảm họa. Trên bình diện kinh tế, khả năng cao là Trung Quốc sẽ tính toán về mặt tài chính. Có thể kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh mềm hoặc hạ cánh cứng nhưng bong bóng tài chính hay sự suy giảm kinh tế đột ngột có lẽ đang tới.
Tờ Econmist đưa ra lập luận logic và các con số cho lập luận này rằng bong bóng tài sản sẽ vỡ tại Trung Quốc, điều này sẽ làm giá trị tài sản bốc hơi nhanh và tác động tới nền kinh tế thực tế của nước này, và cho rằng, cuộc khủng hoảng tại Trung Quốc có thể sắp sửa xảy ra, thậm chí còn mạnh hơn cuộc suy thoái kinh tế của Nhật Bản.
Bài báo nhấn mạnh rằng chúng ta đã chứng kiến sự hoảng loạn trên thị trường chứng khoán Trung Quốc năm ngoái, và sự hồi phục sau đợt suy giảm nói trên chuẩn bị cho thảm họa sắp tới. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận ra rằng thị trường sẽ không tuân thủ mệnh lệnh của họ.
Không có gì là ngạc nhiên khi Chủ tịch Tập Cận Bình đang tăng cường trấn áp bất đồng chính kiến trong xã hội Trung Quốc. Đối với Úc, sự suy thoái của Trung Quốc sẽ là thách thức lớn nhất đối với nước này. Cả châu Á cũng vậy và không loại trừ một ai, tác giả bài báo nhận định.
Giới tài chính đang theo sát những diễn biến tại Trung Quốc và hãy cầu nguyện rằng kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh mềm chứ không hạ cánh cứng.
Theo Danviet
3 tàu chiến Mỹ tuần tra gần đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép 3 tàu khu trục của Hải quân Mỹ trong 2 tuần qua đã thực hiện những cuộc tuần tra gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Biển Đông. Hai quan chức quốc phòng Mỹ nói với báo Navy Times rằng, các tàu khu trục Stethem, Spruance và Momsen đã tuần tra gần các đảo nhân tạo thuộc...