Trung Quốc không được lợi gì nếu hội nghị Mỹ-Triều đổ vỡ?
Giới chức Trung Quốc và các nhà phân tích bác bỏ ý kiến cho rằng, Bắc Kinh có vai trò trong việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thay đổi thái độ trước thềm hội nghị thượng đỉnh với Mỹ và khiến hội nghị đổ vỡ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters)
Trước khi đi đến quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh dự kiến vào ngày 12/6 với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “đổ lỗi” cho Trung Quốc khiến Triều Tiên thay đổi 180 độ về hội nghị. Ông Trump cho rằng, sau khi ông Kim Jong-un trở về từ chuyến thăm Đại Liên (Trung Quốc) hồi đầu tháng và hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Triều Tiên bất ngờ cảnh báo hủy hội nghị thượng đỉnh với Mỹ để phản đối cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn.
Phản bác cáo buộc này của nhà lãnh đạo Mỹ, tại cuộc họp báo ngày 25/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng khẳng định: “Chúng tôi không có bất cứ động cơ bí mật nào”. Ông Lục Khảng nhấn mạnh, Trung Quốc kiên định lập trường về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Chuyên gia Shi Yinhong tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cũng cho rằng cáo buộc của ông Trump “không hợp lý” với lý do các lợi ích của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nếu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang.
Giáo sư Su Hao tại Đại học Quan hệ Quốc tế Trung Quốc cũng nhận định: “Giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh của Trung Quốc”.
Một lý do nữa mà Trung Quốc mong muốn hội nghị Mỹ-Triều diễn ra và thành công đó là mục tiêu dài hạn với Triều Tiên. Nếu hội nghị thành công sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên với Mỹ, ông Zhao Tong, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm nghiên cứu Chính sách toàn cầu Carnegie-Thanh Hoa, nhận định. Điều này sẽ tạo điều kiện để Trung Quốc giúp Triều Tiên thoát khỏi tình trạng bị cô lập như hiện nay.
Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây lại có quan điểm khác. Chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược nhận định với AFP rằng, ông Tập Cận Bình có thể đã thuyết phục ông Kim Jong-un đưa lên bàn đàm phán vấn đề Mỹ, Hàn Quốc phải đóng băng các cuộc tập trận chung. Theo chuyên gia Glaser, ông Tập có thể cố tìm cách hướng hội nghị Mỹ-Triều theo hướng có lợi cho Trung Quốc, hoặc ít nhất không ảnh hưởng đến các lợi ích của nước này.
Video đang HOT
Nếu hội nghị bị hủy, Trung Quốc sẽ bị đẩy vào tình thế khó khăn hơn trước. Khi đó, Triều Tiên sẽ đề nghị Trung Quốc cải thiện quan hệ song phương trong khi Mỹ cũng muốn Bắc Kinh tiếp tục gây sức ép với Bình Nhưỡng thông qua các lệnh trừng phạt. Điều này có nguy cơ gây rạn nứt quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.
Minh Phương
Theo Dantri
Tiết lộ vụ tướng Trung Quốc làm gián điệp cho Đài Loan trong khủng hoảng tên lửa
Truyền thông Đài Loan đã tiết lộ rằng một thiếu tướng Trung Quốc, người bị Bắc Kinh xử tử vào năm 1999 vì tội làm gián điệp, thực sự là một trong những gián điệp của hòn đảo này trong cuộc khủng hoảng tên lửa xuyên eo biển Đài Loan giai đoạn 1995-1996, Thời báo Hoa nam Buổi sáng đưa tin.
Ông Liu bị Trung Quốc xử tử vào năm 1999 vì làm gián điệp cho Đài Loan (Ảnh: SCMP)
Cựu sĩ quan quân đội cấp cao được nói tới là Liu Liankun, người từng đứng đầu Tổng cục Hậu cần của Trung Quốc. Bắc Kinh đã bắt giữ ông Liu vì tội làm gián điệp vào năm 19956và buộc tội ông này làm gián điệp cho Đài Loan trong 5 năm để đổi lấy một khoản tiền lớn. Vào thời điểm đó, Đài Loan phủ nhận ông Liu làm gián điệp cho hòn đảo này.
Theo giới chức Trung Quốc, ông Liu đã cung cấp các thông tin mật cho Đài Loan trong cuộc khủng hoảng tên lửa khu vực eo biển Đài Loan năm 1996.
Trung Quốc đã tiến hành một loạt các vụ thử tên lửa tại các vùng biển quanh Đài Loan để "răn đe" hòn đảo sau khi nhà lãnh đạo Đài Loan khi đó là Lý Đăng Huy lần đầu thăm Mỹ vào năm 1995, một hành động được xem là nhằm thách thức chính sách "Một Trung Quốc".
Cuộc khủng hoảng tên lửa xuyên eo biển Đài Loan căng thẳng trong suốt nhiều tháng, từ tháng 7/1995-3/1996. Nhiều người tại Đài Loan tin rằng các vụ thử tên lửa của Trung Quốc là điềm báo cho sự can thiệp quân sự của Bắc Kinh nhằm kiểm soát hoàn toàn hòn đảo.
Tuy nhiên, cơ quan quốc phòng Đài Loan cuối cùng đã ra một thông cáo báo chí nói rằng họ biết các tên lửa Trung Quốc không được trang bị các đầu đạn và Bắc Kinh không có kế hoạch tấn công Đài Loan. Thông tin này là chính xác, nhưng nó khiến Trung Quốc giật mình nhận ra rằng Đài Loan đã nhận được thông tin từ một nguồn rất tin cậy bên trong quân đội của đại lục.
Sau một cuộc điều tra phản gián quy mô lớn, Trung Quốc đã bắt giữ ông Liu Liankun và cáo buộc ông này làm gián điệp cho Đài Loan để nhận khoản tiền gần 2 triệu USD. Ông Liu cuối cùng đã bị xử tử vào năm 1999 trong một nhà tù ở Bắc Kinh ở tuổi 58. Vào thời điểm bị kết án, ông này là quan chức quân đội cấp cao nhất của Trung Quốc từng bị kết án làm gián điệp cho Đài Loan.
Đài Loan lần đầu thừa nhận vai trò của ông Liu
Đài Loan đã bác bỏ sự liên quan trong vụ việc của ông Liu. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi vào tuần trước, khi cơ quan thông tin quân sự Đài Loan khai trương một khu tưởng niệm mới được tu bổ tại Đài Bắc. Khu tưởng niệm có bia ghi tên 75 cá nhân thiệt mạng vì tiến hành hoạt động gián điệp, trong đó có cả những cá nhân bên ngoài từng được giới chức tình báo tuyển mộ để làm gián điệp cho hòn đảo.
Vai trò của ông Liu đã được tiết lộ khi nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và một nhóm báo chí tới thăm trung tâm hồi cuối tháng trước.
Trung tâm tưởng niệm Dai Li tại khu Yangmingshan, Đài Bắc đóng cửa với công chúng, nhưng bà Thái Anh Văn đã được mời thi sát khu vực và công tác tu bổ, báo United Daily News của Đài Loan ngày 5/4 đưa tin. Bà Thái đã dành một giờ tại trung tâm, tìm hiểu về 75 gián điệp đã chết vì Đài Loan.
Một trong số các tấm bảng tại khu Dai Li có ghi tên ông Liu, thừa nhận sự đóng góp của ông Liu trong cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1996.
Danh sách còn có tên cựu Đại tá Trung Quốc Shao Zhengzhong, người bị hành quyết cùng ngày với ông Liu vì cung cấp thông tình báo cho Đài Loan.
Ông Liu và Shao được xem là sĩ quan tình báo cấp cao nhất của quân đội Trung Quốc từng được Đài Loan chiêu mộ để làm gián điệp.
Đưa tin về vụ xử tử 2 gián điệp trên vào năm 1999, báo Washington Post, dẫn các nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết vụ việc là bê bối gián điệp nghiêm trọng nhất trong lịch sử 50 năm của nước này. Các nguồn tin nói vụ bê bối đã khiến Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Giang Trạch Dân sốc và nổi giận.
Tờ báo trên dẫn một nguồn tin cho hay các nhân viên điều tra đã tìm thấy 500.000 USD và 900.000 Nhân dân tệ (110.000 USD) tại nhà của ông Liu, và rằng giới chức Đài Loan đã chuyển khoản 1 triệu USD vào trong tài khoản của ông Liu ở nước ngoài.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để kiểm soát hòn đảo này.
Vào năm 2011, Đài Loan cũng bắt giữ một mạng lưới tình báo của đại lục do Thiếu tướng Đài Loan Lo Hsien-che đứng đầu. Bắc Kinh khẳng định ông này là sĩ quan tình báo cấp cao nhất của hòn đảo từng làm việc cho đại lục.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Tàu chở dầu Iran phát nổ, Trung Quốc tạm ngừng cứu hộ Ngày 10/1, giới chức Trung Quốc thông báo đã buộc phải tạm đình chỉ hoạt động cứu hỏa và cứu hộ sau khi xảy ra một vụ nổ ở phần mũi con tàu chở dầu Sanchi của Iran, vốn đang bốc cháy sau khi đâm phải một tàu hàng tối 6/1. Hiện trường vụ va chạm. Ảnh: Telegraph/ TTXVN Theo Bộ Giao thông...