‘Trung Quốc không dùng vũ lực để đạt được mục tiêu’
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 17.11 tuyên bố Bắc Kinh sẽ không bao giờ dùng vũ lục để đạt được mục đích của nước này, bao gồm vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Thủ tướng Úc Tony Abbott và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay tại tòa nhà Quốc hội Úc ở thủ đô Canberra ngày 17.11 – Ảnh: Reuters
“Lịch sử chứng minh những quốc gia nỗ lực theo đuổi sự phát triển bằng cách dùng vũ lực rõ ràng đều thất bại”, AFP dẫn lời Chủ tịch Tập phát biểu trước Quốc hội Úc ngày 17.11. “Đây là những gì mà lịch sử dạy chúng ta. Trung Quốc quyết tâm gìn giữ hòa bình. Hòa bình là quý báu và cần phải được gìn giữ”, ông Tập nói.
Chủ tịch Tập cũng cảnh báo rằng: “Chúng ta phải luôn cảnh giác cao độ trước những yếu tố có thể ngăn cản hòa bình”.
Trung Quốc và các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á đang có tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông. Bắc Kinh cũng có tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông, theo AFP.
Ông Tập cho biết: “Quan điểm lâu nay của chính quyền Trung Quốc là giải quyết trong hòa bình các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, toàn vẹn lãnh thổ và vấn đề hàng hải với các quốc gia liên quan thông qua đối thoại”.
Video đang HOT
“Chính quyền Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đối thoại và hợp tác với những quốc gia có liên quan để phối hợp duy trì tự do và an ninh hàng hải. Trung Quốc đã giàn xếp vấn đề tranh chấp lãnh thổ với 12 trong số 14 quốc gia láng giềng thông qua đối thoại”, ông Tập nói.
Chủ tịch Tập đưa ra phát ngôn trên sau khi lãnh đạo Mỹ, Úc và Nhật Bản ngày 16.11 lên tiếng kêu gọi giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong hòa bình, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Úc.
Một ngày trước đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong bài phát biểu tại Đại học Queensland (thành phố Brisbane, Úc), cảnh báo tranh chấp lãnh thổ ở châu Á có nguy cơ dẫn đến xung đột. Ông Obama nói Mỹ sẽ tiếp tục thẳng thắn về những bất đồng với Bắc Kinh, và một trật tự an ninh hiệu quả cho châu Á phải dựa trên sự liên minh chứ không phải dựa trên sự áp bức, hăm dọa, hay “nước lớn ăn hiếp nước bé”.
Ông Tập, trong bài phát biểu trước Quốc hội Úc ngày 17.11, cam kết thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Úc. “Trong chuyến thăm của tôi, hai bên đã quyết định nâng tầm quan hệ song phương thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và đã tuyên bố việc hoàn tất thương lượng về thỏa thuận tự do thương mại”, ông Tập nói. Thủ tướng Úc Tony Abbott và ông Tập cùng các vị Bộ trưởng hai nước ngày 17.11 đã ký kết một thỏa thuận tự do thương mại song phương. Thỏa thuận này giúp mở cửa thị trường Trung Quốc cho các nhà xuất khẩu nông nghiệp và công ty dịch vụ của Úc, đồng thời nới lỏng những rào cản cho doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng đầu tư vào Úc, theo Reuters.
Theo TNO
Tổng thống Putin bị "cô lập" ở Hội nghị thượng đỉnh G20
Mặc dù hội nghị thượng đỉnh G20 là một diễn đàn về kinh tế nhưng phương Tây và Nga vẫn không thoát khỏi những căng thẳng liên quan đến vấn đề Ukraine.
Trong ngày đầu tiên (15-11) diễn ra cuộc họp, các nhà lãnh đạo phương Tây đã liên tục cảnh báo Tổng thống Nga đang "liều mạng" với nền kinh tế nước này, nếu Moscow không chấm dứt hỗ trợ phiến quân nổi dậy ở miền đông Ukraine.
Nga tiếp tục từ chối các cáo buộc, và gặp phải sự cô lập từ các cường quốc, đặc biệt phải đối mặt với những lời chỉ trích mạnh mẽ từ Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Canada Stephen Harper.
"Tôi nghĩ tôi sẽ bắt tay ngài, nhưng tôi chỉ có một điều để nói với ngài: Ngài cần phải ra khỏi Ukraine", ông Harper nói với Tổng thống Putin tại hội nghị thượng đỉnh ở Brisbane, Úc, theo phát ngôn viên của Thủ tướng Canada, ông Jason MacDonald.
Tổng thống Mỹ Obama cũng nói rằng: "Nga là mối đe dọa cho toàn cầu, Mỹ đã và đang đi đầu trong việc chống lại sự xâm lăng của Nga đối với Ukraine". Trong khi đó, Đức và Anh tiếp tục đưa ra lời cảnh cáo sẽ tăng cường trừng phạt lên các cá nhân và công ty của Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine.
Không chỉ chỉ trích lên án, sự cô lập còn được thể hiện rõ ràng khi Tổng thống Nga phải đứng phía ngoài trong bức ảnh chụp các nhà lãnh đạo của G20. Trong khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thống đốc toàn quyền của Úc, khi họ đến Brisbane thì Tổng thống Putin chỉ được phụ tá của Bộ trưởng Quốc phòng tiếp đón.
Trước sự cô lập mạnh mẽ của phương Tây, một nguồn tin nói với Reuters rằng ông Putin sẽ rời khỏi hội nghị G20 sau khi kết thúc ngày họp đầu tiên, với lý do có một cuộc họp khẩn cấp ở Moscow. Tuy nhiên phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã phủ nhận thông tin đó và nói rằng Tổng thống Nga sẽ tham dự tất cả các sự kiện của G20.
Mặc dù chịu áp lực lớn, nhưng ông Putin luôn giữ một thái độ thản nhiên, luôn nở một nụ cười trên môi, bắt tay với Thủ tướng Úc Tony Abbott.
Bức ảnh chụp lãnh đạo G20 và ông Putin phải đứng phía ngoài cùng bên trái
Thông tin thêm về vấn đề này, điện Kremlin cho biết cuộc khủng hoảng Ukraine là chủ đề duy nhất được thảo luận tại một cuộc họp một ngày giữa ông Putin và Thủ tướng Anh David Cameron, cả hai đã bày tỏ quan tâm tới việc kết thúc cuộc đối đầu và xây dựng lại mối quan hệ. Tổng thống Nga cũng đã gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande, và cả hai đã đồng ý để bảo vệ mối quan hệ của họ từ những tác động của các lệnh trừng phạt.
Tổng thống Putin bị khá nhiều chỉ trích từ phương Tây
Bên ngoài hội nghị thượng đỉnh, nhiều công dân Úc và Ukraine đã tổ chức một cuộc biểu tình chống lại ông Putin. Một lá cờ Ukraine lớn cùng các lá cờ của các quốc gia có nạn nhân thiệt mạng trên chuyến bay MH17 xuất hiện khá nhiều trong đám đông. Những người biểu tình cũng mang nhiều băng rôn khẩu hiệu để yêu cầu ông Putin phải chịu trách nhiệm về những việc làm của mình.
Trước đó, hôm 14-11 truyền hình nhà nước Nga đã phát sóng một hình ảnh được cho là "giật gân" hỗ trợ các cáo buộc của Moscow, khi cho rằng máy bay chiến đấu của Ukraine đã bắn hạ máy bay dân sự MH17 của Malaysia. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đó là những hình ảnh giả, được dàn dựng để đánh lạc hướng phương Tây.
Theo_An ninh thủ đô
Thụy Điển sẵn sàng dùng vũ lực chống lại tàu ngầm lạ Người đứng đầu các lực lượng vũ trang Thụy Điển ngày 21/10 tuyên bố nước này có thể sử dụng vũ lực để đưa ra ánh sáng một tàu ngầm mini được cho là của Nga mà hải quân Thụy Điển đã truy lùng suốt vài ngày qua. Tướng Sverker Goranson. Các tàu chiến, tàu quét thủy lôi, trực thăng và hơn 200...