Trung Quốc không đứng nhìn trước tình hình Syria
Trung Quốc được cho là đã phái tàu chiến đến ngoài khơi bờ biển Syria trong bối cảnh tàu chiến Nga, Mỹ đã “tề tựu” đông đảo ở đây để chuẩn bị sẵn sàng hành động theo kế hoạch của mỗi nước
Tàu chiến Trung Quốc.
Động thái triển khai tàu chiến đến vùng biển Syria của Trung Quốc được đưa ra khi mà khu vực Trung Đông đang trong tình trạng “ nóng như lửa” bởi thông tin về khả năng Mỹ sắp tiến đánh Syria để trừng phạt cái mà họ gọi là hành động “bước qua lằn ranh đỏ” trong vấn đề sử dụng vũ khí hóa học. Cuộc tấn công của Mỹ có thể diễn ra sớm nhất vào tuần tới.
Theo hãng tin Telegrafist.org của Nga, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã phái tàu đổ bộ Jinggangshan đến Syria . Con tàu này được nhìn thấy đi qua Biển Đỏ và đang tiến về Kênh đào Suez – cửa ngõ đi vào Ai Cập và từ đó dẫn đến biển Địa Trung Hải cũng như khu vực lãnh hải ngoài khơi bờ biển của các nước như Israel , Li-băng và Syria .
Mục đích đưa tàu chiến đến Syria của Trung Quốc có thể chỉ mang mục đích “giám sát” nhưng đây không phải là một chiếc tàu giải trí. Ra đời năm 2011, tàu Jinggangshan được đóng để phục vụ cho mục đích hành động. Trung Quốc đã trình làng tàu tấn công đổ bộ lớn nhất với trọng tải 19.000 tấn – Jinggangshan ở Thượng Hải.
Chiếc tàu chiến dài khoảng 20m này có thể chở tới 1.000 binh lính và mang theo một loạt trực thăng, phương tiện bọc thép, tàu thuyền và máy bay, tờ China Daily đưa tin. Tàu Jinggangshan là chiếc tàu đổ bộ lớp Type 071 thứ hai được đóng tại xưởng đóng tàu Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải.
Ngoài năng lực triển khai binh lính và máy bay, tàu chiến mà Trung Quốc gửi đến Syria còn được trang bị một số vũ khí thông thường.
Video đang HOT
Tàu chiến Trung Quốc đến Syria ngay sau khi có tin Nga tuần này cũng phái thêm một loạt tàu chiến đến khu vực. Như vậy, vùng lãnh hải xung quanh Syria hiện giờ đang chứng kiến sự “tụ tập” đông đảo của những hạm đội tàu chiến hùng hậu đến từ các cường quốc hàng đầu thế giới như Nga, Mỹ.
Diễn biến trên cho thấy một sự thay đổi đáng chú ý về tương quan sức mạnh giữa các cường quốc. Trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, khi Mỹ quyết định tiến hành bất kỳ cuộc tấn công nào từ lực lượng tàu chiến thì cường quốc này hầu như không phải đối mặt với sự thách thức nào. Tuy nhiên, ngày nay, Nga và Trung Quốc có thể sẽ gây cản trở cho cường quốc biển hàng đầu thế giới này.
Việc Nga và Trung Quốc đều đưa tàu chiến đến gần Syria có thể dẫn đến hai khả năng. Thứ nhất, nhiều người đang băn khoăn tự hỏi, Nga và Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào nếu Mỹ tiến đánh Syria ? Cả hai nước này đều có lợi ích trong khu vực mặc dù lợi ích đó không phải là quá lớn. Tuy nhiên, Tổng thống Obama sẽ phải cân nhắc về khả năng trên. Thứ hai, vấn đề hiện giờ xuất phát từ Tổng thống Obama. Ông này đang không tập hợp đủ sự ủng hộ ở trong nước cho một chiến dịch tiến đánh Syria . Vì thế, rất có thể Mỹ sẽ phải đưa tàu chiến quay trở về nhà. Trong bối cảnh này, Mỹ sẽ cảm thấy bị mất mặt bởi điều này chẳng khác nào việc Mỹ đưa tàu chiến đến khu vực, tàu chiến Nga, Trung xuất hiện và khiến tàu Mỹ phải rút về. Mỹ vẫn tự hào là siêu cường quốc biển duy nhất trên thế giới nhưng hình ảnh siêu cường biển này phải rút đi sau sự xuất hiện của tàu chiến Nga, Trung là điều họ hoàn toàn không muốn.
Trung Quốc theo Nga phản đối quyết liệt một cuộc tấn công vào Syria
Ngay từ khi chính quyền Tổng thống Obama bắt đầu nói đến một chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria nhằm trừng phạt Tổng thống Assad thì Trung Quốc đã theo bước Nga phản đối mạnh mẽ việc này. Bắc Kinh cho rằng, một cuộc tấn công vào Syria sẽ đẩy giá dầu lên cao và tạo nên một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tại hội nghị thượng đỉnh G20 hồi cuối tuần trước, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao đã phát biểu: “Hành động quân sự ở Syria lúc này sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là đối với giá dầu. Nó sẽ đẩy giá dầu tăng cao”,
Trước đó, nhiều quan chức Trung Quốc cũng lên tiếng bày tỏ sự phản đối về việc Mỹ có ý định tấn công Syria . Phát biểu tại một cuộc họp báo đầu tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nói, Trung Quốc rất quan ngại về vấn đề sử dụng vũ khí hóa học nhưng phản đối việc Mỹ hành động đơn phương. Bắc Kinh tin rằng, bất kỳ hành động đáp trả nào đều phải tuân theo Hiến chương Liên Hợp Quốc và những nguyên tắc cơ bản được thực thi trong quan hệ quốc tế.
“Trung Quốc tin rằng, một giải pháp chính trị là cách thực tế nhất có thể giải quyết được vấn đề Syria. Trung Quốc rất lo ngại về kế hoạch của Mỹ trong việc đơn phương tiến hành một hành động quân sự”, ông Hồng Lỗi nhấn mạnh. Ông này còn kêu gọi, cộng đồng quốc tế phải “tránh làm phức tạp tình hình Syria và tránh lôi khu vực Trung Đông lún sâu thêm vào thảm họa”.
Cuộc nội chiến kéo dài dai dẳng hơn hai năm rưỡi qua ở Syria chứng kiến mâu thuẫn khó có thể giải quyết giữa hai phe cường quốc với một bên là phương Tây do Mỹ dẫn đầu và bên kia là Nga, Trung Quốc. Nếu như phương Tây ra sức ủng hộ phe nổi dậy Syria trong cuộc chiến nhằm lật đổ Tổng thống Assad thì Moscow và Bắc Kinh kiên quyết phản đối hành động can thiệp từ bên ngoài vào tình hình nội bộ đất nước Syria.
Trung Quốc cùng với Nga đã 3 lần dùng quyền phủ quyết bác bỏ những nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc mà họ cho là có tính thiên vị đối với phe nổi dậy Syria .
Theo_VnMedia
Mỹ nhận xét: "Không cường quốc nào mua vũ khí Trung Quốc"
Ngày 1/07, trang mạng Defence News cho biết, hiện nhiều người lo ngại viễn cảnh Trung Quốc sẽ hất văng Mỹ khỏi địa vị bá chủ ngành công nghiệp hàng không thế giới. Về vấn đề này, chuyên gia quân sự Mỹ khẳng định, Trung Quốc không đáng là đối thủ của Nga chứ đừng nói đến Mỹ.
Theo bài báo, những lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghiệp hàng không chủ yếu xuất phát từ 3 khía cạnh. Một là sự phàn nàn về vấn đề công ty hàng không Mỹ sẽ chuyển giao một số công nghệ cho Trung Quốc, Hai là họ sẽ truyền thụ cho các công ty Trung Quốc cách để chế tạo được 1 sản phẩm máy bay tốt; Ba là quy định cho phép công ty hàng không Trung Quốc được phép mua lại các công ty hàng không Mỹ.
Tuy hiện nay, công ty hàng không Trung Quốc đã có quan hệ hợp tác với các hãng hàng không hàng đầu thế giới của Mỹ, châu Âu, châu Mỹ như: Airbus, Boeing, Embraer..., đồng thời còn thu mua lại rất nhiều công ty chế tạo nhỏ của châu Âu nhưng phần lớn các chuyên gia quân sự đều cho rằng, thị trường xuất khẩu máy bay quân dụng và dân dụng của Trung Quốc vẫn còn quá nhỏ bé
Máy bay của Mỹ hiện được sử dụng nhiều nhất trên thế giới
Ông Roger Cliff, chuyên viên cao cấp của "Viện nghiên cứu đề án 2049" của Mỹ nhận xét, trên thế giới hiện nay chưa có ai xứng đáng là đối thủ cạnh tranh chứ đừng nói là vượt mặt và đủ khả năng mua lại 2 công ty hàng không siêu hạng của Mỹ là Lockheed Martin và Boeing, điều đó chỉ có khả năng xảy ra khi các công ty của Mỹ "tự bắn vào chân mình".
Cliff cho biết, tất cả các cường quốc châu Âu cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ sẽ không mua vũ khí của Trung Quốc bởi vì đơn giản là họ tự sản xuất được vũ khí chất lượng còn cao hơn. Một số nước thành viên thuộc Liên Xô có thể quan tâm nhưng Nga sẽ dùng ảnh hưởng lớn của mình làm mọi cách để ngăn chặn điều này xảy ra.
Do mẫu thuẫn biên giới giữa 2 nước cùng với vấn đề Trung Quốc giúp đỡ Pakistan phát triển vũ khí để chống lại mình nên Ấn Độ cũng sẽ không mua vũ khí Trung Quốc, hơn nữa New Dehli cũng có trình độ khoa học kỹ thuật khá cao, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến của Mỹ, Nga và phương Tây nên vũ khí của họ chẳng kém gì của Bắc Kinh.
Su-30MKI của Ấn Độ hiện đại hơn nhiều so với J-10 và J-11 của Trung Quốc
Vị chuyên viên cao cấp này khẳng định, căn cứ vào quan hệ ngoại giao không mấy tốt đẹp của Trung Quốc với các nước khác và thực trạng công nghệ của họ, có thể khẳng định chỉ một số ít các nước đang phát triển thuộc châu Phi, châu Mỹ và vài nước châu Á là Pakistan, Iran, Myanmar, Bangladesh... là sẽ mua vũ khí Trung Quốc, còn chẳng có cường quốc nào nhòm ngó đến vũ khí của nước này.
Cliff còn khẳng định, ngoài vấn đề thị trường hẹp, còn một vấn đề nan giải đối với Trung Quốc là trong thị trường lớn, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn tốt hơn hàng Trung Quốc rất nhiều. Lấy Brazil làm ví dụ, khi họ muốn mua một loại máy bay tiên tiến mà không tốn kém lắm, thì nếu không muốn mua hàng Nga với MiG-31, MiG-35, Su-34, Su-35 thì họ sẽ lựa chọn F/A-18 Hornet và F-16 của Mỹ hoặc Rafale, Typhoon của Pháp và châu Âu, Gripen của Thụy Điển chứ chả lẽ đi mua J-10, J-11 của Trung Quốc?
Theo ANTD
Kim Jong-un muốn Triều Tiên là cường quốc nấm Nhà lãnh đạo trẻ tuổi vừa đến thăm nhà máy trồng nấm của quân đội và thể hiện mong muốn nhân rộng mô hình này ra cả nước, để Triều Tiên trở thành một cường quốc về sản xuất nấm. Ông Kim Jong-un hài lòng khi tới thăm nhà máy trồng nấm và mong muốn nhân rộng mô hình ra khắp cả nước....