Trung Quốc không đưa vấn đề Biển Đông vào thượng đỉnh G20
Ngoại trưởng Trung Quốc ngày 8.4 cho biết cuộc họp thượng đỉnh G20 sẽ chỉ đề cập đến vấn đề kinh tế, còn vấn đề chính trị như tranh chấp lãnh hải sẽ không được nhắc đến trong cuộc họp này.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị loại bỏ vấn đề tranh chấp Biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự của G20 – Ảnh: Reuters
Cuộc họp thượng đỉnh G20 qui tụ những nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn nhất thế giới để bàn tất cả những vấn đề mà thế giới đối mặt, từ an ninh kinh tế đến chính trị và biến đổi khí hậu. Năm nay Trung Quốc là nước đăng cai tổ chức cuộc họp tại thành phố Hàng Châu vào tháng 9.2016.
G20 được đánh giá là sự kiện đối ngoại lớn nhất mà Trung Quốc tổ chức trong năm 2016. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ là những nhân vật được chú ý nhiều nhất trong sự kiện G20 năm nay.
Nói với các nhà báo sau khi hội đàm với người đồng cấp Đức, ông Vương Nghị nói rằng Trung Quốc muốn G20 tập trung vào chuyện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu hơn bất kỳ vấn đề nào khác, đặc biệt là tranh chấp ở Biển Đông.
“Chúng tôi hy vọng G7 có thể giống G20, chỉ tập trung vào đề tài phát triển kinh tế”, ông Vương Nghị được Reuters trích phát biểu.
Video đang HOT
G7 là cuộc họp thượng đỉnh của những nhà lãnh đạo từ 7 nước công nghiệp phát triển giàu nhất thế giới bao gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật và Canada. Họ sẽ gặp nhau tại Nhật vào tháng 5.2016 và lấy nội dung chính trị làm trọng tâm, trong đó có chuyện chương trình hạt nhân Triều Tiên, Biển Đông và xung đột ở Ukraine. Trung Quốc không phải là thành viên của G7 và không hài lòng khi G7 bàn về chuyện Biển Đông.
“Nếu như có nước nào đó, vì mục đích chính trị, chèn những chủ đề như vấn đề còn tồn lại từ lịch sử, tranh chấp về lãnh thổ hay chủ quyền vào G20, (chuyện này) không chỉ không có lợi cho việc giải quyết các vấn đề mà nó có thể tác động (không tốt) tới sự ổn định của khu vực. Đó là điều không khôn ngoan”, Ngoại trưởng Trung Quốc cảnh báo.
Ông Vương không nói trực tiếp đến tên quốc gia nào. Tuy nhiên, đối đầu khốc liệt và đáng sợ nhất với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông không phải là các nước ở khu vực này mà là Mỹ. Washington không muốn Bắc Kinh bành trướng thế lực, từ đó có thể kiểm soát cả vùng biển vốn là cửa ngõ giao thương hàng hải của cả thế giới này.
Tranh chấp ở Biển Đông luôn là vấn đề nóng trong nhiều diễn đàn quốc tế. Bởi đó là tiếng nói của các nước nhỏ sẽ được nhiều nước lớn nghe thấy và cũng là nơi được những quốc gia như Mỹ, Nhật và Úc sử dụng để lên án những hoạt động của Trung Quốc được cho là dùng sức mạnh nước lớn để bắt nạt nước nhỏ.
Trong khi đó, Trung Quốc luôn tìm cách tránh né hoặc không muốn chuyện tranh chấp Biển Đông có cơ hội trở thành đề tài nóng hay chủ đề chính trong các diễn đàn quốc tế, vì ở đó Bắc Kinh luôn là đối tượng để mọi chỉ trích hướng đến.
Minh Quang
Theo Thanhnien
An ninh kinh tế của EU phụ thuộc tình hình Biển Đông
Các quan chức ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ quan ngại về an ninh kinh tế của khối này ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế trên biển.
Sự ổn định ở Biển Đông sẽ bảo đảm an ninh kinh tế của EU - Ảnh minh họa: Reuters
Trong một diễn đàn tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc), ông Gunnar Wiegand, Giám đốc phụ trách vùng châu Á và Thái Bình Dương của Cơ quan đối ngoại EU (EEAS) cho biết những biến động gần đây ở Biển Đông thật sự đáng quan ngại, và đây là nơi mà một nửa giao thương của thế giới phải đi qua mỗi năm.
Ông Wiegand nhấn mạnh rằng an ninh kinh tế của EU phụ thuộc vào châu Á-Thái Bình Dương, và sự ổn định của khu vực này chính là sự ổn định an ninh kinh tế toàn châu Âu.
"Dù không đứng về phía nào, châu Âu vẫn cam kết thực hiện đúng trật tự hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS)", tờ South China Morning Post hôm 8.4 dẫn phát biểu của ông Wiegand.
Trong một diễn biến liên quan, ngoại trưởng các nước thành viên G7 sẽ nhóm họp ở Nhật vào tháng 5.2016. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Biển Đông, cụ thể là những hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở đây, sẽ là chủ đề chính của cuộc họp này.
Khối G7 có 4 nước EU là Pháp, Đức, Ý và Anh cùng với Mỹ, Canada và Nhật Bản.
Ông Michael Reiterer, cố vấn chính về vấn đề châu Á-Thái Bình Dương của Cơ quan đối ngoại EU, nói trong cùng diễn đàn ở Bắc Kinh rằng các thành viên của EU, cũng là những nước tham gia ký kết UNCLOS, mong muốn tất cả các bên phải tôn trọng công ước này.
"Chúng tôi có trách nhiệm để những quy định của pháp luật được tuân thủ. Điều này áp dụng đối với UNCLOS và cả Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á", ông Reiterer phát biểu.
Hồi năm 2012, EU đã tham gia vào Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với Đông Nam Á, ký chương trình hành động để tăng cường hợp tác với khối ASEAN. Trung Quốc cũng là nước tham gia ký kết hiệp ước.
Khi được hỏi về quan điểm của mình về sự can thiệp của EU đối với Biển Đông nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung, ông Mei Zhaorong, cựu đại sứ Trung Quốc tại Đức, nói rằng "sự can thiệp của EU chỉ gây phản tác dụng" (?), theo South China Morning Post.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Tổng thống Putin ký sắc lệnh ngừng FTA với Ukraine Theo sắc lệnh mà Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký, Hiệp định thương mại tự do giữa Nga và Ukraine sẽ ngừng từ ngày 1.1.2016. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh ngừng Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Nga và Ukraine từ ngày 1.1.2016 - Ảnh: AFP Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16.12 đã ký sắc...