“Trung Quốc không có khả năng mua châu Âu”
Theo AFP, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 3/2 cho biết cường quốc châu Á này không có khả năng lẫn ý định “mua châu Âu,” trong bối cảnh dư luận quan ngại về việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào các nền kinh tế thuộc khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu ( Eurozone) đang gặp khó khăn do nợ công.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo. (Nguồn: Internet)
Phát biểu tại diễn đàn doanh nghiệp Đức-Trung ở thành phố Quảng Châu, miền Nam Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo nhấn mạnh Trung Quốc “sẵn sàng hợp tác với châu Âu nhằm đấu tranh chống lại cuộc khủng hoảng (nợ công) hiện nay.”
“Một số người cho rằng điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc muốn mua châu Âu. Đây là một quan ngại song không phù hợp với thực tế. Trung Quốc không có ý định cũng như không có khả năng thực hiện ý tưởng này,” Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho biết./.
Theo TTXVN
Căng thẳng tại eo biển Hormuz: Trung Quốc chống sự đối đầu
Thủ tướng Ôn Gia Bảo bảo vệ việc mua bán dầu của Trung Quốc với Iran
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tại cuộc họp báo ở Doha ngày 18-1. Ảnh: Getty Image
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 18-1 tại Doha - Qatar, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Trung Đông 6 ngày, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố rằng eo biển Hormuz cần được mở cửa trong mọi tình huống bởi vì nó liên quan đến quyền lợi của toàn thể nhân loại. Theo Tân Hoa Xã, ông cho rằng áp dụng bất kỳ biện pháp cực đoan nào để giải quyết vấn đề này đều đi ngược lại ý chí của toàn thế giới. Thủ tướng Ôn Gia Bảo quả quyết: "Chúng tôi tin rằng dù dưới bất kỳ tình huống nào, phải bảo đảm an ninh tại eo biển Hormuz và cả việc chuyên chở dầu qua nơi này một cách bình thường bởi vì đó là quyền lợi của cả thế giới".
Ngoài ra, Thủ tướng Trung Quốc đã bảo vệ việc mua bán dầu của nước này với Iran, chống lại áp lực trừng phạt của phương Tây đối với các nước giao thương năng lượng với Iran. Ông nói: "Tôi muốn khẳng định rằng việc mua bán dầu của Trung Quốc với Iran là một hoạt động thương mại bình thường. Giao thương hợp pháp cần phải được bảo vệ, nếu không, trật tự kinh tế thế giới sẽ rơi vào tình trạng rối loạn... Chẳng có gì phải nghi ngờ, Trung Quốc và Iran vẫn duy trì mối quan hệ thương mại bình thường nhưng chúng tôi sẽ không từ bỏ các nguyên tắc vì lợi ích của việc thực hiện hợp đồng".
Trung Quốc là khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran, kế đó là Ấn Độ và Nhật Bản. Từ trước đến nay, Trung Quốc ủng hộ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc kêu gọi Iran ngưng các hoạt động làm giàu urani trong khi vẫn hành động để bảo đảm mối quan hệ năng lượng của mình không bị đe dọa.
Tuần trước, theo hãng tin Reuters, Mỹ đã viện dẫn luật của mình để trừng phạt Công ty Zhuhai Zhenrong của Trung Quốc mà Mỹ cho là nhà cung cấp lớn nhất các sản phẩm dầu mỏ đã tinh chế cho Iran. Đây là một trong số 3 công ty quốc tế bị trừng phạt vì buôn bán với Iran. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cho rằng việc Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đơn phương lên Công ty Zhuhai Zhenrong dựa trên luật của Mỹ là "vô lý".
Mặt khác, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng cảnh báo Iran về nỗ lực tìm kiếm vũ khí hạt nhân. Ông nhấn mạnh: "Trung Quốc kiên quyết phản đối Iran phát triển, sở hữu vũ khí hạt nhân và sẽ làm việc với các bên quan tâm để hình thành một Trung Đông không có hạt nhân". Đồng thời, ông lên tiếng cảnh báo chống lại sự đối đầu tại eo biển Hormuz.
Theo Người Lao Động
Giải quyết khủng hoảng nợ: Châu Âu sử dụng biện pháp ngoại lệ Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) ngày 27-10 đã thông qua một thỏa thuận quan trọng nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng nghiêm trọng tại khu vực này. Các nhà lãnh đạo châu Âu cuối cùng cũng đạt được thỏa thuận xử lý khủng hoảng nợ Trong cuộc họp thượng đỉnh bắt đầu chiều 26-10 và...