Trung Quốc không chấp nhận làm “Bãi rác quốc tế”
Những bãi rác nhỏ tại các khu xóm trong khu vực Đông Nam Á, cho đến các nhà máy rác tại Mỹ, Úc… đang lâm vào tình cảnh “khốn đốn”, khi chính phủ Trung Quốc quyết định ngừng nhập rác thải nhựa. Số lượng rác đang chuyển sang Malaysia.
Chính quyền Trung Quốc chấm dứt việc nhận rác thải nhựa đã đẩy dây chuyền tái chế rác thải toàn cầu lâm vào tình cảnh hỗn loạn.
Trung Quốc từng là nơi chứa rác thải nhiều nhất trên toàn thế giớ i
Hàng chục năm nay, Trung Quốc là nơi đón nhận tất cả các loại rác thải nhựa, rác tái chế từ khắp nơi trên thế giới rồi tái chế thành loại “nhựa hảo hạng”, được các công ty sản xuất lớn nhỏ sử dụng lại.
Chính sách năm 2018 của Trung Quốc khiến các nước láng giềng “khốn đốn”, các công ty tái chế rác Trung Quốc đang ào ạt chuyển số lượng rác thải khổng lồ sang các quốc gia láng giềng ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia. Đây là nơi có cộng đồng người bản xứ nói tiếng Hoa nhiều nhất Đông Nam Á, nên các tập đoàn Trung Quốc ưu tiên lựa chọn.
“ Bãi rác thế giới” nay đã chuyển giao cho Malaysia
Các số liệu thống kê từ chính phủ Malaysia cho thấy 870,000 tấn nhựa thải đã nhập cảng vào năm 2018, gấp ba lần so với năm 2016.
Video đang HOT
Tại thành phố Enjarom, gần thủ đô Kuala Lumpur, các xí nghiệp tái chế nhựa thải chất thải đen ra kênh, ống khói đen nghịt trời từ ngày đến đêm.
Chính phủ Malaysia đã có những giải pháp nhằm xoa dịu nhân dân, họ đã đóng cửa nhiều nhà máy tái chế nhựa và thông báo việc ngưng cấp thêm giấy phép nhập cảng nhựa trên toàn quốc.
Ô nhiễm chất dẻo là sự tích tụ các sản phẩm nhựa trong môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến động vật hoang dã và con người. Rác thải nhựa bao gồm các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, và nhiều thứ khác.
Ô nhiễm chất dẻo có thể ảnh hưởng không tốt đến đất đai, đường thủy và đại dương. Các sinh vật sống, đặc biệt là động vật biển, bị ảnh hưởng bởi sự vướng víu, ăn trực tiếp phế thải nhựa, hoặc do tiếp xúc với hóa chất trong chất dẻo làm rối loạn các chức năng sinh học. Con người cũng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nhựa, chẳng hạn như thông qua sự gián đoạn trục hoocmon tuyến giáp hoặc mức hoocmon.
Giải pháp duy nhất cho vấn đề ô nhiễm nhựa trên toàn thế giới chính là “Sản xuất ít, tái chế nhiều”.
Theo baophapluat/CNN
Máy bay MH17 bị bắn hạ: Căng thẳng quy trách nhiệm của Nga
Chính phủ các nước Nga, Hà Lan và Úc đã gặp mặt trong chuỗi các cuộc hội đàm căng thẳng để thống nhất kết luận về người chịu trách nhiệm cho vụ bắn rơi chiếc máy bay bởi những người Nga ly khai.
Gần 300 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn của MH17 năm 2014.
Toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn đã thiệt mạng trên chuyến bay MH17 của Hãng hàng không Malaysia khi nó bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không.
Chiếc máy bay đang trên đường đi từ thủ đô Amsterdam (Hà Lan) đến thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia khi nó bị tấn công hỏa lực trong lúc bay qua vùng lãnh thổ do lực lượng ly khai thân Nga chiếm giữ ở phía đông Ukraine.
Gần 300 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn của MH17 năm 2014. Khoảng hai phần ba trong số những người thiệt mạng là công dân Hà Lan.
Ông Stef Blok, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Hà Lan, đã ở Canberra cho cuộc hội đàm với Nga, nước mà nhiều người đổ trách nhiệm cho thảm hỏa trên không này.
"Cuộc gặp ba bên đã được thực hiện gần đây," ông Blok nói với các phóng viên.
"Chúng tôi không thể đi vào nội dung của tiến trình vì ở đây sự bảo mật vẫn mang tính sống còn," ông ấy nói tiếp.
Nhưng ông cũng cho biết: "Chúng tôi giữ nguyên cam kết đạt được sự thật, công lý và việc chịu trách nhiệm."
Vào tháng Năm năm 2018, cả chính phủ Hà Lan và Úc đều cho biết họ sẽ buộc Nga phải chịu trách nhiệm sau khi các điều tra viên lần theo dấu vết của hệ thống tên lửa "Buk" mà họ cho rằng đã được sử dụng để bắn hạ chiếc máy bay có liên quan đến lực lượng của Nga.
Họ tuyên bố các tên lửa có thể liên kết trực tiếp đến Lữ đoàn Phòng không số 53 của Nga, có cơ sở ở thành phố Kursk thuộc miền tây nước này.
Vào thời điểm đó, Tổng thống Nga ông Vladimir Putin đã khẳng định rằng chiếc máy bay không bị bắn rơi bởi tên lửa của Nga.
Úc cho biết họ sẽ tìm kiếm những thiệt hại tài chính không được nói rõ cho các gia đình của 38 công dân đã thiệt mạng.
Nếu sau cùng Nga nhận thức được một vài hình thức trách nhiệm hợp pháp cho việc làm rơi chiếc Boeing 777, nước này có thể hướng đến đền bù đối với thân nhân những người gặp nạn.
Bộ trưởng bộ Ngoại giao Úc, bà Marise Payne nói với các phóng viên rằng nước của bà duy trì "việc ủng hộ đối với vụ kiện cấp quốc gia Hà Lan về trách nhiệm đối với các nạn nhân."
Đặt vòng hoa cho các nạn nhân tại một nơi tưởng niệm ở Canberra, ông Blok cho hay: "Hà Lan và Úc sẽ sát cánh bên nhau trong nỗi đau và quyết tâm của mình."
Tai nạn MH17 là thảm họa thứ hai đánh vào ngành hàng không Malaysia trong cùng năm sau vụ mất tích bí ẩn năm 2014 của chuyến bay MH370.
Đã có nhiều giả thuyết kì lạ kể từ vụ tai nạn MH17 khi Nga tiếp tục phủ nhận trách nhiệm.
Tuần này, cơ quan tuyên truyền của Nga (Russia Today) đã công bố rằng họ có bằng chứng cho biết Ukraine có liên quan đến việc bắn hạ chiếc MH17.
Theo Danviet
Malaysia sẵn sàng khởi động lại chiến dịch tìm kiếm MH370 Chính phủ Malaysia đang cân nhắc việc nối lại các chiến dịch tìm kiếm máy bay MH370 mất tích 5 năm trước đây. Sự biến mất của MH370 được coi là một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại. Ảnh: AFP Phát biểu với báo giới tại một sự kiện diễn ra ở thủ đô Kuala Lumpur nhân 5...