Trung Quốc khởi công chế tạo giàn khoan Hải Dương-982
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 25/7 phát đi đoạn phóng sự cho biết Trung Quốc đã khởi công chế tạo giàn khoan bán ngầm nước sâu Hải Dương-982 tại thành phố Đại Liên.
Mô hình giàn khoan Hải Dương-982 (Ảnh: Sina)
Thời báo Hoàn Cầu dẫn thông tin từ CCTV cho hay, việc khởi đóng diễn ra hôm 1/7. Dự kiến, tàu sẽ được hoàn thành chế tạo và bàn giao đưa vào sử dụng cuối năm 2016 hoặc đầu năm 2017.
Giàn khoan Hải Dương-982 do Tập đoàn Đóng tàu Quốc gia Trung Quốc (CSIC) đảm nhận chế tạo cho Công ty TNHH Cổ phần Dịch vụ Giếng dầu Trung Hải (COSL). Đây là giàn khoan bán ngầm nước sâu đầu tiên do COSL đầu tư chế tạo.
Ngày 10/6/2014, COSL và Tập đoàn Agility đã ký thỏa thuận cung cấp thiết kế chi tiết và thầu giàn khoan Hải Dương-982. Hải Dương-982 sẽ là giàn khoan bán ngầm thế hệ thứ 6, có thể chịu được những cơn bão mạnh, phù hợp với điều kiện thời tiết khi tác nghiệp tại Biển Đông.
Video đang HOT
Hải Dương-982 được trang bị hệ thống định vị động lực DP3, khả năng tác nghiệp tại mức nước sâu nhất lên đến 1.500m và độ sâu của giếng khoan thăm dò đạt 9.144m. Giàn có chiều dài 104,5 mét, chiều rộng 70,5 mét, có thể phục vụ cho 180 nhân viên. Giàn khoan này được chế tạo với thời gian phục vụ khoảng 25 năm.
CCTV cho biết, giàn khoan Hải Dương 982-chính là phiên bản giản hóa của giàn khoan Hải Dương-981. Nó sẽ thuận lợi hơn cho Trung Quốc trong quá trình thăm dò và khai thác dầu khí, bởi giàn khoan Hải Dương-982 được thiết kế có thể liên kết với các ụ tàu nổi, các cảng trên biển để trở thành “đảo di dộng nhân tạo trên biển”.
Việc triển khai đóng giàn khoan nước sâu Hải Dương-982 sẽ phục vụ đắc lực cho Trung Quốc trong việc vơ vét tài nguyên dầu khí tại Biển Đông.
Hồi đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đã trải khai trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế kinh tế của Việt Nam.
Hương Giang
Theo Dantri/Sohu
Trung Quốc tuyên bố không ngừng việc khai thác dầu ở biển Hoa Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.7 tuyên bố nước này có quyền khai thác dầu mỏ và khí đốt ở khu vực gần vùng biển tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, đồng thời bác bỏ đường phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông nhìn từ trên không - Ảnh: Reuters
Trong sách trắng quốc phòng năm 2015 vừa được chính phủ Nhật Bản thông qua ngày 21.7, Bộ Quốc phòng Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xây dựng các giàn khoan thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông, nơi có tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, theo Reuters.
Trung Quốc đã khôi phục hoạt động thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông cách đây hai năm, theo sách trắng quốc phòng Nhật Bản. Những giàn khoan mới xuất hiện ở phía Trung Quốc gần đường phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa Nhật Bản và Trung Quốc ở biển Hoa Đông, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hay.
Phản ứng trước thông tin từ sách trắng quốc phòng Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.7 tuyên bố hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Trung Quốc ở Hoa Đông là hoàn toàn "phù hợp và hợp pháp".
"Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chưa đạt được thỏa thuận về đường biên giới trên biển ở Hoa Đông, và Trung Quốc không công nhận đường phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế Nhật - Trung do phía Nhật Bản đơn phương lập ra ở biển Hoa Đông", Reuters dẫn thông cáo Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24.7.
Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (370 km) và thềm lục địa ở Hoa Đông mở rộng đến Vùng trũng Okinawa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết thêm. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đề nghị Nhật Bản ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết tranh chấp ở biển Hoa Đông.
Tokyo lo ngại những giàn khoan mới của Trung Quốc sẽ nhắm vào các mỏ khí đốt nằm ở vị trí chồng lấn đường phân định ranh giới, và có thể được dùng để làm trạm hoặc căn cứ radar cho các máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc quan sát hoạt động gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Căng thẳng Trung - Nhật leo thang kể từ tháng 9.2012, khi đó Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa những hòn đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Tàu tuần duyên và hải quân Trung Quốc - Nhật Bản thường xuyên "đụng độ" nhau tại vùng biển gần quần đảo này, theo Reuters.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Trung Quốc điều thêm một tàu hộ vệ tên lửa tiến ra Biển Đông Báo chí Trung Quốc hôm nay đưa tin, hải quân nước này đã tổ chức nghi thức bàn giao tàu hộ vệ tên lửa Type 056 cho Hạm đội Nam Hải tại căn cứ hải quân ở Tam Á. Trung Quốc điều tàu hộ vệ ra Biển Đông. (Ảnh: China News) Việc tiếp nhận thêm một tàu hộ vệ tên lửa sẽ giúp...