Trung Quốc “khoe tên lửa liên lục địa bao phủ châu Á”
Theo tin tức trên tờ Want Daily của Đài Loan ngày 14/10, Trung Quốc vừa bất ngờ hé lộ về loại tên lửa liên lục địa tầm trung có cự ly 3200km có thể bao trùm toàn châu Á trong một đoạn phim tài liệu quân sự.
Tên lửa DF-25 cơ động khi được đặt trên xe vận tải
Được đặt tên DF-25, đây là tên lửa tầm trung do Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) chế tạo. Với tầm bắn 3200 km, DF-25 có thể tấn công hầu như mọi mục tiêu trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Guam.
Video đang HOT
DF-25 được đánh giá có tính cơ động cao khi được đặt trên loại xe vận tải 10 bánh. Ngoài ra tên lửa này có thể mang 3 đầu đạn thông thường hoặc các đầu đạn hạt nhân để thực hiện tấn công chiến lược và chiến thuật.
Thông tin từ trang web quân sự MissileThreat.com của Mỹ cho thấy DF-25 nhiều khả năng được sử dụng để phòng thủ các nước láng giềng của Trung Quốc như Ấn Độ hay Nga. Tên lửa này cũng có thể được dùng để tấn công các tàu sân bay Mỹ trong trường hợp có đụng độ tại Biển Đông hoặc khu vực phía Đông Trung Quốc.
Theo Want Daily, DF-25 ban đầu được dự tính đưa vào phục vụ PLA năm 2000. Tuy nhiên theo một số nguồn tin, kế hoạch này bị gián đoạn năm 1996 do khi đó Bắc Kinh tập trung nâng cấp tên lửa liên lục địa chống hạm DF-21. Do đó mãi đến khoảng năm 2004-2005, DF-25 mới được đưa vào biên chế tại quân đoàn pháo binh số 2. Với khả năng mang đầu đạn thông thường cũng có thông tin cho rằng DF-25 có thể được đem xuất khẩu.
Cũng theo nguồn tin trên, để đáp lại sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Nhật Bản đã có kế hoạch mua 4 phương tiện tấn công lội nước AAV-7 từ Mỹ trong năm tới. Các phương tiện này sẽ được trang bị cho các đơn vị phòng thủ mặt đất chịu trách nhiệm phong thủ các đảo xa bờ, bao gồm Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Dantri
Nga bỏ kế hoạch lập bộ chỉ huy hạt nhân
Bộ Quốc phòng Nga đã từ bỏ kế hoạch thiết lập một cơ quan chỉ huy thống nhất cho bộ ba đơn vị nắm giữ vũ khí hạt nhân của nước này, tờ Izvestia cho biết hôm 24.9.
Theo đó, mỗi bộ phận chính của Lực lượng vũ trang Nga, gồm Lực lượng tên lửa chiến lược (SMF), Không quân và Hải quân, sẽ giữ lại quyền kiểm soát bộ phận cấu thành bộ ba đơn vị sở hữu vũ khí hạt nhân của nó, Izvestia dẫn nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey của Nga - Ảnh: Reuters
Tờ Izvestia cho rằng quyết định trên có thể là kết quả của mâu thuẫn nội bộ trong việc sắp xếp quyền lực ở cơ quan chỉ huy thống nhất nếu nó được thành lập. Bộ Quốc phòng Nga chưa có tuyên bố chính thức về vụ việc này.
Việc thiết lập một cơ quan chỉ huy thống nhất cho bộ ba đơn vị vũ khí hạt nhân được đưa ra và quân đội Nga xem xét từ những năm 1990. Kế hoạch phác thảo một mô hình vận hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga.
Theo RIA Novosti dẫn các số liệu thống kê chính thức mới nhất, thì Nga có 494 đơn vị phóng tên lửa được triển khai trên đất liền, trên biển và trên không với tổng cộng 1.492 đầu đạn hạt nhân.
Bộ Quốc phòng Nga đã có kế hoạch triển khai ít nhất tám tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey phát triển máy bay ném bom thế hệ thứ sáu thay thế các phi đội hiện nay của không quân Nga gồm các loại máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack, Tu-95 Bear và trang bị cho Lực lượng tên lửa chiến lược (SMF) các hệ thống tên lửa đạn đạo Yars.
Theo TNO
Tàu ngầm hạt nhân 094 TQ phóng thử tên lửa JL-2 có liên quan biển Đông "Trung Quốc vừa liên tục phóng 2 loại tên lửa hạt nhân thế hệ mới trang bị đầu đạn MIRV được cho là có liên quan tới tranh chấp biển Đông". Tên lửa đạn đạo JL-2 được phóng lên từ tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Ngày 15/8, trên trang mạng freebeacon.com Mỹ, chuyên gia Bill Gertz có bài viết đã bày...