Trung Quốc khoe sức mạnh hải quân ở Hoa Đông
Truyền thông Trung Quốc những ngày qua liên tục công bố hình ảnh các cuộc tập trận, đặc biệt là của hải quân trên biển Hoa Đông, trong lúc đang có tranh chấp với Nhật về một quần đảo trên biển này.
Hãng thông tấn quốc gia Xinhua hôm nay đăng loạt ảnh về một cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Trong ảnh, pháo được bắn đi từ một chiến hạm.
Xinhua không nêu rõ thời gian và địa điểm của cuộc diễn tập này.
Một cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra ở Hoa Đông cuối tuần trước, trong lúc người Trung Quốc xuống đường biểu tình dữ dội thể hiện sự phản đối Nhật Bản trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Video đang HOT
Cuộc diễn tập nói trên sử dụng nhiều pháo hạm và cả tàu ngầm.
Trực thăng tham gia diễn tập cùng các tàu hải quân Trung Quốc. Báo chí nước này công bố hình ảnh cuộc tập trận ở Hoa Đông trùng thời điểm chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đến Trung Quốc.
Trong một động thái hiếm hoi, ông Panette được mời đến tham quan một căn cứ của hải quân Trung Quốc ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc. Người đứng đầu Lầu Năm góc được mời xem tàu chiến và tàu ngầm ở tổng hành dinh của hạm đội Bắc Hải.
Trên biển Hoa Đông, tàu cảnh sát và tuần duyên của Nhật vẫn đang trong tình trạng báo động trước sự hiện diện của các tàu hải giám và ngư chính Trung Quốc quanh quần đảo tranh chấp.Theo VNE
Tàu Nhật, Trung Quốc xua đuổi nhau
6 tàu hải giám Trung Quốc hôm qua rời vùng biển do Nhật Bản kiểm soát gần quần đảo Senkaku Điếu Ngư.
Tàu hải giám Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật. Ảnh: Xinhua
VOA đưa tin, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản cho biết các tàu Trung Quốc đã rút khỏi khu vực xung quanh quần đảo không người trên biển Hoa Đông sau khi cả hai bên phát đi những lời cảnh báo xua đuổi nhau tại vùng nước tranh chấp.
Nhật Bản đã thành lập lực lượng khẩn cấp đặc biệt đồng thời triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Tokyo để phản đối và gọi hành động của Trung Quốc là "rất đáng tiếc" và "chưa từng có".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu rằng "chuyến tuần tra việc thực thi pháp luật thường niên là hoàn toàn chính đáng" và "căng thẳng giữa hai nước hoàn toàn do phía Nhật Bản gây nên". Hãng thông tấn nhà nước của Trung Quốc Xinhua nói chuyến đi của các tàu hải giám "giáng một đòn mạnh mẽ đối với thái độ kiêu căng của Nhật".
Hôm qua chính phủ Nhật tuyên bố trao lại quyền kiểm soát các đảo mới mua được, cùng chìa khóa ngọn hải đăng trên đảo cho lực lượng tuần duyên. Hành động này được cho là nhằm thể hiện ý định của chính phủ Nhật không phát triển các công trình gì trên đảo.
Các ngư dân Nhật bày tỏ lo ngại nếu tình hình leo thang căng thẳng ảnh hưởng đến ngư trường, và hy vọng tình thế sẽ trở lại êm ả.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh tranh chấp trên nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư bắt đầu nóng lại từ khoảng tháng 4, khi thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara công khai ý định mua lại chuỗi đảo không người này từ chủ sở hữu tư nhân là một gia đình người Nhật. Sau đó, chính phủ Nhật Bản cũng công bố kế hoạch mua đứt chuỗi đảo và vừa chính thức thông qua kế hoạch trên, với khoản tiền gần 26 triệu USD để mua ba trong số 5 hòn đảo.
Bắc Kinh hết sức giận dữ vì hành động của Nhật Bản và tuyên bố không công nhận việc mua bán chuỗi đảo. Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản thu hồi lại quyết định nói trên nhưng Nhật Bản từ chối và nói rằng Tokyo không phải xem xét lại những việc làm trong phạm vi lãnh thổ của Nhật.
Tàu hải giám Trung Quốc trong khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Xinhua
Xe ô tô của đại sứ Nhật Bản ở Bắc Kinh từng bị cướp cờ và hơn 20 cuộc biểu tình chống Nhật đã diễn ra ở nhiều thành phố trên khắp Trung Quốc trong hơn một tháng qua. Người biểu tình Trung Quốc tấn công các cửa hàng Nhật và kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật. Cơ quan ngoại giao của Nhật Bản tại Trung Quốc phải ban hành cảnh báo an ninh với công dân nước này đang ở Trung Quốc sau hàng loạt vụ tấn công nhằm vào người Nhật.
Mới đây, Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Jiang Zengwei cũng cảnh báo tranh chấp về biển đảo có thể ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Koichiro Gemba kêu gọi Bắc Kinh hãy bình tĩnh.
Trong một diễn biến khác, người đứng đầu các nhà hoạt động Hong Kong bơi thuyền đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tháng trước lại lên kế hoạch tiếp tục tới đây bằng chính con thuyền cũ trong tuần sau. "Chỉ cần chính phủ cho phép, chúng tôi sẽ lập tức ra đảo trong một hoặc hai ngày", Chan Miu-tak, người đứng đầu các nhà hoạt động nói.
Tokyo đã bắt nhóm các nhà hoạt động Trung Quốc đổ bộ lên Senkaku/Điếu Ngư hôm 15/8 nhưng trục xuất họ sau đó hai ngày như một nỗ lực xoa dịu căng thẳng giữa hai bên.
Theo Soha
Hạm đội Nga đến đảo tranh chấp với Nhật Hạm đội Thái Bình Dương của Nga hôm qua rời cảng Vladivostok tuần hành đến quần đảo Kurils/Vùng lãnh thổ phương bắc tranh chấp với Nhật, trong bối cảnhn vùng biển Đông Bắc Á đang sôi sục. Quần đảo Kurils/Vùng lãnh thổ phương Bắc. Ảnh:RIA Novosti Người phát ngôn hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga cho biết chuyến đi kéo...