Trung Quốc khoe khoang rầm rộ về tàu sân bay tự đóng
Tàu sân bay sản xuất trong nước là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất trên báo chí Trung Quốc những ngày nước này bước vào kỳ nghỉ quốc khánh (1/10).
Trang Wangyi (Trung Quốc) ngày 3/10 đăng tải một chùm ảnh mới được cư dân mạng nước này chụp lại, cho thấy tiến độ chiếc tàu sân bay đầu tiên do Trung Quốc sản xuất trong nước rất nhanh.
Trước đó vài ngày, tạp chí quốc phòng IHS Jane’s đưa tin tàu sân bay “nội” của Trung Quốc, đóng tại xưởng ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã gần hoàn thành về mặt kết cấu. Ngày hạ thủy chiếc tàu này có thể không còn xa.
Bình luận về thông tin từ báo chí phương Tây, tờ Tin tức tham khảo (Trung Quốc) gián tiếp thừa nhận quân đội nước này đã tiến rất gần đến ngày hoàn thành tàu sân bay tự sản xuất.
“Thời khắc hạ thủy [tàu sân bay] ngày càng đến gần, giấc mơ hải quân nước xanh của Trung Quốc sẽ được chắp cánh,” tờ báo Trung Quốc tuyên bố.
Một hình ảnh về tàu sân bay do Trung Quốc sản xuất do người dân nước này chụp được ở nhà máy tại Đại Liên hôm 28/9. (Ảnh: Wangyi)
Video đang HOT
Một trong những hoạt động được Bắc Kinh tổ chức rầm rộ nhất để tung hô “giấc mơ tàu sân bay” chính là sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thượng tướng Lưu Hoa Thanh, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc giai đoạn 1982-1988.
Hôm 28/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Ủy viên thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc Lưu Vân Sơn đã tham gia cuộc tọa đàm lớn tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh về Lưu Hoa Thanh.
Lưu chính là tác giả của bản kế hoạch gồm 3 giai đoạn nhằm gia tăng quyền lực của Trung Quốc trên biển, đồng thời là kẻ chủ mưu, lên kế hoạch trong cuộc xâm lược 6 bãi đá ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào năm 1988.
Theo đánh giá của giới cầm quyền Trung Quốc ngày nay, Lưu được ca ngợi là “cha đẻ của hải quân Trung Quốc hiện đại”, “cha đẻ của tàu sân bay Trung Quốc”.
Trong bài xã luận đăng trên báo đảng Trung Quốc Nhân dân Nhật báo ngày 29/9, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã tâng bốc lên tận mây xanh về những “thành tích lớn lao” của người tiền nhiệm.
Ngô tỏ thái độ “khao khát” hoàn thành “tâm nguyện của Lưu Hoa Thanh”, đó là phát triển hệ thống tàu chiến cỡ lớn và tàu ngầm hạt nhân, đặc biệt là tàu sân bay của Trung Quốc..
Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận tàu sân bay tự sản xuất được khởi công vào cuối năm 2015, có lượng choán nước 50.000 tấn, bằng một nửa so với tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.
Các động thái mới của Bắc Kinh liên quan đến tàu sân bay được cho là một cách “bắn tín hiệu” đến Mỹ, trong bối cảnh lãnh đạo Lầu Năm Góc tuyên bố đẩy mạnh hiện diện quân sự ở châu Á theo chiến lược “xoay trục” giai đoạn mới, với mục tiêu triển khai 60% hải quân và không quân nước này đến châu Á-Thái Bình Dương trước năm 2020.
Theo Soha News
Uralvagonzavod xác nhận Việt Nam muốn mua xe tăng T-90
Lãnh đạo Tập đoàn sản xuất phương tiện bọc thép Uralvagonzavod lên tiếng xác nhận Việt Nam sẽ mua xe tăng T-90 với số lượng có thể lên tới vài trăm chiếc.
"Quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ được tăng cường sức mạnh bằng các xe tăng T-90 của Nga. Phía Việt Nam có thể mua số lượng xe tăng lên đến vài trăm chiếc", ông Vladimir Roshupkina - Giám đốc tập đoàn Uralvagonzavod cho biết với Izvestia.
Theo ông này, các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Uralvagonzavod vẫn đang được tiến hành, tuy nhiên chưa đến giai đoạn đàm phán về giá cả, phía Việt Nam muốn số lượng vài trăm xe với giá cả phải chăng.
Cũng theo ông Roshupkina, khi hai bên đã thống nhất được về giá cả thì sẽ tiếp tục bàn về các tùy chọn khác để xe tăng T-90 có thể sử dụng hiệu quả ở môi trường Đông Nam Á.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.
T-90 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực "xương sống" của Quân đội Liên bang Nga. Một số lượng không nhỏ phiên bản T-90 xuất khẩu đã được Nga chuyển giao cho phía Algeria, tương lai họ sẽ sở hữu hơn 500 chiếc; Azerbaijan có khoảng 100 chiếc, trong khi đó ở Ấn Độ xe tăng T-90 đã được cấp phép sản xuất. Một số lượng nhỏ xe tăng T-90 đang được trang bị trong quân đội của Syria và Turkmenistan.
"Việt Nam là đối tác lâu đời của chúng tôi, các đối thủ khác đang cạnh tranh với chúng tôi tại thị trường này. Gần đây, phía Việt Nam đã lựa chọn một nhà thầu Israel để sản xuất súng trường chứ không phải là Kalashnikov của Nga. Người Pháp cũng đang đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật-quân sự, cạnh tranh mạnh và muốn đẩy chúng rôi ra khỏi thị trường này. Tốt hơn hết là không nên để mất đối tác truyền thống này", ông Ruslan Pukhov - Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST, Moskva, Nga) cho biết.
Trước đó, tạp chí quân sự Kanwa cũng đã đưa tin về việc phía Việt Nam đang đàm phán với Uralvagonzavod về việc mua sắm và trang bị một số lượng nhỏ xe tăng T-90.
Xe tăng T-90 sẽ nâng cấp sức mạnh Lục quân Việt Nam lên một "đẳng cấp" mới.
Trong khi đó, ngày 7/9, ông Lại Ngọc Đoàn, Đại biện lâm thời Việt Nam tại Triển lãm và hội thảo quốc phòng Army 2016 ngoại ô thủ đô Moskva đã cho biết rằng, "nói đến máy bay trực thăng quân sự thì đó không phải là ưu tiên. Chúng tôi có bờ biển và địa hình đồi núi, đòi hỏi nhiều loại thiết bị khác, như xe tăng chẳng hạn".
Hiện nay, Quân đội Nhân dân Việt Nam cần tăng cường sức mạnh cho lực lượng tăng-thiết giáp. Việt Nam hiện có hàng trăm xe tăng đã cũ của Liên Xô và Trung Quốc. Một số xe đang được nâng cấp thử nghiệm theo công nghệ của Israel. Trước đó, phía Việt Nam cũng đã lên kế hoạch trang bị các xe tăng T-72 của Liên Xô từ Ba Lan, nhưng kế hoạch không thành. Và hôm nay, phía Việt Nam vẫn dành sự quan tâm đến các trang thiết bị vũ khí Nga.
Theo Kiến Thức
Nga Việt Nam tập trận chung vào năm 2017 Lục quân Nga sẽ tập trận chung với binh sĩ các nước trong đó có Việt Nam vào năm 2017. Sputnik hôm 1/10 dẫn lời của Tư lệnh lục quân Nga, Đại tướng Oleg Salyukov cho hay, lục quân Nga sẽ sớm tham gia tập trận chung với một số quốc gia trong đó có Việt Nam. Lục quân Nga sẽ thực hiện...