Trung Quốc khoan trúng “núi lửa”, loay hoay trong sự bẽ bàng
Giàn khoan Hải Dương 981 được sử dụng như một hòn đảo di động để giành chủ quyền, nhưng chính giàn khoan này đang lôi Trung Quốc vào một vũng lầy khó thoát.
Mục đích và thực tế
Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc mang đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một giàn khoan nửa chìm, công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, được người Trung Quốc tung hô là “tượng đài của sức mạnh năng lượng Trung Quốc.”
Tuy nhiên, không chỉ sử dụng trong mục đích kinh tế, giàn khoan này còn được Bắc Kinh sử dụng như một hòn đảo di động để áp đặt việc giành giật chủ quyền trên biển. Theo kế hoạch đề ra, Hải Dương 981 sẽ khoan thử nghiệm tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng thực tế, phía Việt Nam cho rằng nơi đây khả năng cao không có dầu. Vậy Trung Quốc muốn khoan cái gì ở đó?
Họ muốn khoan thử nghiệm vào phản ứng của thế giới trước sự ngang ngược, bất chấp của họ. Họ muốn khoan thử vào lòng dân Việt Nam, để xem xem sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh, nhiều thế hệ mới ra đời, quen sống trong nhung lụa đầy đủ có còn lòng tự tôn dân tộc như ngày còn chiến tranh, còn nghèo khổ.
Có lẽ, đó mới chính là những mũi khoan mà Trung Quốc muốn thử nghiệm. Tiếc rằng, lần này Trung Quốc đã khoan phải miệng núi lửa chứ không phải mỏ dầu. Giàn khoan Hải Dương 981 đã kích hoạt lòng yêu nước của người dân Việt Nam, và đây cũng là thứ vũ khí mãnh liệt nhất, lợi hại nhất mà dân tộc nhỏ bé này có, từ bao đời nay.
Giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và tàu kéo bảo vệ
Đồng thời, giàn khoan Hải Dương 981 đã làm Việt Nam tỉnh táo trước những sự hữu nghị viển vông. Như ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nói trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông hôm 23/5, khi phóng viên hỏi về vấn đề mối quan hệ hữu nghị và 16 chữ vàng với Trung Quốc: “Xin khẳng định việc chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, nên không thể đánh đối được. Vàng rất quý, nhưng chủ quyền quốc gia còn quý hơn vàng.”
Việt Nam cũng nhận thấy rằng cần phải có những sự cẩn trọng hơn với Trung Quốc, từ chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự…. Một giàn khoan Hải Dương 981 như một giọt nước làm tràn ly, Việt Nam đã nhận thấy nhiều điều, cần xem xét nhiều thứ, mà trên hết, chủ quyền đang bị đe doạ.
Còn quốc tế, Bắc Kinh sai lầm lớn hơn trên phương diện này. Họ bày ra những lời biện minh ngây ngô, nào là tàu cá Việt Nam muốn tấn công giàn khoan nên tự chìm, nào là cảnh sát biển Việt Nam đâm lực lượng chấp pháp Trung Quốc 171 lần, nào là tàu kiểm ngư Việt Nam tấn công tàu cá vỏ sắt Trung Quốc…
Bắc Kinh quên rằng thế giới đang ở thế kỷ 21, khi đang ở trong một “thế giới phẳng,” bạn sẽ không thể che giấu điều gì. Đây không phải cuộc đấu khẩu giữa Bắc Kinh và Hà Nội, bởi những phóng viên quốc tế đang làm nhiệm vụ tương tự như những quan sát viên Liên Hợp Quốc, và sự thực được phơi bày trước ống kính của họ.
Video đang HOT
Bà Phó Oánh – thiên tài hùng biện của Trung Quốc đã đến Shangri-la quyết đọ thiệt hơn
Tại hội nghị Shangri-La 2014, theo phái đoàn của Trung Quốc có một nhân vật rất đáng chú ý là bà Phó Oánh. Nhân vật này được báo chí phương Tây xưng tụng là người phụ nữ có tài hùng biện nhất Trung Quốc, là “nắm đấm thép bọc nhung,” là người có khả năng “thổi tung bất kỳ ai ra ngoài Trái Đất bằng lời nói.” Nhân vật này đủ cho thấy Trung Quốc muốn hơn thua ở diễn đàn này.
Nhưng thực tế, dù cho có một Phó Oánh hay mười Phó Oánh thì một sự thực mà Bắc Kinh đang phải thừa nhận, chính họ đã tự thổi mình ra khỏi thế giới khi không nhận được bất kỳ một lời ủng hộ nào cho chiến lược, sách lược chủ quyền của họ.
Đồng thời, Trung Quốc đã tạo ra một cái cớ để Nhật Bản bất chiến tự nhiên thành. Thay vì chạy đua tiền bạc với Trung Quốc trong những gói đầu tư, những nguồn vốn vay ưu đãi, Nhật Bản bỗng dưng trở thành người nói lời chính nghĩa, là bậc quân tử. Nhật Bản tỏ ra cho ASEAN thấy có đại nạn mới tỏ tình bằng hữu, và ASEAN chắc chắn sẽ nắm lấy bàn tay mà Nhật đang chìa ra. Trong cuộc đua ngoại giao, ảnh hưởng này, Trung Quốc thua rồi.
Bị cô lập đã là tồi tệ, nhưng tự cô lập còn nguy hiểm hơn nhiều. Trung Quốc có cả hai hoàn cảnh này. Cái giàn khoan không có lỗi, lỗi là ở những người áp đặt mục đích lên nó, và Bắc Kinh không chỉ muốn khoan thử dầu mà còn muốn nhiều phép thử khác, và thực tế mọi phép thử đều khiến họ bẽ bàng.
Việt Nam có thể làm gì?
Dù biết rằng giàn khoan Hải Dương 981 kéo Trung Quốc vào một bãi lầy, nhưng thói dân tộc chủ nghĩa, quan điểm thiên triều ăn sâu vào tiềm thức những người lãnh đạo Trung Quốc thì khó có thể thay đổi. Họ cho rằng họ đang dư thừa sức mạnh, bãi lầy đang kéo họ xuống kia, họ lại nghĩ rằng đã đặt một chân lên việc hiện thực hoá giấc mơ đẹp về một Đại Trung Hoa.
Việt Nam lên án, thế giới phản đối, cô lập hoàn toàn, nhưng với giàn khoan này, Trung Quốc lâm vào ba trường hợp: hoặc cố đấm ăn xôi, chịu nhiều tốn kém, duy trì đến đúng lộ trình tháng 8 thì rút về. Hoặc rút ngay về nước hay một căn cứ quân sự nào gần đó. Ba là để luôn cái giàn khoan ấy ở lại Hoàng Sa hoặc xa hơn là Trường Sa.
Biện pháp một là thượng sách, hai là trung sách, ba là hạ sách với Trung Quốc. Nhưng nếu Bắc Kinh dùng phương pháp thứ ba, điều này chứng tỏ khát vọng, dã tâm của Trung Quốc là đã không thể kìm chế được nữa.
Trong những hoàn cảnh đó, Việt Nam làm được gì? Điều khả dĩ nhất lúc này là kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Nếu kiện, Việt Nam sẽ thắng. Nếu thắng, thì đó cũng chỉ là chiến thắng trên bàn ngoại giao, trên phương diện thủ tục pháp lý. Trung Quốc không phải một kẻ tôn trọng luật pháp cho lắm.
Ba tàu Trung Quốc vây đánh tàu kiểm ngư của Việt Nam
Bên cạnh đó, cần một sự chuẩn bị. Sự chuẩn bị ở đây không chỉ là mua sắm khí tài quân sự hay tăng chi tiêu quốc phòng. Việt Nam cần phải có một sự đầu tư hơn về quan hệ quốc tế, chuẩn bị những đường lùi cho mình khi đối tác chính của nền kinh tế là Trung Quốc có trắc trở…
Và biện pháp tốt nhất vào thời điểm này, đó là quốc tế hóa, đưa vấn đề Biển Đông ra thế giới một cách công khai, Việt Nam có thể hoàn toàn mang những lợi ích kinh tế trên vùng đặc quyền của mình để hợp tác với đa dạng các quốc gia.
Làm được điều này, Trung Quốc có muốn nuốt Biển Đông cũng phải bước qua nhiều cường quốc, Việt Nam bất chiến tự nhiên thành.
Theo Báo Đất Việt
Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra nào cho Việt Nam?
Khả năng cao là Nhật Bản sẽ chỉ có thể cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra bờ biển cỡ 1.000 tấn trở xuống.
Phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-la 13 tại Singapore hôm 1/6, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết: "Việt Nam sẽ nhận tàu tuần tra bờ biển từ Nhật Bản vào đầu năm 2015". Theo các báo cáo trước đây, các tàu tuần tra này có thể được trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ thực thi pháp luật hàng hải, chống nạn buôn lậu, bảo vệ môi trường biển, tìm kiếm cứu nạn...
Theo thông tin đã đăng tải từ trước thì Việt Nam sẽ nhận được tổng cộng 10 chiếc tuần tra từ Cảnh sát biển Nhật Bản (JCG). Hiện nay, JCG sở hữu đội tàu tuần duyên hiện đại, đông đảo nhất thế giới lên tới 455 chiếc cùng 73 máy bay (trực thăng, máy bay cánh bằng) các loại. Vậy liệu Việt Nam nhận được loại tàu nào, kích cỡ ra sao?
Khả năng cao là Việt Nam chỉ có thể nhận được các tàu tuần tra đã qua sử dụng, đến hạn nghỉ hưu trong Cảnh sát biển Nhật Bản. Nếu như Nhật Bản có quyết định cung cấp các tàu 1.000 tấn cho Việt Nam thì khả năng lớn chỉ có thể nằm ở lớp tàu Shiretoko được đóng từ năm 1978, hiện có 18 chiếc đã thôi phục vụ. Lớp tàu này (trong ảnh) có lượng giãn nước khoảng 1.000 tấn, dài 77,8m, trang bị pháo 20mm, tốc độ tàu 20 hải lý/h.
Ở mức dưới 1.000 tấn thì Nhật Bản có nhiều lớp tàu tuần tra có lượng giãn nước trải dài từ 500-130 tấn và dưới 100 tấn. Trong ảnh là loại tàu tuần tra lớp Teshio có lượng giãn nước 500 tấn.
Một trong 3 lớp tàu tuần tra có lượng giãn nước 350 tấn của Nhật Bản - lớp Toraka. Các tàu kiểu này đều được vũ trang nhẹ với pháo 20mm hoặc 40mm cùng súng phun nước áp lực cao.
Lớp tàu tuần tra lượng giãn nước 220 tấn Tsurigi, dài 50m, có tốc độ hành trình rất cao - 50 hải lý/h, trang bị hỏa lực pháo 20mm. Tuy nhiên, lớp tàu này đưa vào sử dụng từ năm 2001 nên khó có khả năng được cho nghỉ hưu vào thời điểm này.
Một trong 2 lớp tàu tuần tra lượng giãn nước 180 tấn - lớp Mihashi.
Ngoài ra, Nhật Bản còn sử dụng một số loại tàu tuần tra cỡ nhỏ, dưới 100 tấn. Trong ảnh là một trong 4 lớp tàu dài 35m - lớp Hayanami được trang bị tới 4 súng phun nước tự động.
Một loại tàu tuần tra nhỏ dài 30m.
Tàu tuần tra dài 23mm của JCG.
Trước Việt Nam, Philippines đã được Nhật Bản quyết định viện trợ cho 10 tàu tuần tra có lượng giãn nước khoảng 180 tấn, dài 40m (có thể là lớp tàu Mihashi). Không loại trừ khả năng, Việt Nam cũng sẽ nhận được những chiếc tàu tương tự. Trong ảnh là một loại tàu tuần tra do Nhật Bản chế tạo, viện trợ cho Cảnh sát biển Philippines (PCG).
Theo Kiến thức
Chuyên gia Ấn đề xuất lập lực lượng bảo vệ bờ biển chung đối phó TQ Ông Jayadeva Ranade, Giám đốc Trung tâm Trung Quốc về Phân tích và Chiến lược (CCAS) của Ấn Độ, nhận định: với việc triển khai giàn khoan dầu Hải Dương-981 trị giá 1 tỷ USD, Trung Quốc đã chọn cách làm leo thang mạnh mẽ căng thẳng trong khu vực. Ngoài ra, việc 81 tàu có vũ trang của Trung Quốc hộ tống...