Trung Quốc: Khóa học lừa đảo dạy đọc “lượng tử” 100.000 chữ trong 5 phút, học phí gần 900 triệu đồng
Một số trung tâm gia sư ở Trung Quốc khẳng định họ có thể dạy trẻ kỹ thuật đọc… 100.000 chữ chỉ trong 5 phút với mức phí 269.000 tệ (khoảng 881 triệu đồng).
Những khóa học “ dạy đọc siêu nhanh”, cho phép học viên đọc 100.000 chữ chỉ trong 5 phút đã gây tranh cãi ác liệt trên internet Trung Quốc – ngay sau khi video ghi lại cảnh học sinh lật và đọc sách nhoay nhoáy lan truyền mạnh mẽ trên các mạng xã hội của quốc gia tỷ dân.
Theo thông tin quảng cáo trên tờ poster trong video, cuộc thi đọc nhanh này được tổ chức bởi một trung tâm gia sư tên là “Xinzhitong”.
Tuy nhiên, đại diện của trung tâm này ở Bắc Kinh đã phủ nhận tin tức nói trên và khẳng định, thương hiệu của họ đã bị sử dụng trái phép.
Theo tìm hiểu của SCMP, nhiều trung tâm giáo dục khác ở Trung Quốc quả thật có đăng quảng cáo về khóa học “đọc siêu nhanh”. Tuy nhiên, kỹ thuật kỳ lạ này đã bị các chuyên gia giáo dục Trung Quốc bác bỏ vì thiếu cơ sở khoa học.
Những khóa học “đọc siêu nhanh”, chỉ mất 5 phút để đọc hết 100.000 chữ gây tranh cãi ác liệt ở Trung Quốc
Trong video về cuộc thi đọc siêu nhanh đăng tải trên PearVideo vào thứ 2, nhiều em học sinh đã lật giở và đọc sách nhanh đến tức cười. Thế nhưng, quảng cáo về các khóa học tương tự khẳng định: Một khi đã nắm được kỹ thuật này, nhìn lướt qua trang giấy là chữ nghĩa và hình ảnh sẽ hiện lên trong đầu học sinh, giúp các em nắm được nội dung nhanh nhất có thể.
Ngoài ra, chỉ cần học 72 buổi là có thể đọc được 100.000 chữ trong vòng 5 phút!
Phương pháp này được gọi là “đọc theo tốc độ lượng tử” – dựa trên một cuốn sách của giáo viên người Nhật Yumiko Tobitani xuất bản năm 2006.
Theo SCMP, những trung tâm gia sư cung cấp khóa học kỳ lạ này đã xuất hiện ở Ning Ba, Thành Đô và Sơn Tây – tất cả đều khẳng định giáo trình của họ có thể giúp học viên “đọc với tốc độ lượng tử”.
Đại diện của những trung tâm này tuyên bố khóa học đọc siêu nhanh sẽ giúp não phải phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, họ từ chối nói sâu hơn vào chi tiết.
“Sau khi luyện tập bằng âm nhạc cũng như giáo trình từ 5 – 12 ngày, hình ảnh và thông tin sẽ hiển thị rõ ràng trong não người học dù chỉ nhìn lướt qua…”, giáo viên họ Lưu, người đứng đầu trung tâm gia sư Hongdao ở Ninh Ba khẳng định.
Video đang HOT
Còn theo Beijing Youth Daily, một số nơi như Hàng Châu, Thâm Quyến… Cung cấp khóa học đọc lượng tử với cái giá cắt cổ: 269.000 tệ (khoảng 881 triệu đồng).
Thế nhưng các chuyên gia trong ngành giáo dục Trung Quốc cho hay, phương pháp này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Nhà chức trách tỉnh Tứ Xuyên đã để mắt đến những khóa học này và thậm chí, cảnh sát mạng ở Miên Dương đã đưa ra cảnh báo lừa đảo trên mạng xã hội Weibo.
Viên Lan Phương, chuyên gia giáo dục tại Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, cho biết đọc nhanh là phương pháp có thật. Tuy nhiên, lên tới 100.000 chữ trong 5 phút thì chắc chắn là lừa đảo moi tiền.
“Ví dụ như đầu thế kỷ 21, rất nhiều sản phẩm đã mượn từ ‘nano’ để làm quảng cáo. Đến nay là ‘lượng tử’ – tất lượng tử, lót giày lượng tử… Và giờ có cả đọc lượng tử”, chuyên gia này chia sẻ.
Phó Giám đốc họ Hùng của Viện nghiên cứu Giáo dục Thế kỷ 21 tại Bắc Kinh cho rằng, nhiều phụ huynh đổ xô đi đăng kí vì họ lo lắng cho sự thành công của con cái trong tương lai. Tuy nhiên, dù có nguồn lực tài chính dồi dào nhưng họ chưa thực sự sát sao với việc học tập của con cái.
“Lũ trẻ đang dùng sách để tạo gió cho mát mẻ à?” – một trong những bình luận được nhiều like nhất trong video nói trên.
Theo SCMP/Helino
Dụ gửi clip nhạy cảm để tống tiền và mặt trái của hẹn hò online
Các ứng dụng hẹn hò ngày càng đóng vai trò "ông tơ bà nguyệt", kết nối những người trẻ tìm kiếm tình yêu. Song không phải ai cũng có trải nghiệm vui vẻ khi "quẹt trái, quẹt phải".
Zing.vn trích dịch bài đăng trên The Atlantic, đề cập câu chuyện các ứng dụng hẹn hò như Tinder mai mối thành công nhiều người trẻ, giúp các cặp đồng tính dễ dàng tìm thấy nhau hơn so với hẹn hò truyền thống. Tuy nhiên, các vụ lừa đảo liên quan đến hẹn hò online ngày càng tăng.
"70 năm trước, ông bà ngoại tôi kết duyên nhờ lần gặp gỡ tại một bữa tiệc mùa hè. 30 năm sau đó, cô con gái lớn của họ, tức mẹ tôi hẹn hò với bố tôi, sau lời mai mối của người bạn chơi chung. Còn hiện tại, một thuật toán tinh vi và hai lần vuốt phải đã làm tất cả mọi việc, giúp tôi và bạn gái đến với nhau", Derek Thompson, cây viết của tờ The Atlantic, nói.
"Công nghệ chưa thay thế toàn bộ công việc của chúng tôi. Nhưng nó đã thay thế hoàn toàn vai trò mai mối của bạn bè và gia đình trước kia nắm giữ", Derek kết luận.
Trong hàng thế kỷ, hầu hết cặp vợ chồng đều gặp nhau theo cùng một cách: Nhờ người thân quen giới thiệu, se duyên. Nói cách khác, bạn bè và gia đình chính là "những vị thần cupid, bắn mũi tên tình yêu đến đối tượng hộ bạn".
Tuy nhiên, câu chuyện hẹn hò trong 2 thập kỷ qua đã thay đổi hoàn toàn, nhờ sự bùng nổ của các trang web mai mối như Tinder.
Giúp người đồng tính dễ tìm hiểu, hẹn hò
Tỷ lệ các đôi vợ chồng quen nhau trên mạng đã tăng từ 0% vào khoảng giữa những năm 1990 lên mức 20% vào năm 2009, theo nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ).
Hiện tại, con số này tiếp tục tăng mạnh. Với các cặp đồng tính nam, tỷ lệ còn nhảy vọt lên mức 70%, nhờ "công" của hẹn hò online.
"Trong quá khứ, ngay cả khi người mẹ ủng hộ giới tính thật của con, bà ấy cũng khó có thể giới thiệu con mình với các đối tác tương tự", Michael Rosenfeld, nhà xã hội học tại Đại học Stanford, cho hay.
Ngày càng nhiều đôi vợ chồng được se duyên nhờ những cú quẹt trái, quẹt phải. Ảnh: Pinterest.
Việc hẹn hò trực tuyến tăng mạnh trong cộng đồng LGBT phản ánh phần nào sự thật về Internet: Công cụ đắc lực giúp các nhóm thiểu số trong cộng đồng tìm thấy "nửa kia" phù hợp, điều mà hẹn hò truyền thống không giúp ích được gì cho họ.
"Đối với những người thực sự muốn hẹn hò, các ứng dụng online đang phục vụ nhu cầu đó một cách thỏa đáng. Bạn bè, người thân của bạn biết vài chục người. Còn các app hẹn hò biết đến cả triệu người", Michael đánh giá.
Hẹn hò trực tuyến thành công nhanh chóng nhờ xu hướng kết hôn muộn hơn.
Ví dụ, sinh viên tốt nghiệp đại học sẽ không vội lập gia đình. Họ sử dụng phần lớn những năm tháng tuổi trẻ để trả nợ tiền học, thử các nghề nghiệp khác nhau, thiết lập các mối quan hệ và xây dựng sự nghiệp.
Gần 60% các cuộc hôn nhân bắt đầu trước khi 22 tuổi kết thúc bằng ly hôn, nhưng điều tương tự chỉ xảy ra với 36% những người kết hôn ở độ tuổi từ 29 đến 34, theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ.
"Độ tuổi kết hôn rất quan trọng vì nhiều lý do. Bạn biết rõ hơn về bản thân mình song cũng biết nhiều hơn về con người của đối phương. Cả hai kết hôn sau khi đã tìm hiểu kỹ càng", Michael cho hay.
Cô đơn, bị lừa đảo khi hẹn hò online
Bất chấp việc người trẻ ngày càng coi hẹn hò trực tuyến là hình thức phổ biến nhất để gặp được người yêu, bạn đời, không phải ai cũng cảm thấy "tình yêu dễ dàng hơn" khi sử dụng các ứng dụng mai mối.
"Khi tôi đăng tải bài viết về sự lên ngôi của hò hẹn online lên Twitter, phần lớn bình luận không phải là những lời đồng tình hay tán dương nồng nhiệt. Ngược lại, nhiều người than thở về sự trống rỗng, không tìm thấy ý nghĩa nào", Derek cho hay.
Lợi dụng nhu cầu hẹn hò, nhiều kẻ lừa đảo tiếp cận nạn nhân dưới danh nghĩa bạn tình. Ảnh: Lifewire.
Khi vai trò mai mối của bạn bè và gia đình ngày càng giảm, người trẻ độc thân chọn cách tự xây dựng hình ảnh đẹp đẽ của bản thân trên mạng, với các tính cách cuốn hút điển hình như hài hước, thông minh, hấp dẫn trong mắt người khác giới.
"Sự gia tăng của hò hẹn trực tuyến phần nào minh họa cho sự cô đơn cao độ và ý thức kết nối cộng đồng giảm dần", Bryan Anderson, chuyên gia tâm lý học, đánh giá.
Không thể phủ nhận các ứng dụng như Tinder đã "giải phóng" người trẻ khỏi các hạn chế về mặt địa lý, tuổi tác.
Song, khi cơ hội làm quen người mới trở nên thừa mứa, mỗi người càng đặt cao kỳ vọng về người bạn đời, yêu cầu đối tượng phải có nhiều phẩm chất cần có.
Và nếu không cảm thấy phù hợp hay được đáp ứng, các đôi trẻ nhanh chóng rơi vào cảnh "dễ đến dễ đi".
Quá trình tìm kiếm bạn đời nhiều nhọc nhằn hơn, và đồng thời, cũng đơn độc hơn.
Mặt khác, lợi dụng nhu cầu tìm "nửa kia" của nhiều người, các mánh khóe lừa đảo, núp dưới danh "bạn tình" ngày càng xuất hiện nhiều.
Trong hầu hết trường hợp, các tên tội phạm nghiên cứu hồ sơ và thu thập thông tin cá nhân, như hoạt động công việc, mức thu nhập và lối sống, từ đó nắm bắt cặn kẽ, chi tiết về cuộc sống của nạn nhân.
Một trong những phương thức phổ biến nhất là kẻ lừa đảo tìm cách thao túng để nạn nhân gửi tiền, quà tặng hoặc đưa thông tin cá nhân. Tinh vi hơn, tên tội phạm sẽ cố gắng thuyết phục nạn nhân gửi các bức ảnh hoặc video nhạy cảm, sau đó sử dụng làm công cụ tống tiền.
Năm 2018, tại Australia, gần 4.000 trường hợp lừa đảo hẹn hò trên mạng thông qua mạng xã hội và các ứng dụng, trang web hẹn hò diễn ra, với ước tính thiệt hại hơn 16 triệu USD, theo báo cáo của Ủy ban Người tiêu dùng nước này.
Năm 2017, tại Anh, Cục Tình báo Quốc gia (NFIB) đưa ra con số cứ 3 tiếng, lại có một vụ lừa đảo liên quan đến hẹn hò trực tuyến được báo cáo. Năm 2018, 4.500 khiếu nại về lừa đảo hẹn hò online được ghi nhận, với ước tính 63% nạn nhân là phụ nữ, tờ BBC đưa tin.
Theo Zing
Bị tố thanh lý túi hiệu 17 triệu sờn rách, tình cũ Lê Hiếu lên tiếng giải thích, tiết lộ mệt mỏi vì nhiều người khủng bố điện thoại Cuối cùng thì nhân vật chính trong câu chuyện chiếc túi 17 triệu cũng lên tiếng giải thích. Mới đây, tình cũ Lê Hiếu - Nguyễn Thuỳ Linh dính vào vụ bóc phốt bán hàng online. Cụ thể là hot girl có rao bán chiếc túi hiệu YSL đã qua sử dụng. Mà theo như cô nàng chia sẻ thì nếu mua mới...