Trung Quốc khó thoát búa rìu ở diễn đàn ASEAN sắp tới
Mặc dù Trung Quốc đã rút giàn khoan thì họ vẫn khó thoát sự chỉ trích vì Philippines đang có kế hoạch đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình cuộc họp của ASEAN ngày 10/8 tới đây.
Báo Nikkei của Nhật đưa tin: Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 21 (hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) sẽ diễn ra vào ngày 10/8 tới tại Naypyitaw, Myanmar. Ngoài các thành viên ASEAN, sẽ có các đại biểu từ nhiều nước khác bao gồm Nga, Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ.
Theo Bộ Ngoại giao Philippines, Manila sẽ thúc giục Trung Quốc và các nước liên quan đến vấn đề tranh chấp tránh hành động làm tăng căng thẳng trong khu vực. Ngoài ra, Philippines cũng tìm kiếm sự hỗ trợ nhằm đẩy nhanh việc soạn thảo các quy tắc ứng xử đẻ giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế.
ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý đàm phán quy tắc ứng xử vào năm ngoái, nhưng cho tới nay vẫn chưa có cuộc thảo luận nào diễn ra.
Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 20 năm ngoái.
Về phía Trung Quốc, nước này vừa rút giàn khoan dầu vào giữa tháng 7 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Gần đây, Bắc Kinh không có bất kỳ động thái khiêu khích nào, có lẽ là để tránh những lời chỉ trích từ diễn đàn.
Video đang HOT
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines – Albert del Rosario đã gặp gỡ các đối tác Việt Nam, Thái Lan và Indonesia, nhằm kêu gọi sự hỗ trợ cho các đề xuất liên quan đến cuộc xung đột ở Biển Đông. Thêm vào đó, Manila cũng luôn tăng cường nỗ lực hướng đến châu Âu và Nhật Bản.
Tổng thống Philippines – Benigno Aquino đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 6 để đẩy mạnh hợp tác sâu hơn nữa về an ninh hàng hải. Aquino mô tả trạng thái của các khu vực tranh chấp và cho rằng Trung Quốc đang khai hoang đất đai và xây dựng các cơ sở để can thiệp sâu hơn.
Philippines yêu cầu bộ trưởng ngoại giao của các nước liên quan đến xung đột thảo luận vấn đề này, nhưng không rõ liệu Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao. Dự kiến Campuchia và những người ủng hộ Trung Quốc sẽ phản đối một cuộc họp như vậy.
Quế Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Philippines "thúc" tòa quốc tế phán quyết về Biển Đông
Nếu tòa quốc tế phán quyết có lợi cho Philippines, Trung Quốc sẽ phải chịu một đòn đau trên mặt trận ngoại giao.
Ngày 17/6, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này muốn Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết càng sớm càng tốt về đơn kiện của nước này đối với tính hợp pháp của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố rằng họ sẽ yêu cầu các luật sư kiến nghị lên Tòa Trọng tài Thường trực ở La Hay, Hà Lan đưa ra quyết định sớm sau khi Trung Quốc thẳng thừng tuyên bố sẽ không theo kiện, một yếu tố có thể giúp rút ngắn các quá trình phân xử.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
Ông del Rosario nói với các phóng viên: "Tôi hy vọng sẽ sớm có điều gì đó vào năm sau, vì Trung Quốc không theo kiện và vì tình hình đang ngày càng diễn biến xấu hơn từng ngày trên Biển Đông."
Philippines bắt đầu đệ đơn kiện lên tòa án quốc tế từ đầu năm ngoái, sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Đối tượng bị Philippines kiện chính là tuyên bố về "đường lưỡi bò" của Trung Quốc gần như nuốt trọn toàn bộ Biển Đông.
Sau khi nộp đơn kiện, các quan chức Philippines nói rằng tòa án quốc tế có thể mất từ 3 đến 4 năm mới có thể đưa ra phán quyết cuối cùng.
Hồi tháng trước, Tòa Trọng tài Thường trực đã yêu cầu Trung Quốc đứng ra tự biện hộ trước đơn kiện của Philippines, tuy nhiên Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối yêu cầu này của tòa án quốc tế.
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng hành động này của Trung Quốc đã vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) vì Trung Quốc là một thành viên của công ước này.
Trung Quốc đang đẩy mạnh kế hoạch biến bãi đá thành đảo để bành trướng chủ quyền
Trong khi đó, Bắc Kinh lại tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp tại các bãi cạn tranh chấp nhằm biến chúng thành các căn cứ quân sự trên biển, thậm chí là cả đường băng quân sự để phục vụ cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình.
Gần đây, Philippines đã tìm cách kêu gọi một lệnh cấm tất cả các bên có liên quan thực hiện các hoạt động xây dựng và mở rộng tại các hòn đảo và rặng đá ngầm tranh chấp, tuy nhiên yêu cầu này của Manila đã bị Bắc Kinh phớt lờ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố rằng họ "có quyền làm bất cứ điều gì họ thích" trên những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền.
Theo các chuyên gia phân tích quốc tế, nếu Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết có lợi cho Philippines, đây sẽ là một đòn ngoại giao giáng mạnh vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế.
Theo Khampha
Philippines kịch liệt lên án chủ nghĩa bành trướng TQ Philippines cho rằng TQ sẽ tìm cách xâm lấn càng nhiều đảo càng tốt trước khi đi đến ký kết COC với ASEAN, bởi COC không có tác dụng hồi tố. Ngày 5/6, Ngoại trưởng Philippines đã lên tiếng chỉ trích "kế hoạch bành trướng" của Trung Quốc khiến các nước nghi ngờ về mong muốn xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử...