Trung Quốc khó dự đoán: Mỹ tăng cường hiện diện Biển Đông?
Chuyên gia Australia nhận định, Mỹ có thể tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông nhằm ngăn chặn những hành vi khó dự đoán từ Trung Quốc.
Lập trường hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông có thể khiến Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực nhằm ngăn chặn những hành vi khó dự đoán từ Trung Quốc, tờ Want Daily nhận định.
Tờ báo Đài Loan dẫn lời chuyên gia Linda Jakobson tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy (Australia) cho hay, các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang chuyển từ trạng thái “kiềm chế” sang “giải quyết”. Trung Quốc có thể gửi số lượng lớn tàu tới Biển Đông nhằm vào các nước khác trong khu vực.
Tên lửa chống hạm bắn đi từ tàu Mỹ.
Video đang HOT
Hành vi hung hăng này của Trung Quôc có thể dẫn tới sự tăng cường can thiệp quân sự từ Mỹ. Trong trường hợp đó, Washington không có lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường các căn cứ quân sự ở các nước đồng minh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Từ những căn cứ này, Mỹ có thể triển khai các hệ thống tên lửa chống hạm di động ở các vùng biển lân cận, bà Jakobson nhận định.
Bà Jakobson nhận định, chính sách đối với Biển Đông của Trung Quốc đã trở nên khó dự đoán kể từ khi chính quyền cấp thành phố, cơ quan chính phủ, lực lượng chấp pháp, quân đội, các công ty tài nguyên và ngư dân nước này sử dụng nó để xin vốn từ Bắc Kinh. Phần lớn nguồn vốn sẽ được sử dụng để phát triển căn cứ đánh bắt cá, phát triển du lịch và khai phá tài nguyên.
Việc Bắc Kinh thành lập trái phép cái gọi là thành phố Tam Sa ở Biển Đông có sự tác động từ các chính quyền cấp dưới, lợi ích kinh tế và Quân đội Trung Quốc.
Hay nói cách khác, theo chuyên gia Jakobson, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phải là nơi đưa ra các chính sách đối ngoại duy nhất ở Bắc Kinh.
Theo Kiến Thức
Trung Quốc cổ vũ khái niệm "Châu Á là của người Á Châu" để chống Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kêu gọi thiết lập một cấu trúc an ninh khu vực mới, được dựa trên khái niệm "Châu Á là của người Á Châu", một khái niệm nhằm tìm cách giảm thiểu vai trò của Hoa Kỳ trong khu vực, theo VOA.
Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói rằng 'Các nước Á Châu có trách nhiệm đầu tiên đối với an ninh khu vực của họ'.
Lên tiếng tại Hội thảo Hương Sơn diễn ra hôm thứ Sáu và thứ Bảy, Thứ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói rằng "Các nước Á Châu có trách nhiệm đầu tiên đối với an ninh khu vực của họ."
Trong bài diễn văn quan trọng nhất tại hội thảo này ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Tướng Thường Vạn Toàn nói rằng Trung Quốc muốn các nước hãy "vượt lên trên lối tư duy của thời Chiến Tranh Lạnh", ám chỉ những liên minh của Hoa Kỳ trong khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, mà Trung Quốc coi là nhằm mục đích kiềm chế Trung Quốc.
Bản tin lưu ý rằng Tướng Thường Vạn Toàn rất ít khi lên tiếng trước công chúng. Trong bài diễn văn, ông nói rằng Trung Quốc muốn tăng cường các cuộc tham vấn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, và nói rằng Bắc Kinh muốn củng cố các thủ tục để ứng phó với các cuộc khủng hoảng, qua đó nhắc đến một thoả thuận mới đây giữa Chủ tịch nước Trung Quốc và Tổng Thống Obama.
Tham gia hội thảo quốc tế này có các chuyên gia an ninh phương Tây, và một số vị tham tán quân sự, kể cả từ Hoa Kỳ, nhưng các giới chức cao cấp nhất trong chính phủ của Tổng Thống Obama đã từ chối lời mời.
Hôm 20 tháng 11, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã thông qua nghị quyết kêu gọi giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Quốc hội Mỹ ra nghị quyết H.Res-714, tái khẳng định sự ủng hộ của chính phủ và quốc hội Mỹ đối với các nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình trong các vùng biển này.
Nghị quyết nhấn mạnh Mỹ ủng hộ và bảo vệ tự do hàng hải và hàng không tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương theo luật pháp quốc tế.
Theo NTD/Bizlive
Trung Quốc đang hưởng lợi từ Mỹ? Trên thực tế, TQ đang được hưởng lợi từ các hoạt động thực thi luật biển của Mỹ. Các tàu thuyền đi từ hạt Marin đến San Francisco, Bắc California (Hoa Kỳ) vào giờ cao điểm luôn gặp phải một cảnh tượng mới. Đó là các tàu chở hàng to lớn và cồng kềnh mang biển hiệu và treo cờ TQ đang rẽ...