‘Trung Quốc khiến các nước láng giềng liên kết với Mỹ, Nhật và cả với nhau’
Đó là nhận định của Phó giáo sư Taylor Fravel, một nhà nghiên cứu về khoa học chính trị tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), khi bàn về vụ Trung Quốc ngang ngược đem giàn khoan HD 981 trái phép vào vùng biển Việt Nam, được tờ New York Times đăng tải hôm 8.5.
Phó giáo sư Taylor Fravel, một nhà nghiên cứu về khoa học chính trị tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) – Ảnh: Reuters
Trung Quốc hiếu chiến và thích hành động đơn phương
“Hành động của Trung Quốc chỉ có tác dụng củng cố nhận thức của các nước khác có tuyên bố chủ quyền tại biển Đông rằng Bắc Kinh luôn có ý định hiếu chiến và thích hành động đơn phương”, ông Fravel nói.
Vị phó giáo sư Mỹ này còn nói thêm rằng việc đem giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam của Trung Quốc còn khiến các quốc gia nói trên gia tăng gấp đôi các biện pháp phòng vệ.
“Các quốc gia này nhiều khả năng sẽ đầu tư mạnh hơn cho hải quân, cũng như năng lực thực thi pháp lý trên biển, tìm kiếm hợp tác an ninh hàng hải với Mỹ, Nhật Bản, với các nước khác và có lẽ là cả với nhau”, ông Fravel dự đoán.
Ông cũng nhận định với New York Times rằng “nguy cơ bùng nổ xung đột là có thật”.
“Việc nhiều tàu thuyền kèn cựa nhau để kiểm soát một khu vực nhỏ trên biển sẽ làm tăng khả năng phát sinh các sơ suất và đụng độ có thể nâng cao thành xung đột vũ trang”, ông Fravel cảnh báo.
Video đang HOT
Việt Nam cương quyết bảo vệ lãnh thổ
Chuyên gia này cũng đánh giá rằng chính phủ Việt Nam đã cho thấy sự cương quyết của mình trong vài năm trước đây khi điều động tàu công vụ ra ngăn cản “những hành vi hung hăng đe dọa quyền lợi nước mình của Trung Quốc”.
“Hồi năm 2007, Việt Nam đã ngăn Trung Quốc tiến hành khảo sát địa chấn trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Rồi vào năm 2010, tàu Việt Nam cũng đã vây một tàu tuần tra của Trung Quốc khi tàu này đi vào vùng biển của Việt Nam”, theo ông Fravel.
Phó giáo sư Fravel nhận định rằng việc Trung Quốc đem giàn khoan vào vùng biển Việt Nam là một hành động nhằm mục đích chính trị, chứ không phải kinh tế, vì có rất ít bằng chứng cho thấy vùng mà giàn khoan HD-981 đang hoạt động có nhiều dự trữ dầu khí.
Ngoài ra, chi phí vận hành giàn khoan 1 tỉ USD mỗi ngày là rất lớn, làm nảy sinh câu hỏi vì sao Trung Quốc lại khai thác ở khu vực có không mấy tiềm năng như vậy, theo ông Fravel.
“Do Tổng thống Mỹ Barack Obama mới có chuyến thăm châu Á, gồm hai nước có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông là Philippines và Malaysia, nên có thể Trung Quốc cũng muốn dò thử cam kết “xoay trục” về châu Á của Mỹ”, chuyên gia Mỹ nhận định.
Phản ứng của Mỹ đối với việc Trung Quốc gây hấn với Việt Nam
Khi được hỏi về phản ứng của Mỹ đối với vụ việc kể trên, ông Fravel cho rằng Mỹ “cần phải kêu gọi tất cả các bên không nên hành động đơn phương”.
“Mỹ cũng có thể dùng vụ việc này để làm nổi bật sự cần thiết của Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông nhằm ngăn ngừa những vụ việc tương tự có thể diễn ra trong tương lai”, ông Fravel cho hay.
Bình luận về vị trí của Mỹ trong vụ Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, vị phó giáo sư này cho biết chính sách của Mỹ là không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông.
“Tuy nhiên, Mỹ cũng đã nhấn mạnh rằng nước này có quyền lợi then chốt tại khu vực này, bao gồm tự do hàng hải, giải pháp hòa bình cho các tranh chấp và tránh để xảy ra tình trạng uy hiếp, dọa nạt trong các tranh chấp”, theo ông Fravel.
Theo TNO
Bị bệnh viện bỏ mặc, sản phụ chết tức tưởi?
Người nhà sản phụ cho rằng chính sự tắc trách của bệnh viện (BV) đã dẫn đến cái chết đau lòng của con và cháu họ
Sáng 7/8, Công an TP Cần Thơ đang tiến hành điều tra, làm rõ cái chết của sản phụ Trần Thị Phượng (SN 1974, ngụ ấp Trầu Hội A, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang).
Bà Nguyễn Thị Hai (mẹ ruột chị Phượng) cho biết chị Phượng mang thai được 29 tuần. Khoảng 17 giờ ngày 2-8, chị Phượng nhập viện tại Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng đau bụng, ra huyết nhiều.
Đông đảo người nhà chị Phượng chờ ngoài nhà xác của BV
Bà Hai bức xúc: "Khi chúng tôi đem con đến, các bác sĩ tại đây không cho nhập viện. Sau đó, tôi nhờ người quen nên con tôi được đưa vào phòng chờ sinh. Tuy nhiên, họ không đá động gì tới con tôi mà bỏ con tôi nằm chờ tới sáng trong tình trạng ra huyết nhiều".
Sáng hôm sau (3-8), chị Phượng được đưa đi siêu âm thì được bác sĩ tại đây chẩn đoán là nhau tiền đạo. Đến ngày 4-8, khi đi siêu âm lại, chị Phượng được chẩn đoán là thai có quay đầu, khô nước ối, thai có triệu chứng hư.
Cha mẹ ruột và chồng chị Phượng đốt nhang cho đứa con, đứa cháu vừa sinh đã mất
"Bác sĩ mời tôi lên làm việc và có kêu tôi mua thuốc cho Phượng uống để bỏ em bé cứu mẹ. Sau đó, con tôi bị đau bụng nhưng ít. Đến 9 giờ ngày 6-8, Phượng đau bụng dữ dội và lên cơn sốt cao. Tôi chạy kêu bác sĩ nhưng bác sĩ không qua mà chỉ có y tá đo huyết áp rồi bỏ ra ngoài, không quan tâm đến con tôi" - bà Hai chua xót kể.
15 phút sau, chị Phượng sốt đến 41 độ, bà Hai báo bác sĩ là con gái sắp sinh và bị ra máu. Thai phụ được đưa đến phòng sinh. Khoảng 2 giờ ngày 7-8, chị Phượng sinh em bé nhưng cháu chết. Lúc này, chị đã kiệt sức, mệt mỏi và phải thở bằng máy. Gần 5 giờ thì chị Phượng tử vong.
Sáng 7/8, ông Đặng Quang Tâm, Giám đốc BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết đang trao đổi với người nhà chị Phượng. Sau khi có thông tin, báo chí hãy liên hệ với bác sĩ Vũ - người phát ngôn của BV.
Sau đó, chúng tôi đã liên hệ với bác sĩ Nguyễn Minh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp kiêm để tìm hiểu tình trạng nhập viện của sản phụ. Ông Nguyễn Minh Vũ trả lời: "Tôi đang mời e-kip trực hôm xảy ra vụ việc lên để hỏi. Hồ sơ bệnh án của thai phụ đã đưa cho công an. Có gì sẽ cung cấp thông tin cho báo chí sau".
Theo Ca Linh (Người lao động)
Vụ chìm tàu: Tiễn biệt một người cao thượng Lúc 8h15 phút sáng 6/8, thi thể anh Trần Hữu Hiệp, người cởi áo phao, nhường mạng sống cho bạn gái đi cùng trong vụ ca nô gặp nạn tại huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) được đưa về quê nhà tại thôn 4, xã Thạch Long, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Lỡ hẹn Anh Hiệp là con thứ 3, cũng là...