Trung Quốc khảo cổ trái phép ở quần đảo Hoàng Sa
Cục di vật văn hóa quốc gia Trung Quốc ngày 12/04 đã bắt đầu khởi động Dự án khảo cổ trái phép tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Cục di vật văn hóa quốc gia Trung Quốc ngày 12/04 đã bắt đầu khởi động Dự án khảo cổ trái phép tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Đây là đợt khảo cổ có quy mô lớn nhất tại khu vực Biển Đông từ trước tới nay. Trung Quốc điều tàu “ Trung Quốc Khảo cổ 1″ xuất phát từ Văn Xương, Hải Nam, tới khu vực đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa để thực hiện nhiệm vụ này.
Trung Quốc điều tàu “Trung Quốc Khảo cổ 1″ xuất phát từ Văn Xương, Hải Nam, tới vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Báo Chinanews đưa tin, tàu khảo cổ Trung Quốc tiến hành các hoạt động điều tra khảo sát các tàu đắm ở đảo Quang Hòa và các đảo thuộc Nhóm Lưỡi Liềm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Video đang HOT
Tham dự đợt khảo cổ trái phép này có 25 nhân viên của tàu “Trung Quốc Khảo cổ 1″. Ngoài ra còn có 4 tàu phục vụ khác để bảo vệ công tác khảo cổ tại Hoàng Sa. Thời gian khảo cổ sẽ tiến hành trong vòng 45 ngày. Đây là hoạt động khảo cổ trái phép nhằm khẳng định chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa.
Tham dự đợt khảo cổ trái phép này có 25 nhân viên của tàu “Trung Quốc Khảo cổ 1″.
Theo thuyền trưởng Thành Chú của tàu “Trung Quốc Khảo cổ 1″, tàu này được trang bị nhiều thiết bị dò tìm tiên tiến như thiết bị tìm kiếm tia đa chùm dưới nước. Tàu “Trung Quốc Khảo cổ 1″ có chiều dài 57,91 m, chiều rộng 10,8 m, lượng giãn nước 980 tấn, có thể chịu gió biển cấp 8 và có thể tiến hành khảo cổ khi gió cấp 5-6.
Trịnh Hải Nam (Theo Chinanews)
Theo_Kiến Thức
IS dùng xe quân sự "cày nát" di tích cổ
Chính phủ Iraq hôm 6/3 cho biết IS đã sử dụng những xe quân sự hạng nặng để "cày nát" khu khảo cổ nổi tiếng của thành phố cổ Nimrud, bắc Iraq.
Chính phủ Iraq hôm 6/3 cho biết, IS đã sử dụng những xe quân sự hạng nặng để"cày nát" khu khảo cổ nổi tiếng của thành phố cổ Nimrud, bắc Iraq.
Tuyên bố của Bộ Du lịch và Cổ vật Iraq không nhắc đến mức độ thiệt hại, chỉ nói rằng qua hành động "cày nát" khu khảo cổ lần này, IS đã "coi thường ý chí của toàn thế giới và cảm xúc của nhân loại".
Việc phá hủy một trong những thành phố cổ lớn nhất thuộc nền văn minh Lưỡng Hàcó nét tương đồng với việc Taliban phá hủy bức tượng Phật lớn nhất thế giới ở Afghanistan hơn chục năm về trước.
Nimrud là thành phố lớn thứ 2 của vương quốc Assyria, một đất nước xuất hiện từ năm thứ 900 trước Công nguyên và là một trong những quốc gia hùng mạnh trong khu vực. Thành phố Nimrud, bị phá hủy vào năm 612 trước Công nguyên, nằm bên bờ sông Tigris, phía nam Mosul-thành phố hiện là thành trì của IS.
Ảnh các chiến binh IS dùng búa đập phá tượng trong Bảo tàng Mosul, Iraq.
Phát hiện ra báu vật trong lăng mộ hoàng gia ở Nimrud đã từng là một trong những phát hiện khảo cổ nổi bật hồi cuối những năm 80 của thế kỷ trước.
IS, nhóm kiểm soát 1/3 diện tích Syria và Iraq, cũng đã tiến hành nhiều cuộc tấn công tương tự vào các điểm khảo cổ và tín ngưỡng. Đầu tuần này, chúng tung một video chiếu cảnh đang dùng búa tạ phá hủy các bức tượng cổ ở bảo tàng Mosul, một hành động đã gây phẫn nộ trên toàn thế giới.
Hiền Thảo (theo AP)
Theo_Kiến Thức
Akhenaten và cái chết của thần mặt trời - Kỳ cuối: Hoàng hôn ở cuối chân trời Dù là người có tầm nhìn đi trước thời đại và khao khát làm một cuộc cải tổ tôn giáo ở Ai Cập, nhưng cuối cùng cuộc "cách mạng mặt trời" của Akhenaten vẫn chỉ là cuộc cách mạng một và chỉ một thành viên. Sau khi ông băng hà, ánh sáng của thần Aten cũng tắt ở cuối chân trời. Tượng Akhenaten...