Trung Quốc khai thác thành công lõi băng dài nhất thế giới ngoài vùng cực
Ngày 29/10, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) thông báo đã khai thác thành công lõi băng dài 324 mét từ sông băng dày nhất trên Cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng.
Đây là lõi băng dài nhất từng được khoan trên cao nguyên này và cũng là lõi băng dài nhất thế giới được khoan bên ngoài vùng cực.
Bất chấp gió và tuyết, trong hơn 1 tháng, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực làm việc không ngừng trên đỉnh sông băng Purog Kangri ở huyện Tsonyi, huyện cao nhất của Trung Quốc tại Khu tự trị Tây Tạng với độ cao trung bình hơn 5.000 m so với mực nước biển. Theo CAS, lõi băng đã vượt qua kỷ lục trước đó được thiết lập vào năm 1992, khi các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ khoan một lõi băng dài 308,6 m từ đỉnh băng Guliya ở tỉnh Ngari trên cao nguyên Tây Tạng.
Các sông băng chứa thông tin quan trọng về lịch sử khí hậu của Trái Đất. Phó giám đốc Viện nghiên cứu cao nguyên Tây Tạng (thuộc CAS), người đứng đầu dự án Xu Baiqing cho biết: “Lõi băng dài nhất ở đây có đặc điểm địa lý và khí hậu độc đáo, lưu giữ thông tin khí hậu và môi trường dài hạn ở khu vực này”.
Video đang HOT
Trong quá trình nghiên cứu khoa học tại sông băng Purog Kangri, bắt đầu vào tháng 9, các nhà khoa học xác định đây là sông băng dày nhất trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, sau khi phát hiện một cánh đồng băng có độ dày tối đa gần 400 mét.
Thành viên của Viện Khoa học Mỹ Lonnie Thompson, tham gia nghiên cứu từ tháng 9, cho hay: “Hiện nay, các sông băng trên toàn thế giới đang mỏng dần. Một khi các sông băng này tan chảy, các thông tin lịch sử được lưu giữ bên trong cũng sẽ biến mất. Do đó, việc khai thác và bảo quản lõi băng là rất quan trọng để thu thập thông tin lịch sử”.
Việc khoan lõi băng và đo độ dày của sông băng Purog Kangri là một phần trong dự án thám hiểm và nghiên cứu khoa học thứ hai của Trung Quốc trên Cao nguyên Thanh Hải – Tây Tạng, được khởi xướng vào tháng 8/2017.
Bằng cách đo độ dày và khai thác lõi băng, các nhà khoa học có thể kiểm tra tốt hơn những thay đổi xảy ra ở cánh đồng băng lớn nhất này từ vĩ độ trung bình đến thấp, cùng những thay đổi môi trường được lưu lại, qua đó có được sự hiểu biết toàn diện hơn về tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu đối với các sông băng.
Báo động tốc độ sông băng tan chảy ở Trung Á
Hàng nghìn sông băng trên những đỉnh núi ở độ cao chót vót 4.000m so với mặt nước biển thuộc rặng Thiên Sơn ở khu vực Trung Á đang tan chảy với tốc độ đáng báo động, do ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu.
Đây là dãy núi chạy qua Trung Quốc, Kazakhstan và Uzbekistan.
Sông băng trên núi Tian Shan của Kyrgyzstan. Ảnh: AFP
Theo nhà khoa học Gulbara Omorova, cách đây 8 - 10 năm, trên các dòng sông băng còn có tuyết. Nhưng khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, tuyết đã hoàn toàn biến mất và các sông băng không thể tái tạo vì nhiệt độ tăng cao.
Bà Omorova cảnh báo các dòng sông băng đang tan chảy với tốc độ dữ dội hơn nhiều so với trước. Thậm chí, sông băng Adygene còn đang co lại, vì đã thu hẹp hơn 900m mỗi năm kể từ những năm 1960. Đây từng là sông băng hùng vĩ một thời trên dãy Thiên Sơn, nhưng nay cũng giống như hàng nghìn sông băng khác trong khu vực đang dần biến mất.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Á - Âu, có khoảng 14 - 30% sông băng ở Thiên Sơn và Pamir, hai dãy núi chính ở Trung Á, đã tan chảy trong 60 năm qua. Các nhà khoa học cảnh báo năm 2024 có khả năng sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử và sự nóng lên của Trái đất sẽ gây ra những tác động rất lớn tới môi trường, đặc biệt ở Trung Á là nơi đã chứng kiến nhiều thảm họa thời tiết khắc nghiệt trong thời gian qua.
Theo đánh giá, sự tan chảy của hàng nghìn dòng sông băng cùng lúc ở Trung Á sẽ gây ra mối đe dọa lớn đối với người dân trong khu vực, nhất là những vùng không giáp biển. Sông băng tan sẽ làm thay đổi trữ lượng nước ngọt và ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực.
Tại Kyrgyzstan, nước tan chảy từ sông băng tạo thành các hồ chứa mới và đổ xuống phía dưới các ngọn núi tạo thành dòng lũ chảy siết. Thủ đô Bishkek cũng nằm trong vùng nguy hiểm.
Ngoài ra, sự thay đổi trữ lượng nước ngọt, nhất là tình trạng khan hiếm, sẽ là nguồn cơn gây căng thẳng giữa các nước láng giềng. Là hai nước có địa hình nhiều núi, Kyrgyzstan và Tajikistan có khoảng 10.000 sông băng và đây là nguồn cung cấp nước chính cho Trung Á. Khi các sông băng co hẹp hoặc không còn, vấn đề thiếu nước ở Trung Á sẽ trở thành nguyên nhân gây mâu thuẫn.
Đáng chú ý, bên cạnh nhiệt độ tăng làm tan băng, các sông băng còn đối mặt với mối đe dọa khác là nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ ẩn sâu dưới những lớp băng. Việc khai thác vàng bằng hóa chất đã đẩy nhanh tăng tốc độ băng tan chảy và khiến các sông băng bị bào mòn nhanh hơn.
Trong một cảnh báo đưa ra vào năm ngoái, Tổng thống Kyrgyzstan, Sadyr Japarov, dẫn các dự báo cho thấy các sông băng ở Trung Á sẽ giảm một nửa vào năm 2050 và có thể biến mất hoàn toàn vào năm 2100.
Sông băng tan chảy, 'mất ký ức' về lịch sử khí hậu Các sông băng sẽ "mất ký ức" về lịch sử khí hậu do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Kết luận này được đưa ra trong nghiên cứu quốc tế do Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (CNR) Italy điều phối và được công bố trên tạp chí khoa học The Cryosphere. Những tảng băng trôi lững lờ trên trên hồ Argentina cùng...