Trung Quốc khai hỏa hải pháo 20 nòng xoay
Mẫu pháo 20 nòng xoay trải qua ít nhất ba đợt thử nghiệm và có thể được dùng làm tổ hợp phòng thủ tầm cực gần trên chiến hạm Trung Quốc.
Ảnh xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc gần đây cho thấy các kỹ sư nước này thử nghiệm tổ hợp pháo phòng thủ tầm cực gần cho chiến hạm. Nguyên mẫu với ít nhất 20 nòng xoay này đã trải qua ba đợt thử nghiệm hồi tháng 1, tháng 3 và tháng 4.
Chưa rõ đơn vị nào của Trung Quốc tham gia vào dự án phát triển mẫu pháo 20 nòng và liệu vũ khí này có thể được trang bị cho chiến hạm hay chỉ dừng lại ở việc hiện thực hóa ý tưởng. Các thông số như cỡ nòng và tốc độ bắn của khẩu pháo chưa được công bố.
Mẫu pháo hải quân 20 nòng của Trung Quốc được thiết kế theo kiểu súng Gatling, loại vũ khí với thiết kế nhiều nòng xoay quanh trục nhằm đạt tốc độ bắn rất cao trong khi vẫn đủ thời gian để làm mát nòng súng.
Video đang HOT
Kỹ sư Trung Quốc thử nghiệm pháo 20 nòng xoay. Ảnh: Twitter/Yuri Lyamin .
Các loại pháo nòng xoay kiểu Gatling thường được sử dụng cho hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) của hải quân, được lắp trên chiến hạm để bắn hạ mục tiêu đang lao tới như tên lửa hành trình, UAV.
Trung Quốc phát triển hai mẫu CIWS sử dụng pháo nòng xoay gồm Type 730 có 7 nòng và biến thể Type 1130 có 11 nòng. Hai mẫu CIWS này đều sử dụng đạn cỡ 30 mm, trong đó Type 730 có tốc độ bắn 1.200-4.200 phát/phút và Type 1130 là 11.000 phát/phút.
Do các loại pháo kiểu Gatling vẫn có thể bị quá nhiệt khi khai hỏa dẫn tới hư hỏng, việc tăng số nòng giúp pháo có thể tăng tốc độ bắn mà vẫn đảm bảo an toàn vận hành. Nguyên mẫu pháo hải quân 20 nòng của Trung Quốc được đánh giá có thể bắn nhanh hơn tổ hợp Type 1130, vốn được trang bị cho nhiều chiến hạm cỡ lớn của nước này.
“Tổ hợp CIWS với pháo kiểu Gatling với tốc độ bắn cực nhanh có thể nhả đạn nhiều hơn và nhanh hơn. Điều này sẽ đặc biệt có giá trị khi đối phó với các loại tên lửa chống hạm tiên tiến đang có và trong tương lai, vốn ngày càng nhanh hơn với năng lực tàng hình cao hơn”, biên tập viên Joseph Trevithick của Drive nhận định.
Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng quy mô và năng lực tác chiến của các hạm đội, bao gồm biên chế nhiều chiến hạm lớn hơn như tàu sân bay và tàu sân bay trực thăng. Nhu cầu các tổ hợp CIWS uy lực hơn của hải quân Trung Quốc tăng lên khi lực lượng này nhận định bị đe dọa bởi các loại vũ khí chống hạm như tên lửa đạn đạo và siêu vượt âm.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Mỹ phóng xịt
Mỹ hủy lệnh phóng tên lửa đạn đạo Minuteman III trước khi quả đạn rời hầm chứa, nguyên nhân thất bại của vụ thử đang được điều tra.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) LGM-30G Minuteman III không mang đầu đạn dự kiến rời bệ phóng tại căn cứ Vanderberg ở bang California, Mỹ, sáng sớm 5/5. Tuy nhiên, quả đạn không được kích hoạt sau khi lệnh "hủy phóng trên mặt đất" được ban hành.
Không quân Mỹ không cho biết nguyên nhân ra lệnh hủy vụ phóng, chỉ tiết lộ đang điều tra sự việc. "Không quân Mỹ luôn tuân thủ những quy định chặt chẽ khi tiến hành thử nghiệm, chỉ khai hỏa khi mọi tham số an toàn của quả đạn và thao trường mục tiêu được đáp ứng", AFGSC cho hay.
Bộ tư lệnh Tấn công Toàn cầu (AFGSC) thuộc không quân Mỹ đang đánh giá khả năng tiến hành vụ thử vào thời điểm khác.
Tên lửa Minuteman III rời bệ phóng tại Vandenberg hôm 23/2. Ảnh: USAF .
Giới chuyên gia quân sự cho rằng mệnh lệnh này có thể được phát ra do tên lửa hoặc giếng phóng gặp trục trặc, hay đài chỉ huy mất tín hiệu từ hệ thống theo dõi và thông tin liên lạc, thậm chí là máy bay hoặc tàu bè đi vào khu vực cấm dọc đường bay của tên lửa.
Mỹ thường xuyên tiến hành các vụ phóng thử Minuteman III để thu thập dữ liệu và đánh giá khả năng chiến đấu của tên lửa. Đây không phải lần đầu không quân Mỹ ra lệnh hủy phóng hoặc tên lửa gặp trục trặc trước khi tới đích. Sự cố gần đây nhất xảy ra năm 2018, khi một quả đạn Minuteman III gặp trục trặc khi bay trên Thái Bình Dương, khiến kíp điều khiển phải cho quả đạn tự hủy.
Tên lửa LGM-30 Minuteman III có tầm bắn 9.700 km, được Mỹ biên chế từ thập niên 1970. Nước này sở hữu khoảng 450 tên lửa Minuteman III trong các hầm chứa nằm rải rác trên lãnh thổ, cùng khoảng 3.800 đầu đạn trong trạng thái chiến đấu và 2.000 đầu đạn được niêm cất. Minuteman III có thể mang theo một đầu đạn W87 với sức công phá tương đương 450.000 tấn thuốc nổ TNT hoặc ba đầu đạn W78, mỗi đầu đạn mạnh ngang 350.000 tấn thuốc nổ TNT và có thể tấn công các mục tiêu riêng biệt.
Minuteman III có thể được thay thế bằng Hệ thống Răn đe Chiến lược Mặt đất (GBSD) có trị giá 264 tỷ USD, chưa bao gồm đầu đạn hạt nhân mới. Lầu Năm Góc năm 2020 trao cho Northrop Grumman hợp đồng thiết kế tên lửa mới cho GBSD trị giá 13,3 tỷ USD. Dù vậy, chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể xem xét lại dự án GBSD do chi phí quá cao và chuyển hướng sang hiện đại hóa Minuteman III.
Tàu ngầm Trung Quốc mang tên lửa tầm bắn bao phủ Mỹ Tàu ngần hạt nhân vừa được Trung Quốc đưa vào biên chế có khả năng phóng tên lửa đạn đạo JL-3 với tầm bắn hơn 10.000 km. Hải quân Trung Quốc biên chế tàu ngầm, tàu sân bay trực thăng và khu trục hạm tại đảo Hải Nam ngày 23/4. Video: CCTV. Nguồn tin quốc phòng Trung Quốc nhận định tàu ngầm tên...