Trung Quốc kêu gọi tư nhân đầu tư trái phép ở Hoàng Sa, Trường Sa
Trung Quốc dự kiến kêu gọi đầu tư tư nhân vào hệ thống cơ sở hạ tầng ở cái gọi là “ Tam Sa” và tăng tần suất hoạt động của đường băng Bắc Kinh xây trái phép ở đảo Phú Lâm.
Cái gọi là “thành phố Tam Sa” do Trung Quốc xây dựng trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Xinhua.
Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, Trung Quốc liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại đây, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Phùng Văn Hải, phó thị trưởng cái gọi là “thành phố Tam Sa”, nói hoan nghênh đầu tư tư nhân và “sẽ khởi động chương trình đối tác công – tư”,Xinhua hôm nay đưa tin.
“Thành phố cũng thúc đẩy kế hoạch và quá trình xây dựng một trung tâm cứu hộ y tế trên biển. Cáp quang ngầm dự kiến được lắp đặt và đưa vào sử dụng trong năm nay. Wifi sẽ bao phủ lên toàn bộ đảo và đá không người”, ông Phùng cho biết.
Phùng tiết lộ đường băng trên đảo Phú Lâm trong năm nay sẽ đi vào hoạt động thường xuyên nhưng không nêu chi tiết. Truyền thông Trung Quốc tháng 10/2014 đưa tin nước này đã hoàn tất việc mở rộng cảnh quan, xây dựng một đường băng dài 2.000 m cho mục đích quân sự, cùng các trang thiết bị hỗ trợ trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ từ năm 1974.
Video đang HOT
Việt Nam nhiều lần khẳng định sự chiếm đóng bằng vũ lực của Bắc Kinh với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa là vô giá trị, hoạt động của Trung Quốc tại hai quần đảo là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không tái diễn.
Đường băng quân sự trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: Xinhua.
Như Tâm
Theo VNE
Bộ Quốc phòng Mỹ lên án Trung Quốc gây bất ổn ở Biển Đông
Việc Trung Quốc cho máy bay hạ cánh trên đá Chữ Thập đang đẩy căng thẳng dâng cao và châm ngòi bất ổn ở khu vực.
Máy bay Trung Quốc đáp xuống đá Chữ Thập ngày 6.1 - Ảnh: Chinanews.com
Đó là khẳng định do phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Peter Cook đưa ra hôm qua 8.1, vài ngày sau khi Trung Quốc tiếp tục ngang nhiên cho máy bay dân sự cất/hạ cánh trên đường băng nước này xây phi pháp ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của VN.
"Chúng tôi quan ngại về những chuyến bay này và tất cả những hoạt động của Trung Quốc trong những đảo tranh chấp ở Biển Đông... Chúng tôi nghĩ mọi hành động của bất kỳ quốc gia nào cố làm leo thang căng thẳng trên những đảo tranh chấp, quân sự hóa hoặc tham gia các hoạt động bồi đắp ở các đảo này đều góp phần gây bất ổn", Reuters dẫn lời ông Cook nói rõ.
Chỉ trong vòng tuần lễ đầu tiên của năm 2016, Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, các thỏa thuận đã ký về vấn đề Biển Đông lẫn dư luận quốc tế để ngang nhiên đưa 3 máy bay đến hoạt động phi pháp trên đá Chữ Thập. VN đã trao công hàm phản đối cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội. AFP dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định tình trạng này là lo ngại chung của cộng đồng quốc tế.
Trong khi đó, sau tuyên bố của phát ngôn viên Cook, nhiều chính trị gia hàng đầu tại Mỹ cho rằng những gì chính quyền Tổng thống Barack Obama đã và đang làm là chưa đủ để phản ứng trước những hành động bất chấp tất cả của Trung Quốc. Thượng nghị sĩ John McCain đã chỉ trích Nhà Trắng vì quyết định trì hoãn tăng cường tuần tra áp sát các đảo nhân tạo Trung Quốc xây phi pháp trên Biển Đông. Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan ngày 8.1 thì nhận định tình hình hiện nay ở Biển Đông cho thấy Mỹ cần duy trì sức mạnh hải quân ở khu vực.
Tương tự, ứng viên Tổng thống Marco Rubio của đảng Cộng hòa tuyên bố nếu thắng cử, ông sẽ lập tức điều thêm tàu chiến đến Biển Đông để thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc, theo Reuters.
Cũng trong ngày 8.1, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III kêu gọi ASEAN đồng lòng gây áp lực để Trung Quốc nhanh chóng đồng ý về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Reuters dẫn lời ông Aquino III cho hay hai bên sẽ có cuộc gặp vào tháng tới để bàn về COC. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cảnh báo Bắc Kinh sẽ dền dứ cho đến khi hoàn tất các cơ sở phi pháp ở Biển Đông để tạo sự đã rồi trước khi một bộ quy tắc mang tính ràng buộc được ra đời.
Bóng ma ADIZ
Hiện nhiều chuyên gia đã nêu quan ngại về nguy cơ máy bay quân sự Trung Quốc sẽ kéo ra đá Chữ Thập. Reuters dẫn lời nhà nghiên cứu Leszek Buszynski tại Đại học Quốc gia Úc dự đoán sau khi thử nghiệm các chuyến bay bằng máy bay dân sự từ đường băng phi pháp ở đá Chữ Thập, Bắc Kinh sẽ điều chiến đấu cơ Su-27 và Su-33 đến đóng trú. Còn chuyên gia Ian Storey tại Viện Nghiên cứu ISEAS Yusof Ishak (Singapore) cảnh báo diễn biến mới cho thấy ý đồ của Trung Quốc muốn dùng các cơ sở phi pháp trên đảo nhân tạo để tăng cường hiện diện ở Biển Đông, thậm chí thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ).
"Khi những cơ sở này hoạt động đầy đủ, sẽ thường xuyên xuất hiện tình trạng Trung Quốc hăm dọa máy bay quân sự lẫn dân sự của nước khác trong khu vực. Đó là một dạng ADIZ không chính thức và chắc chắn sẽ khiến căng thẳng leo thang", ông Storey nói rõ.
Những lo ngại này hoàn toàn có cơ sở khi tờ South China Morning Post dẫn lời thiếu tướng về hưu Trung Quốc Từ Quang Dụ dự đoán nước này có thể dùng đường băng ở đá Chữ Thập để tuần tra Biển Đông. "Máy bay quân sự chẳng sớm thì muộn sẽ cất cánh từ đó, rất có thể trong nửa đầu năm nay", ông Từ nói và ngang nhiên tuyên bố đường băng dài 3 km trên đá Chữ Thập phù hợp cho chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và máy bay do thám.
Văn Khoa
Theo Thanhnien
Lầu Năm Góc lo ngại Trung Quốc liên tục đáp máy bay ở Đá Chữ Thập Bộ Quốc phòng Mỹ lên tiếng phản đối và quan ngại trước hành động ngang ngược của Trung Quốc khi Bắc Kinh liên tiếp cho máy bay đáp xuống đường băng ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lầu Năm Góc quan ngại Trung Quốc liên tục cho máy bay đáp xuống Đá Chữ Thập - Ảnh: CSIS...