Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên ngừng theo đuổi con đường nguy hiểm
Ngoại trưởng Trung Quốc lên tiếng kêu gọi Triều Tiên ngừng phát triển vũ khí hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh lại lập trường của Bắc Kinh về việc giải quyết vấn đề Bình Nhưỡng một cách hòa bình.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (Ảnh: Reuters)
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 21/9 đã có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, chia sẻ về vấn đề vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng: “Vẫn còn hy vọng cho hòa bình và chúng ta không thể bỏ cuộc. Đàm phán là giải pháp duy nhất và chúng ta phải nỗ lực hết mình vì điều đó. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên có liên quan cùng đóng vai trò trong việc giảm bớt căng thẳng. Các bên nên thỏa hiệp bằng cách giải quyết những mối quan tâm chính đáng của nhau”.
Đồng thời, ông Vương kêu gọi Triều Tiên ngừng đi xa hơn trên con đường nguy hiểm, ám chỉ chương trình vũ khí hạt nhân gây tranh cãi cả nước này. Hiện tại là Trung Quốc là nước có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến Bình Nhưỡng với cương vị là đối tác kinh tế chính.
Phát biểu của ông Vương được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Washington đang leo thang. Ngày 19/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ hủy diệt hoàn toàn Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tấn công Mỹ.
Trong khi đó, Thủ tướng Shinzo Abe ngày 20/9 cho rằng thời gian đối thoại về vấn đề Triều Tiên đã kết thúc sau khi Bình Nhưỡng thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 và liên tiếp bắn tên lửa qua lãnh thổ Nhật Bản.
Ngoài ra, với cương vị là quốc gia châu Á duy nhất có kho vũ khí hạt nhân được công nhận theo Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, Trung Quốc đã cảnh báo về sự gia tăng của loại vũ khí này. “Tốt nhất là không nên có thêm bất cứ một quốc gia hạt nhân nào khác trên thế giới nữa, kể cả ở phía Bắc hay phía Nam bán đảo Triều Tiên hay ở Đông Bắc Á và trên toàn thế giới”, ông Vương phát biểu, ám chỉ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Đức Hoàng
Theo Straits Times
Video đang HOT
Mỹ lấy thỏa thuận hạt nhân Iran mặc cả về Syria
Nga, Đức, Trung Quốc, Ý đồng loạt lên tiếng bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran, trong bối cảnh Mỹ đang muốn thương lượng lại hoặc hủy bỏ.
Theo thỏa thuận được ký năm 2015 giữa Iran và nhóm P5 1 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức) và được thực hiện bắt đầu từ tháng 1-2016 (JCPOA), Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân tranh cãi của mình đổi lấy giảm nhẹ trừng phạt.
Chính phủ Trump nhiều lần đề cập muốn thương lượng lại, cho rằng thỏa thuận hiện tại quá nhân nhượng Iran, không phục vụ quyền lợi an ninh Mỹ, hạn chế khả năng làm áp lực lên Iran của Mỹ. Phát biểu trước Đại Hội đồng LHQ ngày 19-9, Tổng thống Trump nói thỏa thuận là "nỗi xấu hổ" của Mỹ. Trước đó ông Trump nói với báo chí rằng ông đã có quyết định sẽ làm gì với thỏa thuận, nhưng không cho biết cụ thể.
Mỹ muốn ép Iran bỏ ủng hộ Hezbollah, Syria
ABC News dẫn lời Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster rằng quyết định của ông Trump về thỏa thuận là một phần của việc tái sắp xếp chính sách của Mỹ với Iran. Ý ông Trump là nếu Iran muốn thỏa thuận này được duy trì thì phải đánh đổi sự hỗ trợ của Iran với lực lượng vũ trang Hezbollah (Lebanon) và với Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Tổng thống Mỹ Trump phát biểu tại Đại Hội đồng LHQ ngày 19-9. Ảnh: BLOOMBERG
Theo quy định, cứ mỗi 3 tháng chính phủ Mỹ phải báo cáo Quốc hội về quá trình tuân thủ thỏa thuận của phía Iran. Các thanh sát viên hạt nhân LHQ xác nhận Iran tuân thủ tốt thỏa thuận. Tuy nhiên ông Trump từng đe dọa sẽ không chứng nhận Iran tuân thủ thỏa thuận trong lần báo cáo tiếp theo vào tháng 10 tới. Nếu điều này xảy ra, Quốc hội Mỹ có 60 ngày để quyết định có khôi phục các lệnh trừng phạt Iran vốn đã được ngưng theo nội dung thỏa thuận hay không. Một khi như thế, thỏa thuận xem như bị hủy bỏ.
Đầu tháng này, Bộ Tài chính Mỹ thông báo trừng phạt kinh tế nhắm vào 11 cá nhân và công ty Iran bị cáo buộc ủng hộ quân đội Iran và liên quan đến các vụ tấn công mạng các ngân hàng Mỹ. Bước đi này được xem là một nỗ lực của chính phủ Trump trong vận động thương lượng lại thỏa thuận.
Ngày 21-9, hàng loạt lãnh đạo ngoại giao các cường quốc, trong đó có nhiều nước trong nhóm P5 1 từng ký thỏa thuận hạt nhân với Iran đồng loạt lên tiếng bảo vệ thỏa thuận trước sự công kích và vận động của Mỹ phải thương lượng lại hoặc hủy bỏ.
Nhiều nước P5 1 tách Mỹ, đứng về phía Iran
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov chỉ trích việc Mỹ đơn phương trừng phạt Iran sẽ hủy hoại thỏa thuận hạt nhân Iran.
"Đơn phương trừng phạt là không đúng luật và hủy hoại nỗ lực tập thể của thế giới. Mỗi người đều đang thấy Mỹ đang có các hạn chế mới với Iran. Điều này đe dọa việc thực hiện Kế hoạch hành động chung toàn diện - tức thỏa thuận hạt nhân Iran" - ông Lavrov phát biểu trước Đại Hội đồng LHQ ngày 21-9.
Trước đó, ngày 20-9, ông Lavrov cho biết Nga "cực kỳ quan ngại" về quan điểm của ông Trump với thỏa thuận, tuyên bố Nga sẽ bảo vệ thỏa thuận vì nó có được sự ủng hộ từ cả khu vực và quốc tế.
Phát biểu trước Đại Hội đồng LHQ, Phó Thủ tướng - Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel tuyên bố các nước phải tôn trọng thỏa thuận hạt nhân Iran hiện có, nếu muốn khuyến khích các nước khác đặc biệt là Triều Tiên suy nghĩ lại về chương trình hạt nhân của mình.
"Làm sao chúng ta có thể thuyết phục các nước như Triều Tiên rằng các thỏa thuận quốc tế mang lại an ninh cho họ, để họ đồng ý hợp tác với chúng ta, nếu thỏa thuận hạt nhân Iran - ví dụ duy nhất về sự thành công trong thương lượng quốc tế không còn hiệu lực?" - Ngoại trưởng Gabriel đặt câu hỏi.
Ngoại trưởng Nga Lavrov phát biểu tại Đại Hội đồng LHQ ngày 21-9. Ảnh: REUTERS
Theo ông Gabriel, các thỏa thuận đa phương là con đường tốt nhất đảm bảo an ninh toàn cầu.
"Chúng ta cần tăng sự hợp tác quốc tế và bớt đi sự cố chấp quốc gia, không có đường nào khác" - ông Gabriel nói, ám chỉ đến tư tưởng "Ưu tiên nước Mỹ" của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng không thỏa thuận nào hoàn hảo, và nếu thỏa thuận hạt nhân Iran bị hủy bỏ sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực không phát triển vũ khí hạt nhân.
Sau một cuộc họp Hội đồng Bảo an LHQ ngày 21-9, Đại sứ Ý tại LHQ Sebastiano Cardi lên tiếng rằng tình hình căng thẳng ngày càng tăng ở Triều Tiên là một ví dụ cho thấy không nên từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran.
Theo ông, cần so sánh sự gia tăng hạt nhân không thể kiểm soát của Triều Tiên và khả năng kiểm soát chương trình hạt nhân Iran nhờ thỏa thuận để thấy được tính cần thiết của thỏa thuận này.
Iran nhất quyết không thương lượng lại
Trong khi đó, trở về từ kỳ họp Đại Hội đồng LHQ ở New York (Mỹ) ngày 21-9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố thỏa thuận hạt nhân Iran không thể thương lượng lại.
Tổng thống Iran Rouhani phát biểu trước Đại Hội đồng LHQ ngày 20-9. Ảnh: REUTERS
"Có ý kiến rằng thỏa thuận không tệ lắm nhưng không nên duy trì, rằng thỏa thuận cũng tốt nhưng nên ngồi lại lần nữa và xem thử có thể cải thiện gì không, rằng nếu nó bị lỗi gì đó thì có thể sửa lại. Các ý kiến này đã được chúng tôi đáp trả một cách rõ ràng và dứt khoát rằng thỏa thuận hạt nhân không thể thương lượng lại" - Tổng thống Rouhani nói trong cuộc họp báo tại Tehran.
TheoPháp luật TP. Hồ Chí Minh
Né trừng phạt Mỹ, Nga-EU thúc đẩy đường ống dầu Nga thuyết phục phương Tây nhanh hành động để đường ống dầu khí Dòng chảy phương Bắc 2 sớm được thực hiện. Thông tấn TASS của Nga ngày 21/9 thông tin, Nga đang có ý định thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) về tiến độ dự án Dòng chảy Phương Bắc - 2 (Nord Stream 2) để đón đầu các lệnh trừng...