Trung Quốc kêu gọi tẩy chay Đạt Lai Lạt Ma tại Liên Hiệp Quốc
Trung Quốc đã viết thư kêu gọi các nhà ngoại giao và quan chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) không tham dự một sự kiện có mặt nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 11.3 tại Geneva (Thuỵ Sĩ).
Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng (Trung Quốc) – Ảnh: Reuters
Trong bức thư, phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại LHQ phản đối việc lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma xuất hiện tại một sự kiện của những người từng nhận giải Nobel tại Viện cao học Geneva, theo Reuters ngày 10.3.
“Việc mời Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đến sự kiện nói trên là vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương LHQ”, Reuters trích bức thư viết ngày 8.3.
Trung Quốc cho rằng Đạt Lai Lạt Ma phải bị cấm dự bất cứ sự kiện hoặc tổ chức nào, tại bất kỳ nước nào vì những hoạt động ly khai của nhà sư Tây Tạng lưu vong này. Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại LHQ cũng kêu gọi phái đoàn các nước khác, LHQ không tham dự sự kiện trên và cũng không gặp Đạt Lai Lạt Ma và tuỳ tùng của ông.
Lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng sẽ có bài phát biểu tại sự kiện trên, diễn ra bên lề phiên họp hằng năm của Hội đồng nhân quyền LHQ. Ông Philippe Burrin, giám đốc Viện cao học Geneva cho biết dù chịu áp lực từ nhiều phía nhưng sự kiện sẽ không bị huỷ bỏ.
Video đang HOT
Đạt Lai Lạt Ma được trao giải Nobel Hoà bình vào năm 1989. Ông rời Trung Quốc và đến tị nạn tại Ấn Độ vào năm 1959. Trung Quốc coi ông là người ly khai nhưng các nhà sư khác nói rằng Đạt Lai Lạt Ma chỉ muốn sự tự chủ cho quê hương mình.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Bà Thái Anh Văn trước 'bài toán' đón tiếp Đạt Lai Lạt Ma
Đạt Lai Lạt Ma, người bị Trung Quốc xem là phần tử nguy hiểm và bị cấm đến nước này, có thể sẽ được phép đến Đài Loan bất chấp sự phản đối của Bắc Kinh.
Bà Thái Anh Văn từng tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma khi ông đến Đài Loan hồi năm 2009 để làm lễ cầu hồn cho các nạn nhân của cơn bão Morakot - Ảnh: dailalamafilm.com
Hãng tin Reuters ngày 1.3 cho biết đảng Dân chủ tiến bộ (DPP) và lãnh đạo của đảng này, đồng thời là nhà lãnh đạo tân cử của Đài Loan, bà Thái Anh Văn đang tính đến chuyện sẽ cấp visa cho Đạt Lai Lạt Ma.
"Đạt Lai Lạt Ma có thể sẽ thăm Đài Loan sớm nhân ngày 10.10", một nguồn tin giấu tên thân cận với DPP cho Reuters biết. Ngày 10.10 được Đài Bắc gọi là "ngày độc lập", tuy nhiên ngày lễ này không được Bắc Kinh công nhận.
Nguồn tin của Reuters nói rằng bà Thái Anh Văn sẽ cố thỏa hiệp để Bắc Kinh không ngăn cản Đạt Lai Lạt Ma đến Đài Loan, đổi lại việc duy trì đối thoại giữa 2 bờ eo biển Đài Loan. Đài Bắc có thể cam kết không có cuộc gặp mặt trực tiếp nào giữa giới chức cao cấp Đài Loan với Đạt Lai Lạt Ma trong thời gian ông ở thăm Đài Loan.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có thông tin chính thức về chuyến thăm này. Văn phòng của Đạt Lai Lạt Ma ở Ấn Độ cho biết ông chưa có kế hoạch đến Đài Loan trong khoảng thời gian được đề cập. DPP trong thông cáo mới phát đi nói rằng họ chưa biết gì về lời mời Đạt Lai Lạt Ma tới Đài Loan, theo Reuters.
Văn phòng phụ trách vấn đề Đài Loan của Trung Quốc cũng chưa có bình luận gì về thông tin trên.
Thách thức đầu tiên của DPP
Lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, Đạt Lai Lạt Ma từng đến Đài Loan hồi năm 2009 - Ảnh: AFP
Đạt Lai Lạt Ma từng 3 lần thăm Đài Loan vào các năm 1997, 2001 và 2009. Lãnh đạo sắp mãn nhiệm Mã Anh Cửu từ chối cấp visa khiến ông không thể thực hiện những chuyến thăm tiếp theo. Năm 2009, Đạt Lai Lạt Ma đến Đài Loan làm lễ cầu hồn cho các nạn nhân của cơn bão Morakot làm hơn 500 người thiệt mạng, bà Thái Anh Văn khi đó là thành viên DPP đã tiếp đón Đạt Lai Lạt Ma.
Quyết định cho phép Đạt Lai Lạt Ma nhập cảnh Đài Loan, nếu có, sẽ là thách thức đầu tiên của DPP sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo và cơ quan lập pháp Đài Loan hồi tháng 1.2016. Bà Thái Anh Văn sẽ thay thế ông Mã Anh Cửu để lãnh đạo Đài Loan vào tháng 5 tới. Bắc Kinh thời gian qua liên tục cảnh cáo đảng DPP và cá nhân bà Thái Anh Văn, đe dọa sẽ dùng vũ lực nếu lãnh đạo mới muốn tìm sự độc lập cho Đài Loan.
Đạt Lai Lạt Ma, người được trao giải Nobel Hòa bình hồi năm 1989, đang sống lưu vong ở Ấn Độ. Trung Quốc gọi lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng là "phần tử ly khai, phản loạn" trong khi ông luôn tuyên bố mình chỉ muốn quyền tự trị thật sự cho Tây Tạng.
Nhiều người Đài Loan theo Phật giáo Tây Tạng, vì vậy việc không cấp visa cho người đứng đầu Phật giáo Tây Tạng trong nhiều năm qua "không chỉ là sự thiệt thòi cho các tín đồ mà còn biểu hiện việc mất tự chủ về tôn giáo, văn hóa của người Đài Loan", CNA dẫn phát biểu của nghị sĩ Chen Shei-saint thuộc Quốc dân đảng cầm quyền trong một thông cáo.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc kêu gọi tẩy chay Đạt Lai Lạt Ma Sau đợt chỉ trích Phật sống 'giả', Trung Quốc kêu gọi tẩy chay, không công nhận vai trò lãnh đạo tinh thần của Đạt Lai Lạt Ma đối với người Tây Tạng. Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng - Ảnh: Reuters Ông Chen Quanguo, Bí thư Khu tự trị Tây Tạng (TAR) hôm 8.12 kêu gọi Ban...