Trung Quốc kêu gọi tẩy chay Đạt Lai Lạt Ma
Sau đợt chỉ trích Phật sống ‘giả’, Trung Quốc kêu gọi tẩy chay, không công nhận vai trò lãnh đạo tinh thần của Đạt Lai Lạt Ma đối với người Tây Tạng.
Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng – Ảnh: Reuters
Ông Chen Quanguo, Bí thư Khu tự trị Tây Tạng (TAR) hôm 8.12 kêu gọi Ban Thiền Lạt Ma, người được Bắc Kinh lựa chọn làm hóa thân tái sinh của đức Phật, tẩy chay và không công nhận Đạt Lai Lạt Ma là lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng.
Người đứng đầu khu tự trị Tây Tạng nói với tờ Nhật báo Tây Tạng rằng ông hy vọng Ban Thiền Lạt Ma sẽ “kiên định với đảng” (Cộng sản Trung Quốc) và bảo vệ sự thống nhất quốc gia, Tây Tạng là một phần của Trung Quốc, theo tờ Phayul của người Tây Tạng lưu vong.
“Kiên quyết vẽ một ranh giới rõ ràng với Đạt Lai Lạt Ma 14 và kiên quyết từ chối tất cả các hoạt động đòi ly khai”, ông Chen nói với ông Gyaltsen Norbu trong một cuộc gặp hồi đầu tuần ở Shigatse nhân kỷ niệm 20 năm Gyaltsen Norbu được Bắc Kinh lựa chọn làm Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 của Tây Tạng.
Đối với người Tây Tạng theo đạo Phật Mật tông, Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của đức Phật được hóa thân tái sinh lần thứ 14 và là thủ lĩnh tối cao của họ. Ban Thiền Lạt Ma có thế quyền và thần quyền đứng thứ 2 sau Đạt Lai Lạt Ma và sẽ thay thế Đạt Lai Lạt Ma, nay đã 80 tuổi, sau khi ông mất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Ban Thiền Lạt Ma được Bắc Kinh lựa chọn có nhiều tranh cãi. Năm 1995, Đạt Lai Lạt Ma lựa chọn một đứa trẻ tên Gendun Choekyi Nyima lúc đó lên 6 tuổi làm Ban Thiền Lạt Ma 11. Đứa trẻ này đột nhiên biến mất, Bắc Kinh sau đó tuyên bố chọn một thiếu niên tên Gyaltsen Norbu thay thế nhưng không được Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận.
Suốt 20 năm qua, cuộc đời của Gyaltsen Norbu trở nên bí ẩn, bất ngờ hồi tháng 9.2015 Bắc Kinh tuyên bố Ban Thiền Lạt Ma 11, tức Gyaltsen Norbu trở lại.
Hồi đầu tuần này, ông Zhu Weigun, chủ tịch Ủy ban tôn giáo và dân tộc của Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, phản đối hiện tượng Phật sống “giả” ở Tây Tạng.
Ông Zhu cáo buộc những Phật sống “giả” sử dụng tiền quyên góp của bá tánh để ủng hộ phong trào đòi độc lập cho Tây Tạng và yêu cầu có hành động ngăn chặn. Đồng thời, ông tuyên bố Bắc Kinh có danh sách những Phật sống “thật” và sẽ sớm công bố danh sách này, theo Reuters.
Những người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Độ nói rằng Bắc Kinh đang muốn can thiệp vào vấn đề tôn giáo để gây ảnh hưởng lên người Tây Tạng.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc gia tăng kiểm soát Tây Tạng, kêu gọi chống Đạt Lai Lạt Ma
Trung Quốc cho biết sẽ tăng cường cuộc chiến chống chủ nghĩa ly khai, trấn áp các hoạt động đòi độc lập cho Khu tự trị Tây Tạng, đồng thời kêu gọi chống lại nhà sư Đạt Lai Lạt Ma.
Trung Quốc tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Khu tự trị Tây Tạng - Ảnh: Reuters
Tờ China Daily cho biết ông Du Chính Thanh, Uỷ viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 8.9 đã đại diện cho Bắc Kinh tham dự buổi lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Khu tự trị Tây Tạng. Ông Du cho biết hoạt động tôn giáo vẫn được khuyến khích ở Tây Tạng theo đúng tinh thần luật pháp.
"Mọi hoạt động tôn giáo phải được quản lý đúng luật, các vấn đề (liên quan đến tôn giáo) cũng được phản ảnh trên tinh thần đó và trật tự thờ phượng Phật giáo Tây Tạng cũng phải được duy trì", ông Du, người đồng thời là Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Trung Quốc, nói.
Bên cạnh việc khuyến khích Phật giáo Tây Tạng theo đúng luật pháp, ông Du cho rằng Trung Quốc sẽ không nhẹ tay với những phần tử đòi ly khai cho Tây Tạng, và chiến dịch trấn áp những nhóm chống phá vẫn sẽ được Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh, theoChina Daily.
Nhân dịp này, ông Du cũng kêu gọi chống lại nhà sư Đạt Lai Lạt Ma, người mà Bắc Kinh gọi là "phần tử ly khai bạo động", trong khi thủ lĩnh tinh thần của người Tây Tạng, hiện sống lưu vong tại Ấn Độ, vẫn khẳng định con đường ôn hòa đòi quyền tự trị lớn hơn cho người Tây Tạng ở Himalaya, theo Reuters.
"Người dân của mọi sắc tộc (ở Tây Tạng) phải kiên định trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa ly khai, chống lại "bè lũ" Đạt Lai và hoạt động chống phá, đòi độc lập của lực lượng thù địch nước ngoài", Reuters dẫn lời ông Du phát biểu trước Cung điện Potala, từng một thời là nơi ở của Đạt Lai Lạt Ma nằm giữa những rặng núi cao.
Các nhà sư Tây Tạng trong buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập khu tự trị này - Ảnh: Reuters
Ông Du là nhân vật cao cấp thứ 4 trong đảng Cộng sản Trung Quốc phụ trách vấn đề tôn giáo và người dân tộc. Hôm 7.9, ông Du đã chỉ đạo quân đội, cảnh sát và nhân viên tư pháp ở Tây Tạng chuẩn bị sẵn sàng cho "cuộc chiến chống lại bè lũ Đạt Lai Lạt Ma thứ 14", theo Tân Hoa xã.
Năm 2015 là năm có nhiều sự kiện trọng đại ở Tây Tạng, như sinh nhật lần thứ 80 của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, người từng được trao giải Nobel Hòa bình, kỷ niệm 50 năm Trung Quốc đưa quân đội lên vùng đất này để làm cuộc "giải phóng hòa bình" và 20 năm Ban Thiền Lạt Ma mất tích.
Một cậu bé 6 tuổi tên Gedhun Choekyi Nyima được Đạt Lai Lạt Ma đang sống lưu vong ở Ấn Độ chọn là Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 nhưng mất tích hồi năm 1995. Sau đó cuối năm 1995, chính quyền Trung Quốc chọn Gyaltsen Norbu, năm nay 26 tuổi, làm Ban Thiền Lạt Ma thứ 11. Tuy nhiên Đạt Lai Lạt Ma không công nhận lựa chọn này của Trung Quốc trong khi Bắc Kinh cũng không công nhận lựa chọn Ban Thiền Lạt Ma của Đạt Lai Lạt Ma.
Ngày 6.9, Trung Quốc tuyên bố Gedhun Choekyi Nyima tức "Ban Thiền Lạt Ma" do Đạt Lai Lạt Ma lựa chọn "hiện sống cuộc đời bình thường" và "không muốn bị quấy rầy".
Reuters cho biết nhân sự kiện 50 năm thành lập Khu tự trị Tây Tạng, giới truyền thông Trung Quốc nói xấu Đạt Lai Lạt Ma và gọi thủ lĩnh rất được người Tây Tạng kính trọng là "kẻ lừa đảo". Tổ chức người Tây Tạng tự do phản đối buổi lễ kỷ niệm 50 năm thành lập khu tự trị. Tây Tạng hiện bị quân đội và cảnh sát Trung Quốc kiểm soát rất chặt, theo Reuters.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc: Linh đồng Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ định 20 năm trước vẫn còn sống "Đứa bé đầu thai làm Ban Thiền Lạt Ma mà bạn đề cập đang được giáo dục, sống cuộc sống bình thường, lớn lên khỏe mạnh và không muốn bị quấy rầy." Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của truyền thống Phật giáo Tây Tạng, ngài Ogyen Trinley Dorje. Ảnh: SCMP. Thời báo Hoàn Cầu ngày 6/9 đưa tin, Norbu Dunzhub, một...