Trung Quốc kêu gọi Nga, Mỹ duy trì đối thoại
Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc, ông Trương Quân cho rằng Mỹ và Nga cần duy trì đối thoại về giải trừ hạt nhân, tuy nhiên Washington nên là bên thực hiện các bước có trách nhiệm để giải quyết các vấn đề song phương liên quan lĩnh vực này.
Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Trương Quân phát biểu tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Trương Quân đưa ra phát biểu trên với báo giới ngày 21/2 sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo nước này tạm đình chỉ tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới ( New START).
Ông Trương Quân nhấn mạnh lập trường của Trung Quốc cho rằng “đối với vấn đề quan trọng này, các bên liên quan cần tiếp tục đàm phán để tìm ra giải pháp”. Theo ông, Mỹ đã rút khỏi các công cụ đó trước, do đó “Mỹ nên là bên thực hiện các biện pháp trách nhiệm để làm cho các công cụ này hoạt động”.
Cùng ngày, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Rishi Sunak kêu gọi Nga cân nhắc lại quyết định đình chỉ tham gia hiệp ước New START. Người phát ngôn này nhấn mạnh kiểm soát vũ khí rất quan trọng đối với an ninh toàn cầu.
Video đang HOT
New START là hiệp ước có tính ràng buộc pháp lý duy nhất còn lại về kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ. Hiệp ước được ký kết năm 2010 nhằm hạn chế kho vũ khí của hai nước ở mức tối đa là 1.550 đầu đạn hạt nhân, giảm gần 30% so với mức đặt ra hồi năm 2002. Tháng 1/2021, Tổng thống Putin đã nhất trí gia hạn hiệp ước này thêm 5 năm, tới năm 2026.
Ngày 21/2, trong thông điệp liên bang 2023, Tổng thống Putin thông báo Nga tạm đình chỉ tham gia New START với Mỹ. Ông Putin nêu rõ bất kỳ động thái nào của Nga trở lại đàm phán về vấn đề này sẽ đòi hỏi làm rõ về khả năng tấn công hạt nhân của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố khẳng định mặc dù đình chỉ tham gia New START, Moskva sẽ tiếp tục tuân thủ các hạn chế định lượng vũ khí tấn công chiến lược được quy định theo hiệp ước này trong thời gian hiệu lực.
Tổng thống Putin đã đưa lên Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) dự thảo luật liên bang về việc đình chỉ tham gia New START và dự luật sẽ được xem xét tại phiên họp toàn thể của cơ quan lập pháp này trong ngày 22/2, sau đó sẽ được gửi đến Hội đồng Liên bang (Thượng viện).
Philippines, Mỹ sẽ tổ chức cuộc tập trận lớn nhất trong nhiều năm
Tư lệnh Lục quân Philippines Romeo Brawner ngày 15.2 cho hay Philippines và Mỹ trong năm nay sẽ tiến hành cuộc tập trận chung lớn nhất kể từ năm 2015, giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc gia tăng ở Biển Đông.
Tướng Brawner cho các phóng viên hay cuộc tập trận thường niên "Balikatan" sẽ được tiến hành vào quý hai (từ tháng 4-6), với số lượng binh sĩ tham gia nhiều hơn 8.900 binh sĩ của cuộc tập trận năm ngoái, theo Reuters. Ông Brawner nhấn mạnh: "Tất cả những cuộc tập trận mà chúng tôi đang thực hiện là để đối phó với tất cả các loại mối đe dọa mà chúng tôi có thể phải đối mặt trong tương lai".
"Cuộc tập trận sẽ bao gồm vô số hoạt động, không chỉ tập trung vào việc phát triển khả năng chiến đấu của cả hai lực lượng vũ trang, mà còn về các vai trò phi truyền thống khác như hỗ trợ nhân đạo và ứng phó thảm họa", ông Brawner cho hay. Năm 2015 có hơn 11.000 binh sĩ của cả hai nước tham gia cuộc tập trận chung "Balikatan".
Binh sĩ Philippinnes và Mỹ trong cuộc tập trận "Balikatan" ở Philippines vào ngày 30.3.2022 . Pacom.mil
Cuộc tập trận sắp tới nhấn mạnh mối quan hệ Philippines-Mỹ được cải thiện dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr., và diễn ra khi Philippines lên án những hành động "hung hăng" của Trung Quốc ở Biển Đông, theo Reuters.
Tổng thống Marcos Jr. ngày 14.2 đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc tại Manila Hoàng Khê Liên để bày tỏ quan ngại sâu sắc "về tần suất và cường độ ngày càng tăng của các hành động của Trung Quốc" đối với ngư dân Philippines, theo tờ Philippine Daily Inquirer hôm nay 15.2.
Trước đó, Tuần duyên Philippines (PCG) ngày 13.2 khẳng định tàu BRP Malapascua của lực lượng này đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 5205 chiếu laser trong vụ việc chiều ngày 6.2 trên Biển Đông, theo Philippine Daily Inquirer.
Tàu của Philippines khi đó đang hỗ trợ việc thay lực lượng và tiếp tế của hải quân tại bãi Cỏ Mây. Đây là thực thể ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Philippines chiếm đóng trái phép.
Tàu hải cảnh Trung Quốc đã chiếu laser cấp quân sự vào tàu BRP Malapascua khiến thủy thủ trên tàu bị mất thị giác tạm thời. Vụ việc xảy ra khi tàu Philippines cách bãi Cỏ Mây khoảng 19,5 km.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng lực lượng hải cảnh của nước này đã hành động theo luật.
Trung Quốc quan ngại việc Anh, Mỹ, Australia tăng cường hợp tác về tàu ngầm hạt nhân Ngày 3/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố phản đối việc Anh, Mỹ và Australia tăng cường hợp tác về tàu ngầm hạt nhân. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning. Ảnh: AP Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh ngày 3/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nêu...