Trung Quốc kêu gọi Myanmar ngăn chặn bạo lực
Trung Quốc hôm nay thúc giục Myanmar ngăn chặn các hành vi bạo lực và bảo vệ những công ty cũng như nhân viên của Bắc Kinh tại nước này.
“Trung Quốc kêu gọi Myanmar thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn nữa nhằm chặn đứng mọi hành vi bạo lực, trừng phạt người vi phạm theo pháp luật và đảm bảo an toàn tính mạng cùng tài sản của các công ty và nhân viên Trung Quốc tại Myanmar”, kênh truyền hình CGTN dẫn một thông báo từ Đại sứ quán Trung Quốc cho hay.
Người biểu tình phản ứng khi bị cảnh sát xịt hơi cay ở thành phố Yangon, Myanmar, hôm 8/3. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Động thái trên được đưa ra sau khi xuất hiện các báo cáo về việc vài nhà máy do Trung Quốc đầu tư tại Myanmar bị tấn công, khiến một số người bị thương nhưng chưa rõ thủ phạm.
Trước đó, hôm 10/3, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trương Quân cũng kêu gọi “giảm leo thang” khủng hoảng Myanmar, nơi quân đội bị cáo buộc đàn áp người biểu tình ôn hòa.
Myanmar rơi vào hỗn loạn sau khi quân đội bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự hôm 1/2 với cáo buộc xảy ra gian lận trong cuộc bầu cử mà đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng hồi tháng 11. Hơn một tháng qua, hàng trăm nghìn người đã biểu tình yêu cầu trả tự do cho bà Suu Kyi, đồng thời tôn trọng kết quả cuộc bầu cử.
Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc, cảnh sát và quân đội Myanmar đã khiến hơn 80 người thiệt mạng kể từ khi phong trào biểu tình phản đối đảo chính nổ ra.
Anh, Mỹ và một số nước phương Tây khác đã áp đặt những biện pháp trừng phạt với chính quyền quân sự Myanmar. Liên minh châu Âu đang chuẩn bị tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào những doanh nghiệp do quân đội Myanmar điều hành.
Tiếp diễn biểu tình tại Myanmar
Biểu tình phản đối đảo chính vẫn tiếp diễn tại Myanmar. Trong ngày 6/3, nhiều người dân đã tụ tập trên những đường phố lớn tại các thành phố Yangon, Lashio ở miền Bắc hay thành phố Loikaw ở miền Trung sẽ bày tỏ sự phản đối. Các lực lượng an ninh đã được triển khai nhằm đảm bảo trật tự trị an.
Người biểu tình tập trung tại Yangon, Myanmar phản đối việc nắm quyền lãnh đạo đất nước của các quan chức quân đội cấp cao, ngày 3/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó một ngày, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã họp về tình hình khủng hoảng ở Myanmar với sự tham dự của Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ Christine Schraner Burgener.
Đại diện của các nước đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình leo thang bạo lực, gây thương vong cho dân thường và kêu gọi chấm dứt ngay bạo lực, ổn định tình hình, giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ nhân đạo cho người dân, nhất là phụ nữ và trẻ em. Đại diện các nước đánh giá cao các nỗ lực của ASEAN và các nước thành viên, đồng thời bày tỏ mong muốn hiệp hội tiếp tục đóng góp tích cực hơn để sớm tìm ra giải pháp trước mắt và lâu dài cho vấn đề Myanmar.
Tại cuộc họp, Việt Nam đã kêu gọi các bên tại Myanmar kiềm chế tối đa, chấm dứt bạo lực, bảo đảm an toàn cho dân thường, tiến hành đối thoại để hướng tới một giải pháp thỏa đáng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và nguyện vọng của người Myanmar, tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình dân chủ diễn ra suôn sẻ.
Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý cho biết Việt Nam theo dõi sát sao và rất lo ngại về những diễn biến hiện nay tại Myanmar, đặc biệt là tình hình bạo lực và căng thẳng leo thang, gây ra thương vong ngày càng lớn cho dân thường, tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh và phát triển của Myanmar cũng như toàn khu vực.
Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng cộng đồng quốc tế cần tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để chấm dứt bạo lực, ổn định tình hình, tiếp tục các nỗ lực cứu trợ nhân đạo; thu hẹp bất đồng giữa các bên liên quan ở Myanmar, thông qua các nỗ lực phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương LHQ.
Đại sứ khẳng định Việt Nam ủng hộ nỗ lực của Đặc phái viên của Tổng Thư ký về Myanmar và khuyến khích sự phối hợp hơn nữa giữa Đặc phái viên với ASEAN, đồng thời nhấn mạnh, đối thoại mang tính xây dựng, hợp tác và các biện pháp xây dựng lòng tin với trọng tâm là người dân là điều kiện cần thiết để giải quyết tình hình hiện nay. Việt Nam ủng tất cả các nỗ lực hướng tới mục tiêu này vì lợi ích của người dân Myanmar và vì hòa bình và ổn định của khu vực.
Các nước đã hành động gì với đảo chính ở Myanmar? Cộng đồng quốc tế ngày càng gia tăng áp lực lên quân đội Myanmar, khi biểu tình bạo lực vẫn nhấn chìm quốc gia Đông Nam Á hậu đảo chính. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuyên bố chính quyền Tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị "các hành động bổ sung" trong những ngày tới để chống lại những...