Trung Quốc kêu gọi Mỹ hủy bỏ trừng phạt kinh tế với quân đội quốc gia
Trung Quốc đang có những động thái mạnh mẽ nhằm yêu cầu Mỹ hủy bỏ lệnh trừng phạt với quân đội nước này.
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga – Ảnh: SCMP
Ngày 21/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố kêu gọi Mỹ rút lại lệnh trừng phạt với quân đội quốc gia này sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng trừng phạt về việc Bắc Kinh mua máy bay chiến đấu và hệ thống tên lửa từ Nga.
Phát ngôn viên Geng Shuang đưa ra những bình luận trên tại một cuộc họp báo hàng ngày tại Bắc Kinh.
Mỹ cho biết lực lượng vũ trang của Trung Quốc đã vi phạm luật trừng phạt của Washington với Moscow vì đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 ở quốc gia này. Đến nay, Nga vẫn bác bỏ mọi cáo buộc.
Video đang HOT
Nga đã bán khoảng 15 tỷ USD vũ khí cho Trung Quốc vào năm 2017, duy trì mức lợi nhuận tương tự trong nhiều năm trước đó, theo Rosoboronexport, cơ quan chịu trách nhiệm xuất khẩu khí tài quân sự của Nga.
Mỹ cho biết các lệnh trừng phạt liên quan đến việc mua máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa đối không S-400 chủ yếu nhắm vào Nga và không có ý định phá hoại năng lực phòng thủ của các quốc gia khác.
Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, cùng chiếm hơn một nửa tổng lượng vũ khí xuất khẩu toàn cầu, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm.
Trung Quốc chiếm 6% của tổng doanh thu và nằm trong số 5 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới cùng Ấn Độ, Pakistan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ( UAE) và Ả Rập Xê Út.
Thu Phương (Theo Reuters)
Theo doisongphapluat
Mua bán vũ khí "khủng", cả Nga và Trung Quốc bị Mỹ ra đòn trừng phạt
Mỹ ra đòn trừng phạt đối với các nhân viên Bộ Quốc phòng Nga, Trung Quốc, và tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport do vụ mua bán máy bay Sukhoi và S-400.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: RT
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 20.9 uỷ quyền trừng phạtbổ sung 33 quan chức tình báo, quốc phòng Nga và tập đoàn Rosoboronexport vì đã bán vũ khí cho Trung Quốc.
Ngoài việc mở rộng danh sách trừng phạt Nga lên 72 thực thể, Mỹ cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Cục Phát triển Vật tư - cơ quan mua sắm vũ khí hàng đầu Trung Quốc và Giám đốc Cục này, tướng Li Shang Fu theo Luật chống đối phương của Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt (CAATSA).
Cục này bị trừng phạt vì mua tiêm kích hiện đại Su-35 của Nga và tên lửa đất đối không S-400.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm một số hạn chế khác nhau, trong đó có lệnh cấm cấp phép xuất khẩu vũ khí và các giao dịch ngoại hối thuộc thẩm quyền của Mỹ.
"Chúng tôi thực hiện bước này, bởi vì Trung Quốc đã mua 10 máy bay chiến đấu của hãng Sukhoi, cụ thể là Su-35 vào tháng 12 năm 2017, sau khi CAATSA đã có hiệu lực. Họ cũng mua một số hệ thống tên lửa S-400 vào tháng Giêng năm nay.
Cả hai giao dịch được thực hiện sau khi CAATSA có hiệu lực, và được thảo luận giữa các Cục Phát triển Vật tư với Rosoboronexport - có tên trong danh sách trừng phạt" - đại diện Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài của Bộ Tài chính Mỹ cho biết hôm 20.9.
"Mục tiêu cuối cùng của các biện pháp trừng phạt này là Nga. Các biện pháp trừng phạt của CAATSA trong bối cảnh này không nhằm làm suy yếu khả năng quốc phòng của bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Thay vào đó, chúng chỉ nhằm bắt Nga phải trả giá vì những hành động của mình" - RT dẫn lời một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay.
Động thái nhằm vào cả Nga và Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang leo thang.
Tuần này, Mỹ công bố đánh thuế 10% vào 200 tỉ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc. Bắc Kinh trả đũa bằng áp thuế với 60 tỉ USD hàng hoá Mỹ.
NGỌC VÂN
Theo LĐO
"Ngấm đòn" trừng phạt của Mỹ, Nga mất bạn hàng mua vũ khí lớn nhất Ấn Độ, từng là nước mua vũ khí lớn nhất của Nga, đã tạm ngừng thanh toán các hợp đồng hiện có và từ chối ký hợp đồng mới, trong đó có thương vụ S-400. Ấn Độ tạm ngừng thanh toán các hợp đồng mua sắm vũ khí của Nga. Tờ Vedomosti trích dẫn các nguồn tin quốc phòng Nga cho biết, tập...