Trung Quốc kêu gọi hợp tác toàn cầu phát triển vaccine ngừa COVID-19
Ngày 21/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã kêu gọi hợp tác toàn cầu trong phát triển vaccine ngừa COVID-19 và hối thúc cộng đồng quốc tế cùng phản đối việc chính trị hóa vấn đề này.
Sản xuất vaccine ngừa COVID-19 tại nhà máy của Tập đoàn công nghệ sinh học Sinovac ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Đề nghị trên được Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đưa ra trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan Mukhtar Tleuberdi, Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Shah Mahmood Qureshi và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba.
Trao đổi với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Kazakhstan Mukhtar Tleuberdi, ông Vương Nghị kêu gọi hai bên điều chỉnh kế hoạch hợp tác, tăng cường phối hợp nâng cao năng lực sản xuất và đầu tư, nâng cấp mức độ kết nối, thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu, phát triển và mua vaccine.
Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pakistan Qureshi, ông Vương Nghị cho biết Chính phủ Trung Quốc đã quyết định viện trợ vaccine cho Pakistan và sẽ có những hành động cụ thể để thúc đẩy hợp tác về vaccine với các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Trong khi đó, đối thoại với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh đảm bảo hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, đồng thời phản đối việc chính trị hóa đại dịch và vaccine COVID-19.
* Ngày 22/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết giới chức Trung Quốc nhất trí sẽ bàn giao cho nước này lô vaccine ngừa COVID-19 thứ hai do công ty Sinovac sản xuất. Dự kiến, lô hàng gồm 10 triệu liều vaccine CoronaVac sẽ được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần này.
Chia sẻ với báo giới, Tổng thống Erdogan cho hay Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận lô vaccine CoronaVac đầu tiên gồm 3 triệu liều và đến nay đã tiêm chủng cho gần 1,2 triệu người, chủ yếu là nhân viên y tế và người cao tuổi.
Video đang HOT
Tính từ tháng 3/2020 tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận trên 2,4 triệu ca mắc COVID-19 và 24.600 ca tử vong. Chính phủ nước này cho biết việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng là nhờ đã chuẩn bị cho việc phân phối vaccine từ sớm và có hệ thống cơ sở y tế hiện đại.
* Kể từ ngày 27/1 tới, Singapore bắt đầu thí điểm chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi tại hai khu vực Ang Mo Kio và Tanjong Pagar, nơi có số lượng lớn người cao tuổi cư trú.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, mục đích của chương trình thí điểm này là nhằm hoàn thiện tất cả các quy trình hoạt động trước khi mở rộng quy mô toàn quốc. Việc tiêm chủng sẽ dần dần được mở rộng cho người cao tuổi trên toàn Singapore từ giữa tháng 2/2021.
Số liệu của Ủy ban Liên bộ phòng chống dịch COVID-19 (MTF) của Singapore cho thấy, tính đến ngày 22/1, trên 60.000 người ở Singapore đã được tiêm mũi vaccine COVID-19 đầu tiên, gồm nhân viên làm việc trong các cơ sở y tế, viện dưỡng lão, những người làm việc tuyến đầu và trong các dịch vụ thiết yếu, cũng như người cao tuổi trong viện dưỡng lão.
Ngoài ra, 39 nhân viên tại Trung tâm Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Singapore (NCID) đã được tiêm mũi vaccine thứ hai, hoàn thành chế độ tiêm chủng đầy đủ và trong thời gian hai tuần tới, khả năng miễn nhiễm với COVID-19 của những người này sẽ được tăng cường. Dù có sự chậm trễ trong việc tiếp nhận các lô vaccine Pfizer/BioNTech tiếp theo, nhưng MTF khẳng định sẽ có đủ vaccine cho tất cả người dân Singapore và cư dân sinh sống lâu dài tại Singapore vào quý III/2021.
Singapore bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho các nhân viên y tế từ ngày 30/12/2020, trở thành quốc gia châu Á đầu tiên triển khai chương trình tiêm chủng chế phẩm này.
* Ngày 22/1, Bộ Y tế Israel cho biết, trong những ngày tới, nước này sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhóm đối tượng là học sinh phổ thông trung học trên 16 tuổi. Theo đó, hơn 300.000 học sinh sẽ được tiêm chủng.
Trước đó, ngày 10/1, Israel thông báo triển khai chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 cho tất cả giáo viên và nhân viên ngành giáo dục. Theo Bộ Giáo dục Israel, tính đến nay, hơn 50% trong số 203.000 nhân viên ngành giáo dục của nước này đã được tiêm vaccine.
Chiến dịch tiêm chủng đại trà vaccine ngừa COVID-19 ở Israel bắt đầu từ ngày 20/12/2020, ưu tiên nhân viên y tế, người trên 65 tuổi và bệnh nhân tim mạch. Tuy nhiên, hiện nước này đã mở rộng tiêm vaccine sang nhóm trên 40 tuổi. Tính đến thời điểm này, Israel đã tiêm chủng cho 2,44 triệu người, tương đương 26,2% dân số.
Hungary ký thỏa thuận mua vaccine Sputnik V của Nga
Ngày 22/1, Chính phủ Hungary thông báo đã đạt thỏa thuận mua một số lượng lớn vaccine Sputnik V của Nga mặc dù vaccine này chưa được Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) - EMA- thông qua.
Dây chuyền sản xuất vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V tại nhà máy dược phẩm ở Saint Petersburg, Nga, ngày 4/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố trong video đăng trên tài khoản Facebook cá nhân, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nêu rõ: "Hungary đã hoàn tất một thỏa thuận với Nga mua một số lượng lớn vaccine Sputnik V theo 3 giai đoạn. Hợp đồng đã được đàm phán và ký ngay trong đêm".
Ông cho biết chi tiết của thỏa thuận sẽ được công bố trong ngày.
Trước đó, ngày 21/1, Hungary là nước đầu tiên trong EU phê chuẩn sử dụng vaccine Sputnik V và vaccine phòng COVID-19 do hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) phối hợp sản xuất.
Theo quy định của EMA, cơ quan quản lý thuốc của một quốc gia trong EU có thể cấp phép sử dụng tạm thời cho một vaccine trong tình huống khẩn cấp. Hiện EMA đang đánh giá hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 do AstraZeneca/ Oxford sản xuất và có thể đưa ra quyết định phê chuẩn đối với vaccine này trước cuối tuần tới. EMA chưa xem xét vaccine Sputnik V của Nga.
Cùng ngày, người phát ngôn của chính phủ Ba Lan Piotr Muller cho biết nước này có thể kiện hãng dược Pfizer của Mỹ vào tháng tới nếu hãng không phân phối hết số lượng vaccine phòng COVID-19 cho nước này như kế hoạch.
Phát biểu trên Đài phát thanh công cộng Polskie Radio Program 1, ông Muller nêu rõ: "Tôi cho rằng một quyết định như vậy (kiện hãng Pfizer) có thể được thực hiện vào tháng tới nếu các nguồn cung này không được hoàn tất như cam kết của nhà sản xuất vaccine".
Trước đó, ngày 18/1, Ba Lan đã nhận 176.000 liều vaccine của hãng Pfizer và đối tác BioNTech (Đức) hợp tác sản xuất, ít hơn khoảng 50% so với kế hoạch ban đầu. Tiếp đó, ngày 21/1, Bộ trưởng Y tế Ba Lan Adam Niedzielski cho biết phần vaccine thiếu hụt sẽ được giao cho nước này từ giữa tháng 2.
Hãng Pfizer đã giảm số lượng vaccine sẽ phân phối cho EU trong tuần này. Việc cắt giảm số lượng vaccine được Pfizer và BioNTech thông báo vào tuần trước mà không đưa thêm bình luận nào.
Italy cũng đang cân nhắc kiện hãng Pfizer với lý do việc chậm trễ trong công tác phân phối vaccine phòng COVID-19 sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tới chiến dịch tiêm chủng của nước này trong thời gian ngắn.
* Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Nam Phi chuẩn bị tiếp nhận 1,5 triệu liều vaccines phòng COVID-19 từ AstraZeneca/ Oxford, với giá cao gấp 2,5 lần so với giá mà liên doanh dược phẩm này bán cho các nước thành viên EU.
Phó Vụ trưởng Vụ chăm sóc sức khỏe Bộ Y tế Nam Phi Anban Pillay ngày 22/1 cho biết AstraZeneca/Oxford báo giá 5,25 USD trên mỗi liều vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 bán cho Nam Phi, trong khi cũng cùng loại vaccine đó của AstraZeneca/Đại học Oxford, các quốc gia EU chỉ phải trả 2,16 USD cho mỗi liều. Tuy nhiên, trao đổi với báo giới, ông Anban Pillay không cung cấp thêm thông tin về lý do dẫn đến sự khác biệt về giá bán.
Theo kế hoạch, trong tháng 1 và tháng 2, Nam Phi sẽ tiếp nhận tổng cộng 1,5 triệu liều vaccine do Học viện Serum (SII) của Ấn Độ sản xuất theo đơn đặt hàng từ liên doanh AstraZeneca/ Oxford. Số vaccine này sẽ được ưu tiên tiêm phòng cho 1,25 triệu nhân viên y tế tại tất cả các bệnh viện và cơ sở y tế trên toàn quốc. Theo số liệu mới nhất, hiện hơn 40.000 nhân viên y tế tuyến đầu của nước này đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Nam Phi đặt mục tiêu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho ít nhất 40,3 triệu người, tương đương 2/3 dân số nước này trong năm 2021. Ngoài mua vaccine của Ấn Độ, Nam Phi cũng đã đặt cọc 21 triệu USD để mua vaccine từ COVAX - liên minh toàn cầu sản xuất vaccine ngừa COVID-19 cho các nước nghèo. Nước này cũng đang làm việc với các hãng dược phẩm hàng đầu thế giới như Pfizer, Moderna và Johnson&Johnson nhằm đẩy nhanh quá trình tiếp cận vaccine.
Hiện Nam Phi đang trong làn sóng dịch thứ hai với số ca mắc COVID-19 mới trong ngày cao vượt xa làn sóng dịch thứ nhất. Tính đến hết ngày 21/1, Nam Phi ghi nhận 1.380.807 ca mắc COVID-19, trong đó có 39.501 ca tử vong.
Italy cân nhắc kiện hãng Pfizer do không đảm bảo nguồn cung vaccine Nhà chức trách Italy ngày 21/1 cảnh báo việc chậm trễ trong công tác phân phối vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng tới chiến dịch tiêm chủng của Italy trong thời gian ngắn. Theo số liệu thống kê của Chính phủ Italy, tính đến hết ngày 21/1, hơn 1,28 triệu người ở Italy đã...