Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ hợp sức chống lại hoạt động thương mại ‘bắt nạt’ của Mỹ
Xung đột thương mại Trung- Mỹ và bóng ma xung đột thương mại Mỹ-Ấn sẽ trở thành chủ đề quan trọng trong cuộc gặp giữa lãnh đạo cấp cao Trung-Ấn cuối tuần này.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Hán Huy, các cuộc xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ và bóng ma của các cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Ấn Độ có thể trở thành một chủ đề quan trọng cho các cuộc đàm phán giữa hai nước cùng bị Washington “bắt nạt”.
“Chủ nghĩa bảo hộ thương mại và chủ nghĩa đơn phương đang gia tăng. Làm thế nào để đối phó với các hành vi bắt nạt của Mỹ, trong đó có hoạt động bảo hộ thương mại là một câu hỏi quan trọng”, ông Trương nói.
(Ảnh: Getty)
Tuyên bố được đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), sẽ khai mạc tại Thủ đô Bishkek, Kyrgyzstan cuối tuần này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi bên lề sự kiện.
Quan chức ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh các nguyên thủ quốc gia sẽ đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề bảo vệ công lý và chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại trong thương mại toàn cầu. Hơn nữa, ông Trương bày tỏ hy vọng các quốc gia láng giềng sẽ nhất trí về hợp tác thương mại song phương.
Video đang HOT
Trung Quốc, vốn bị lôi vào cuộc tranh chấp thương mại chưa hồi kết với Mỹ, đang phải tìm kiếm các đối tác mới. Cho đến nay, Nhà Trắng đã áp đặt hàng trăm tỷ USD thuế quan với Trung Quốc, và Bắc Kinh đáp trả theo cách đối ứng. Cuộc chiến thương mại chứng kiến một sự leo thang khác sau khi Mỹ tăng cường nỗ lực buộc gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei ra khỏi thị trường Mỹ và châu Âu.
Các cuộc tấn công mới nhất của Mỹ vào các đối tác thương mại lâu đời có tác động tiêu cực đáng kể đến mối quan hệ của Washington với New Delhi. Năm 2018, Mỹ đánh thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ Ấn Độ. Đầu tháng 6, nước này chính thức bị loại khỏi Hệ thống ưu đãi tổng quát, một thỏa thuận nhập khẩu miễn thuế, theo đó họ được phép xuất khẩu hàng hóa trị giá hơn 5 tỷ USD sang thị trường Mỹ mỗi năm.
Ngoài ra, chính quyền Mỹ buộc Ấn Độ ngừng mua dầu từ Iran và Venezuela, và yêu cầu họ hủy bỏ thỏa thuận hệ thống phòng không S-400 với Nga.
(Nguồn: RT)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Nghe được lời này từ Trung Quốc, Pakistan thêm tự tin nắn gân Ấn Độ
Pakistan đã huy động toàn bộ phi đội máy bay chiến đấu F-16 áp sát biên giới với Ấn Độ trong khi Trung Quốc tuyên bố, Pakistan là "người anh em son sắt".
Pakistan được cho là đã đưa F-16 đến biên giới với Ấn Độ.
Theo Sputnik, một quan chức quốc phòng giấu tên của Pakistan ngày 12.3 cho biết, nước này đã triển khai toàn bộ phi đội F-16 dọc biên giới với Ấn Độ. Nguồn tin cũng cho biết, quân đội Pakistan đã bắt đầu điều động một phần binh sĩ ở khu vực Balochistan đến biên giới với Ấn Độ kể từ ngày 28.2.
"Chúng tôi xác nhận thông tin rằng, toàn bộ phi đội F-16 của Không quân Pakistan đều được đặt trong tình trạng báo động cao dọc biên giới Pakistan - Ấn Độ, từ khu vực Hyderabad ở Sindh đến Skardu ở Khu vực phía Bắc. Quân đội Pakistan đã tăng cường triển khai các khí tài gồm radar, hệ thống phòng không dọc Đường Kiểm soát ở Jammu và Kashmir ngay sau vụ tấn công ngày 14.2 do nghi ngờ Ấn Độ có thể có những hành động tương tự", nguồn tin cho biết.
Động thái của Pakistan được đưa ra trong bối cảnh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố Bắc Kinh xem Pakistan là "người anh em son sắt" đồng thời đề nghị Ấn Độ và Pakistan hạ nhiệt căng thẳng.
"Trung Quốc hy vọng Ấn Độ - Pakistan thay vì đối đầu sẽ tiến hành đối thoại, giải quyết bất đồng thông qua sự thiện chí và tạo dựng một tương lai tốt đẹp nhờ quan hệ hợp tác. Trung Quốc cũng hy vọng Ấn Độ - Pakistan sẽ chuyển đổi khủng hoảng thành cơ hội và sự nhất trí. Chúng tôi cho rằng hai nước nên nhanh chóng thay đổi tình hình và tìm kiếm một nền tảng lâu dài cải thiện quan hệ song phương", ông Vương nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc cũng nhấn mạnh, Bắc Kinh đóng vai trò tích cực trong việc hạ nhiệt căng thẳng giữa Ấn Độ - Pakistan.
"Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc hạ nhiệt căng thẳng giữa Ấn Độ - Pakistan. Islamabad và New Delhi nên gặp gỡ để xóa bỏ khủng hoảng", Sputnik dẫn lời ông Vương phát biểu trong buổi họp báo bên lề kỳ họp thứ hai Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) khóa XIII.
Lâu nay, Pakistan vốn là một trong những đồng minh thân thiết của Trung Quốc. Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào Pakistan thông qua Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan. Đây là dự án cơ sở hạ tầng nhằm kết nối tỉnh Tân Cương, phía tây Trung Quốc với cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan của Pakistan.
Dự án lớn này cũng là một phần trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh nhằm tạo ra một mạng lưới đường bộ và đường biển quy mô lớn kết nối 54 quốc gia.
Những tuyên bố của ông Vương Nghị được đưa ra sau vài ngày Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Kong Xuanyou tới thăm Islamabad. Trong chuyến thăm tới Islamabad vào ngày 6.3, ông Kong tái khẳng định sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Pakistan vì nền hòa bình và ổn định của khu vực, đồng thời công nhận những hành động của Islamabad trong cuộc chiến chống khủng bố.
"Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới tình hình hiện tại giữa Ấn Độ - Pakistan cũng như đánh giá cao sự nhẫn nãi, kiềm chế của Pakistan ngay từ đầu và kiên trì hạ nhiệt bầu không khí căng thẳng với Ấn Độ thông qua đối thoại", ông Kong chia sẻ.
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan đã bùng phát hồi cuối tháng 2 khi Ấn Độ không kích vào các khu vực nghi là sào huyệt của khủng bố trên lãnh thổ Pakistan. Vụ việc nhằm đáp trả một vụ tấn công đẫm máu nhằm vào một đoàn xe cảnh sát bán quân sự của Ấn Độ hôm 14.2 tại khu vực tranh chấp Kashmir, khiến 40 binh sĩ thiệt mạng. Đáp lại, Pakistan cũng tấn công các mục tiêu tại khu vực do Ấn Độ kiểm soát ở Kashmir. Trong hơn 2 tuần qua, các cuộc giao tranh tiếp tục nổ ra ở biên giới giữa 2 nước.
Ấn Độ ngày 9.3 đã kêu gọi Mỹ điều tra vụ việc Pakistan bị nghi dùng F-16 do Mỹ sản xuất để không chiến với Ấn Độ. Tuy nhiên, Pakistan đã bác bỏ cáo buộc này.
Theo Danviet
IS đe dọa tấn công Ấn Độ và Bangladesh Theo phóng viên TTXVN tại Ấn Độ, vài ngày sau khi xảy ra loạt vụ đánh bom liều chết đúng vào ngày lễ Phục sinh ở Sri Lanka khiến hơn 250 người thiệt mạng, tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng đã đưa ra lời đe dọa trực tiếp tiến hành các vụ tấn công ở Ấn Độ và Bangladesh. Thủ...