Trung Quốc kêu ca Tam giác vàng ‘đổ’ ma túy vào đại lục
Sau Thái Lan, đến lượt Trung Quốc kêu ca Tam giác vàng đang “đổ” ma túy vào đại lục, phá hoại trật tự an ninh và xã hội của nước này.
Thiêu hủy ma túy thu giữ được ở Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc hôm nay 24.6 trích nguồn từ báo cáo chính phủ nước này cho biết 90% số ma túy thu giữ được hồi năm 2014 có nguồn gốc từ Tam giác vàng, vùng biên giới tiếp giáp giữa Thái Lan, Lào và Myanmar. Năm ngoái, Trung Quốc bắt giữ 9,3 tấn heroin và 11,4 tấn methamphetamine.
“Dưới góc nhìn từ bên ngoài, Tam giác vàng là vùng sản xuất ma túy nguy hiểm nhất đối với Trung Quốc”, Japan Times trích báo cáo của chính phủ Trung Quốc cho biết. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra bản báo cáo này.
Bản báo cáo nói rằng mặc dù Bắc Kinh đã cố gắng kiểm soát từ bên ngoài như phối hợp với Thái Lan, Lào và Myanmar nhưng tình hình buôn lậu ma túy qua đường biên giới phía Nam của Trung Quốc vẫn không giảm.
Báo cáo của chính phủ Trung Quốc cho biết ma túy đang được điều hành bởi lực lượng có vũ trang và băng nhóm tội phạm ở những khu vực miền Nam dọc theo sông Mekong.
Video đang HOT
Bên cạnh Tam giác vàng, Trung Quốc cũng xem Afghanisktan là nơi nguy hiểm, dù chỉ có 2% ma túy thu giữ năm 2014 có nguồn gốc từ khu vực sản xuất ma túy lớn nhất thế giới này.
Reuters cho biết tình trạng lạm dụng ma túy gây ra thiệt hại kinh tế khoảng 500 tỉ nhân dân tệ (tương đương 80,54 tỉ USD) hàng năm cho Trung Quốc, và 49.000 người chết vì “hàng trắng” này hồi năm 2014.
Năm 2014, hơn 1,2 triệu người sử dụng methamphetamine, tăng 41% so với năm trước ở Trung Quốc, Reuters trích nguồn tin từ Bộ Nội vụ nước này cho biết. Tệ nạn ma túy làm tăng tội phạm như giết người, hãm hiếp và cướp bóc.
Trong khi đó, Japan Times cho biết có khoảng 3 triệu người sử dụng ma túy có đăng ký, trong khi số đã từng sử dụng là 14 triệu trong tổng số 1,4 tỉ dân Trung Quốc. Cũng theo Japan Times, người sử dụng ma túy ngày càng trẻ ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã, mức độ lạm dụng ma túy này chưa đến mức đáng báo động cấp quốc gia.
Minh Quang
Theo Thanhnien
'Tam giác vàng' có nguy cơ phục hồi vì cây cầu nối Myanmar - Lào?
Cây cầu nối 2 nước Myanmar và Lào vừa đưa vào sử dụng hồi tháng trước được cho đã tạo cơ hội cho các băng nhóm buôn lậu ma túy vận chuyển hàng và kéo theo nguy cơ khu Tam giác vàng hồi phục lại, theo cơ quan phòng chống ma túy Thái Lan.
Cây cầu Hữu nghị giữa Myanmar và Lào - Ảnh: Chính phủ Lào
Tờ Bangkok Post (Thái Lan) hôm nay 22.6 cho biết cây cầu nối vùng Tachilek ở bang Shan của Myanmar với huyện Luang Namtha của Lào trở thành địa điểm mới của bọn buôn lậu ma túy xuyên biên giới.
Tờ báo trích dẫn lời một quan chức của cơ quan phòng chống ma túy Thái Lan cho biết kể từ khi cây cầu khánh thành hồi tháng 5.2015, nhiều chuyến hàng chở caffeine (tiền chất để chế tạo methamphetamine) đã đi qua chiếc cầu này. Trong vòng một tháng, giới chức Thái Lan đã bắt giữ 21 tấn caffeine dạng viên, nguyên liệu có thể tạo ra 500-600 triệu viên "hàng trắng".
Lượng caffeine này được sản xuất từ những ngôi làng gần biên giới với Lào, vượt qua cây cầu "hữu nghị" nối Myanmar và Lào, vào Thái Lan trước khi đến Trung Quốc và những nước khác tại châu Á.
Cây cầu nằm trên tuyến đường R3B kết nối Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc và con đường R3A chạy qua Thái Lan, Lào và Trung Quốc, được mệnh danh là những tuyến đường "ma túy".
Cây anh túc trong bảo tàng ma túy Chiang Rai, miền Bắc Thái Lan - Ảnh: Minh Quang
Ông Permphong Chavalit, Tổng Thư ký Văn phòng phòng chống ma túy Thái Lan, cho biết tình trạng buôn lậu ma túy đang trở nên đáng báo động trở lại ở khu vực từng được mệnh danh là trung tâm sản xuất ma túy lớn của châu Á kể từ khi cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện ở đây.
Ông Permphong cho biết Myanmar không đủ phương tiện để kiểm soát ma túy qua biên giới vì công nghệ nước này sử dụng quá lạc hậu, trong khi những khu vực trồng và chế biến ma túy trên khu vực núi, không có đường giao thông và nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.
Theo ông Permphong, nếu không kiểm soát buôn lậu ma túy, Tam giác vàng có nguy cơ phục hồi.
Từ thập niên 1950-1960, khu vực biên giới hiểm trở giữa 3 nước Thái Lan, Lào và Myanmar là một trong những trung tâm sản xuất ma túy lớn của thế giới với hỗn danh Tam giác vàng. Hàng chục năm trước, với sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc và sự hợp tác giữa các chính phủ, khu Tam giác vàng gồm Myanmar, Thái Lan và Lào đã bị dẹp bỏ.
Tuy nhiên, trong một lần công tác ở Chiang Rai, phóng viên Thanh Niên Online được giới chức Thái Lan cho biết những khu vực trồng ma túy vẫn còn tiếp tục với quy mô nhỏ ở cả Thái Lan và Lào, trong khi những cánh đồng anh túc bị dẹp bỏ chưa nhiều ở vùng núi Myanmar, ở đây các bộ tộc gieo trồng anh túc như phương tiện kiếm sống hàng ngày.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc sẽ hạn chế dân thăm Hồng Kông Một chính trị gia nói với Reuters rằng Trung Quốc sẽ hạn chế các chuyến du lịch của cư dân thành phố Thâm Quyến đến Hồng Kông sau những vụ biểu tình căng thẳng gần đây. Hằng năm, Hồng Kông đón lượng khách đông đảo từ đại lục ra tham quan, mua sắm... Tuy nhiên, sau các cuộc biểu tình gần đây, mọi...