Trung Quốc kéo kinh tế châu Á xuống thấp
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại gây tác động tiêu cực đến kinh tế châu Á – Ảnh: Bloomberg
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa khuyên chính phủ các nước có nền kinh tế mới nổi tại châu Á nên bỏ tiền ra để kích thích tăng trưởng, khi mà nền kinh tế suy yếu của Trung Quốc đang kéo kinh tế toàn khu vực hướng xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua.
Ngoại trừ Nhật Bản và Ấn Độ, tăng trưởng kinh tế tại Đông Á và khu vực Thái Bình Dương vào cuối năm 2012 nhiều khả năng sẽ giảm từ 8,3% trong năm 2011 xuống còn 7,2%, mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua, Bloomberg dẫn số liệu báo cáo của WB ngày 8.10.
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hồi tháng 9 cho biết Trung Quốc sẽ thực hiện “chính sách phòng vệ” để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng chậm lại trong quý 2/2012, xuống mức thấp nhất trong ba năm qua.
WB nhận định kinh tế Trung Quốc suy yếu “nặng nề” và dự đoán tăng trưởng kinh tế nước này sẽ tiếp tục chững lại trong những tháng sắp tới của năm 2012.
Video đang HOT
“Tăng trưởng đầu tư tại Trung Quốc đặc biệt suy giảm, chủ yếu do các biện pháp kiềm chế đầu tư vào bất động sản”, WB đánh giá trong bản báo cáo.
Xuất khẩu của châu Á đã giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu làm suy yếu sức tiêu thụ hàng hóa của châu Á.
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 tăng thấp hơn so với dự kiến, trong khi Thái Lan, Singapore và Malaysia cũng đều phải đối mặt với sự suy yếu trong xuất khẩu.
“Những số liệu kinh tế đáng thất vọng trong năm nay, đặc biệt là việc xuất khẩu không đạt chỉ tiêu và những áp lực đang ngày một gia tăng lên thị trường lao động, là lời cảnh báo dành cho các nhà làm luật tại Trung Quốc, thúc giục họ phải nhanh chóng nới lỏng các chính sách tiền tệ”, theo phân tích của tập đoàn tài chính HSBC.
Theo TNO
IMF cảnh báo kinh tế thế giới sẽ tiếp tục suy thoái
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ mức dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cảnh báo kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục suy thoái nếu cơn khủng hoảng nợ công châu Âu không được ngăn chặn, theo tin tức AFP đăng tải ngày 9.10.
Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Ioannis Stournaras (trái) trò chuyện khá căng thẳng với bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại một hội nghị của Hội đồng châu Âu diễn ra tại Luxembourg hôm 8.10 - Ảnh: AFP
IMF cũng tỏ ra bi quan về triển vọng kinh tế thế giới vào năm 2013 khi dự đoán tăng trưởng cũng chỉ đạt mức 3,6%, thấp hơn mức dự báo 3,9% công bố hồi tháng 7.
Mức dự đoán tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2012 của IMF đã tụt xuống còn 3,3%, so với mức 3,5% mà tổ chức này công bố hồi tháng 7.
IMF cũng tỏ ra bi quan về triển vọng kinh tế thế giới vào năm 2013 khi dự đoán tăng trưởng cũng chỉ đạt mức 3,6%, thấp hơn mức dự báo 3,9% đã công bô.
"Kinh tế các nước phát triển vẫn sẽ tiếp tục suy yếu trong thời gian tới, còn kinh tế tại các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển sẽ vẫn tăng trưởng tương đối ổn định", IMF nhận định trong một báo cáo tại hội nghị ở Tokyo (Nhật Bản) ngày 9.10.
Tổ chức này cũng cho rằng các nỗ lực giảm thiểu nợ và tăng tính thanh khoản, cũng như các gói kích cầu, của các quốc gia trên thế giới sẽ không đem lại hiệu quả rõ rệt.
IMF cho biết đà hồi phục của kinh tế toàn cầu phụ thuộc lớn vào các chính sách của Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.
"Mỹ đang gấp rút thoát khỏi tình trạng thâm hụt ngân sách trầm trọng thông qua việc tăng dần hạn mức nợ công, cũng như phê duyệt kế hoạch ổn định ngân sách trong trung hạn", AFP trích dẫn báo cáo của IMF cho hay.
IMF đề cao tầm quan trọng của quỹ giải cứu khủng hoảng ESM, hay còn gọi là Cơ chế Bình ổn châu Âu, trị giá 650 tỉ USD do khối eurozone công bố hôm 8.10.
Tổ chức này còn kêu gọi châu Âu mạnh tay hơn trong việc hòa hợp các chính sách về thuế và chi tiêu công, cũng như cần nhanh chóng triển khai việc hợp nhất hệ thống ngân hàng trong khu vực.
Theo TNO
Giá dầu lùi sát về mốc 110 USD/thùng Ảnh minh họa: Reuters Đêm qua, rạng sáng nay (27.9), thị trường dầu thô thế giới ghi nhận phiên giảm giá mạnh bởi cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu đang có dấu hiệu leo thang, kèm theo đó là lo ngại về sự khan hiếm nguồn cung dầu mỏ và số liệu báo cáo...