Trung Quốc kéo giàn khoan thứ 2: ĐBQH ‘nóng ruột’ nghị quyết về biển Đông
Đại biểu Quốc hội tha thiết mong sớm có Nghị quyết về tình hình biển Đông trước những diễn biến mới phức tạp.
Sáng 19/6, bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã chia sẻ với báo chí xung quanh việc đề nghị Quốc hội ra nghị quyết về tình hình biển Đông hiện nay trước thông tin Trung Quốc tiếp tục kéo thêm giàn khoan thứ 2 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
- Thưa ông, tại sao ông phải lựa chọn một nội dung khác với chương trình phiên thảo luận để phát biểu về vấn đề Biển Đông?
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề xuất Quốc hội sớm ra Nghị quyết về tình hình biển Đông
Chương trình nghị sự của Quốc hội không có mục về Biển Đông. Từ đầu kỳ họp đến nay chỉ có một phiên thảo luận ở tổ và thảo luận tại hội trường nhưng chưa có dự định về một nghị quyết hay một tuyên bố chính thức về vấn đề này.
Do đó, không phải tôi mà chính là rất nhiều cử tri, nhiều tầng lớp nhân dân, từ những người dân bình thường đến cán bộ lão thành đều có ý kiến Quốc hội không thể không có động thái chính thức.
- Theo quan điểm của ông, nếu Quốc hội ra Nghị quyết về tình hình biển Đông, nội dung văn bản này nên thế nào?
Vừa rồi trong ý kiến phát biểu tôi đã nêu, văn bản cần có mấy điểm: Thứ nhất, Quốc hội Việt Nam phải nói rõ chúng ta có lập trường chính nghĩa ở Trường Sa và Hoàng Sa vì vừa rồi Trung Quốc đã nói ra thế giới, kể cả ở Liên Hợp Quốc những nội dung sai trái mà đưa ra một cách chính thức về cái gọi là chủ quyền của họ ở Trường Sa, Hoàng Sa.
Vì vậy, Việt Nam phải có lời đáp lại một cách chính thức, từ cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước. Đó chính là Quốc hội.
Thứ hai: Nghị quyết phải lên án hành vi sai trái của Trung Quốc khi chiếm Hoàng Sa, Trường Sa bằng vũ lực và hành vi kéo giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam. Nghĩa là Trung Quốc đang đi ngược lại với tất cả những điều đã cam kết, tuyên bố với Việt Nam và các nước ASEAN.
Trung Quốc thể hiện ý định không từ bỏ âm mưu hiện thực hoá đường lưỡi bò vô lý, mưu toan độc chiếm biển Đông. Vấn đề không chỉ là dầu khí, không chỉ là tài nguyên mà Trung Quốc định độc chiếm Biển Đông, cả về tài nguyên và tự do hàng hải trên biển. An ninh trên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vì vậy bị ảnh hưởng. Việc kéo giàn khoan đến là một bước đi trong tiến trình thực hiện âm mưu lâu dài hơn như thế.
Thứ ba: Trong tuyên bố của Quốc hội cần khẳng định tình hữu nghị của Việt Nam với nhân dân Trung Quốc, chỉ thị cho các cơ quan chức năng của Việt Nam làm mọi điều để bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
Bên cạnh đó, Quốc hội cần chỉ đạo các cơ quan nhà nước chuẩn bị, tiến hành việc khởi kiện Trung Quốc về việc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực sai trái với luật pháp quốc tế.
Video đang HOT
Việt Nam cần làm thế để nhân dân trong nước, nhân dân toàn thế giới không bị đánh lừa bởi Trung Quốc, chỉ rõ họ nói một đằng làm một nẻo, họ vừa đấm vừa xoa. Họ nằm ở biển Đông đã hai tháng nay nhưng một mặt họ lại nói Đảng, Nhà nước Trung Quốc vẫn tôn trọng tình hữu nghị, đại cục…
Những điều đó Trung Quốc đã nói trước khi hạ đặt trái phép giàn khoan và bây giờ vẫn nói như vậy. Việt Nam không chấp nhận lối lập luận và thái độ kiểu đó.
Giàn khoan Nam Hải số 9 của Trung Quốc
- Ông bình luận gì về việc Trung Quốc tiếp tục kéo một giàn khoan thứ 2 tới khu vực biển Hoàng Sa của Việt Nam?
Đây cũng là thông tin tôi vừa đọc báo hôm qua. Điều đó càng chứng minh Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo, nói thì tốt, làm thì xấu.
- Phải chăng việc giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc nhăm nhe kéo vào biển Đông cho thấy sự cấp thiết của việc Quốc hội phải lên tiếng như ông nói?
Đúng thế, thực ra thông tin họ kéo giàn khoan thứ 2, 3 nữa đến thì cũng đã có từ lâu, được phán đoán thế. Nhưng nói chung, không chỉ là vấn đề cái giàn khoan mà những hành vi đó của Trung Quốc là nằm trong hệ thống, chắc chắn sẽ tiếp tục và liên tục. An ninh của khu vực đang bị đe doạ.
- Từ trước đến nay phương án khởi kiện Trung Quốc đã được cân nhắc kỹ lưỡng và nhiều ý kiến cho rằng việc này sẽ khó khăn, không dễ dàng. Là một Luật sư, ông nhận định thế nào về việc này?
Khởi kiện là bắt đầu một quá trình đấu tranh pháp lý về một đề tài phức tạp. Trong bối cảnh phức tạp như thế, tại một cơ quan tài phán quốc tế thì rõ ràng là không bao giờ dễ dàng, thậm chí là không thuận lợi.
Có những thuận lợi nhưng cũng sẽ có nhiều khó khăn, nhất là vấn đề liên quan đến chủ quyền, khi nào cũng có những điểm yếu và những điểm mạnh.
Nhưng các chuyên gia pháp luật của Việt Nam và quốc tế từng nghiên cứu đã nói có những điểm mạnh và có thể đạt được nhiều mục tiêu. Tóm lại khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế có lợi hơn là không làm gì. Tất nhiên, chúng ta phải rất khôn ngoan, chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo.
- Trong bối cảnh cấp thiết hiện nay, liệu Quốc hội có cần ưu tiên dành thời gian cho việc thảo luận về tình hình biển Đông không, thưa ông?
Tôi thấy từ nay tới khi bế mạc Quốc hội thì không còn một nội dung gì về Biển Đông nữa. Cái cần thiết bố trí chương trình bây giờ không phải để bàn, thảo luận nữa mà là để thống nhất một hành động cụ thể nào đó.
Vậy nên hôm nay tôi phải nêu ý kiến xen vào giữa nội dung thảo luận về luật căn cước. So với vấn đề Biển Đông, vấn đề chủ quyền thì việc bàn hoặc thông qua một số luật như dự kiến không cấp thiết và có thể nói là không quan trọng bằng. Vì không có chủ quyền thì mọi thứ luật pháp sẽ không có ý nghĩa gì.
- Ông có tin tưởng đề xuất này của ông được đáp ứng?
Tôi mong thế và cũng tin là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội sẽ xem xét vì tôi nghĩ ý kiến của tôi hôm nay không phải là ý kiến cá nhân hay thiểu số mà tôi tin đa số đại biểu Quốc hội cũng có mong muốn này. Tôi tin là lâu nay họ cũng chờ đợi như tôi và nếu lấy ý kiến, tôi tin đa số đại biểu sẽ thống nhất với việc Quốc hội có Nghị quyết về việc này.
Đại biểu Bùi Thị An: “Việt Nam kiện được và nên kiện”
Ngay từ đầu tôi đã có quan điểm Quốc hội nên có Nghị quyết về tình hình biển Đông.
Tôi đồng tình với quan điểm Việt Nam cần phải kiên trì đối thoại nhưng trên nguyên tắc không được xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Việt Nam kiên nhẫn có giới hạn, có mức độ thôi chứ không thể quá được.
Tình hình hiện nay có nhiều khó khăn vì vậy phải đòi hỏi sự thông minh, khôn khéo của lãnh đạo Đảng và nhà nước. Nhân dân luôn đồng lòng, cả nước hướng về Hoàng Sa, Trường Sa và mong muốn giải quyết được vấn đề này.
Nhân dân cũng mong muốn nhà nước đấu tranh mềm mỏng nhưng đảm bảo đúng nguyên tắc chủ quyền không được xâm lấn đất nước Việt Nam.
Việt Nam cần chuẩn bị tất cả các căn cứ pháp lý để kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế. Việt Nam kiện được và nên kiện.
Phạm Thịnh
Theo_VTC
Thông tin về giàn khoan thứ 2 TQ đang kéo vào Biển Đông
Giàn khoan thứ 2 này có tên Nam Hải số 9, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Theo tin tức, giàn khoan thứ 2 này có tên Nam Hải số 9 (Nan Hai Jiu Hao), là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
Bản tin ngắn của Cục Hải sự Trung Quốc vừa cho biết: giàn khoan 'Nam Hải số 9' được kéo từ tọa độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12,3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,1 vĩ Bắc, 109 độ 31 kinh Đông trên Biển Đông trong thời gian từ ngày 18 đến 20/6.
Cục Hải sự Trung Quốc cho biết thêm, giàn khoan nước sâu này được di chuyển với tốc độ 4 hải lý /giờ (khoảng 7km/giờ), tổng chiều dài mà giàn khoan này di chuyển là 600m.
Giàn khoan Nam Hải số 9 của Trung Quốc.
Bản tin trên trang web chính thức của Cục Hải sự Trung Quốc không nói cụ thể hướng di chuyển, nhưng các trang mạng Trung Quốc cho rằng giàn khoan này "được kéo về hướng Tây Sa", tức Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không được ghi nhận trên các trang báo chính thống Trung Quốc.
Đầu tháng 6/2014, báo mạng Hải Dương Trung Quốc (ocean.china.com.cn) từng đưa tin Trung Quốc đang ồ ạt đóng giàn khoan với ít nhất 3 giàn khoan lớn Hải Dương 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6,65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD), như một công cụ đắc lực phục vụ cho tham vọng bá quyền trên biển Đông.
Hải Dương 982 sẽ được thiết kế là một giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông. Với tuổi thọ dự tính 25 năm, giàn khoan Hải Dương 982 được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1.500 m ở mọi vùng biển trên thế giới, khoan sâu tối đa tới 9.144 m, mang hệ thống định vị động lực DP3, và dự tính sẽ được bàn giao vào tháng 8/2016.
Giàn khoan Hải Dương 943 sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, và có thể khoan sâu tối đa tới 10.668 m.
Giàn khoan Hải Dương 981 đang hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam.
Giàn khoan Hải Dương 944 cũng sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, có thể khoan sâu tối đa tới 9.144 m. Hai giàn khoan Hải Dương 943 và Hải Dương 944 dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10/2015.
Như vậy ngoài 3 giàn khoan mới chính thức được công bố, có khả năng Trung Quốc đã âm thầm đóng tiếp không ít các giàn khoan khác. Việc đóng các giàn khoan này được liệt là 1 trong "10 chương trình trọng điểm" của Trung Quốc và chính lãnh đạo Tập Cận Bình có lần đã tới tận nơi để kiểm tra động viên.
Theo nhiều chuyên gia, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng biển Việt Nam, không chỉ có mục tiêu thăm dò dầu khí, mà có thể còn đặt mốc chủ quyền của Trung Quốc dưới đáy biển, để sau này có thêm "bằng chứng". Sau Hải Dương 981, việc đặt thêm một giàn khoan trên Biển Đông cũng giống như các cường quốc đã cắm cờ trên Mặt trăng hay cắm cờ dưới đáy Bắc Băng Dương, một kế hoạch cực kỳ thâm độc của Bắc Kinh trong âm mưu độc chiếm Biển Đông.
Hải Dương 981 và 982 là giàn nửa chìm thế hệ mới, thế hệ thứ 6 với một số đặc điểm như sau: Khả năng chống mệt mỏi (fatigue) - một căn bệnh suy sụp của nhiều giàn khoan, trước tác động của thiên nhiên. Giàn này được thiết kế chịu được những cơn bão khủng khiếp nhất thống kê trong 200 năm lịch sử tại vùng Biển Đông. Khả năng định vị trên biển. Nếu giàn Đại Hùng 01 của ta giữ vị trí trên biển bằng hệ thống 8 neo thì 981 tại các vùng nước sâu dưới 1000 mét vẫn định vị bằng 12 neo cấp R5 nhưng giàn chủ yếu định vị bằng hệ định động học cấp 3 là cấp cao nhất của hệ thống này với 8 chân vịt lái (thruster), mỗi chân vịt được kéo bởi động cơ 4600 CV. Khả năng chống tràn dầu. Kinh nghiệm đau đớn của các vụ tràn dầu khiến cho FG tìm mọi biện pháp để ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu tiên. Một hệ thống cảm biến được thiết lập quanh giàn và hành động nhanh chóng để đóng ngay cái BOP (thiết bị chống tràn -Blow Out Preventer) Bởi vậy, giàn nửa chìm là công cụ không thể thiếu được trong việc chinh phục độ sâu khi khai thác dầu khí.
Theo Nguoiduatin
Từ Hoàng Sa: Đội hình tàu lạ của TQ Đội tàu cá Trung Quốc lên đến khoảng gần 60 chiếc đã tiến sâu vào vùng biển Việt Nam để xâm chiếm ngư trường truyền thống của ngư dân ta. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã tiến hành đẩy đuổi đội tàu cá này. Theo ghi nhận của Cảnh sát biển vùng 2, trong những ngày qua đội tàu cá Trung...