Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 xuống Biển Đông
Từ cuối tuần qua, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã được kéo xuống Biển Đông và sẽ hoạt động tại đây đến ngày 16/5, đồng thời yêu cầu tàu thuyền qua lại giữ khoảng cách tối thiểu 2 km.
Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc (Ảnh: news.cn)
Thông tin được đăng tải trên trang web MSA của Cơ quan hải sự Trung Quốc. Theo đó, giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) được triển khai từ ngày 6 tới 16/5 tới tọa độ 170344,5 độ bắc, 1095902,7 độ đông.
Địa điểm hoạt động này cách thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam của Trung Quốc khoảng 75 hải lý về phía đông nam.
Cùng với thông tin về tọa độ giàn khoan, cơ quan trên cũng yêu cầu các tàu thuyền qua lại phải giữ khoảng cách 2 km so với tọa độ này.
Video đang HOT
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, khoảng cách an toàn các bên tham gia công ước này được quyền quy định chỉ là 500 m.
Hải Dương 981 chính là giàn khoan đã được Trung Quốc triển khai một cách phi pháp vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5/2014. Tuy vậy, sau đó Trung Quốc đã phải rút đi trước thời hạn dự kiến do vấp phải phản ứng dữ dội từ Việt Nam và dư luận thế giới.
Thanh Tùng
Theo Dantri
Trung Quốc điều 2 tàu 1.000 tấn tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa
Bắc Kinh hôm nay (4/5) lại tiếp tục có hành vi ngang ngược, khi lại đưa biên đội tàu Hải giám gồm 2 chiếc tải trọng 1.000 tấn tới khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để tiến hành hoạt động tuần tra trái phép.
Trung Quốc điều 2 tàu hải giám tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa. (Ảnh: China News)
Tờ China News cho biết sáng 4/5, Trung Quốc đã điều 2 tàu chấp pháp thuộc biên chế của tỉnh Hải Nam là tàu "Hải giám 2168" và "Hải giám 2169" loại 1.000 tấn, xuất phát từ Hải Khẩu tới khu vực Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam để tuần tra trái phép.
Ngoài ra, các tàu của Bắc Kinh cũng dự kiến tới tuần tra tại "quần đảo Trung Sa" (?) Thực chất, cái mà Trung Quốc gọi là "quần đảo Trung Sa" chỉ là bãi ngầm Macclesfield nằm ở phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa.
Macclesfield là bãi ngầm rộng nhất trên biển Đông (cùng với bãi Cỏ Rong trong quần đảo Trường Sa) và không phải là quần đảo đúng nghĩa như quy định trong Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).
Tham dự hoạt động tuần tra trái phép này có một số đơn vị của tỉnh Hải Nam như: Cơ quan giám sát hải dương và ngư nghiệp, Trung tâm nghiên cứu dự báo khí tượng biển, Viện nghiên cứu địa chất biển.
Đặc biệt, trong chuyến đi lần này, biên đội tàu ngoài việc tiến hành các hoạt động tuần tra bất hợp pháp như mọi lần, còn thực hiện các hoạt động khảo sát biển nhằm tìm kiếm tài nguyên biển, điều tra đánh giá môi trường khí hậu biển, môi trường sinh thái biển và tài nguyên ngư nghiệp.
Hoạt động tuần tra trái phép quần đảo Hoàng Sa lần này của biên đội tàu Hải giám trên sẽ kéo dài khoảng hơn một tuần (từ ngày 4-11/5).
Trước đó, vào ngày 21/4, Bắc Kinh cũng điều biên đội tàu Hải Tuần 21 và Hải Tuần 1103 tới Hoàng Sa để tuần tra bất hợp pháp trong 11 ngày.
"Hải giám 2168" và "Hải giám 2169" là tàu hải giám loại 1.000 tấn của Trung Quốc, có chiều dài 79,9 m, chiều rộng 10,6 m, lượng giãn nước 1.330 tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, có thể di chuyển liên tục trên biển 5.000 hải lý.
Các hoạt động này tiếp tục thể hiện ý đồ của Bắc Kinh muốn độc chiếm Biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng biện pháp tuần tra trái phép.
Ngày 28/4 vừa qua, Trung Quốc đã điều thêm một giàn khoan bán ngầm nước sâu loại "khủng" là giàn khoan Hưng Vượng xuất phát từ Yên Đài để tới khu vực Biển Đông hoạt động.
Hương Giang
Theo Dantri/ China News
Bế mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2015 Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 29/3, sau 4 ngày làm việc, Diễn đàn châu Á Bác Ngao 2015 (BFA) đã bế mạc tại tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc. Toàn cảnh Diễn đàn (Ảnh: THX/TTXVN) Diễn đàn với chủ đề "Tương lai mới cho châu Á: Hướng tới một cộng đồng cùng chung vận mệnh", đã có sự tham...