Trung Quốc kéo dàn khoan bằng tòa nhà 18 tầng ra Biển Đông
Trung Quốc đã phái 9 con tàu hộ tống và kéo dàn khoan – lọc dầu khí Lệ Loan 3/1 cao bằng tòa nhà 18 tầng từ Thanh Đảo cơ động nhằm về hướng Biển Đông.
Dàn khoan khổng lồ của Trung Quốc đang trên đường kéo ra Biển Đông
Tân Hoa Xã ngày 6/5 đưa tin, bắt đầu từ trưa hôm qua 5/5 giới chức Trung Quốc phái 9 con tàu hộ tống và kéo dàn khoan – lọc dầu khí Lệ Loan 3/1 cao bằng tòa nhà 18 tầng từ Thanh Đảo cơ động nhằm về hướng Biển Đông.
Dàn khoan – lọc dầu khí khổng lồ này di chuyển trên biển với tốc độ 3 đến 4 hải lý/giờ, theo tính toán của giới chức Trung Quốc sau 12 ngày nó sẽ tới một mỏ khí thiên nhiên ở “một vùng nước sâu trên Biển Đông”.
Video đang HOT
Lệ Loan 3/1 cao gần 100 mét, bắt đầu rời khỏi cảng Thanh Đảo lúc 12h30 phút trưa hôm qua, 5/5. Dàn khoan này do Bắc Kinh tự nghiên cứu, chế tạo với thời gian 21 tháng với kiến trúc 3 tầng, toàn bộ sử dụng khung thép.
Sau khi hút khí từ dưới đáy biển lên dàn khoan, nó sẽ tự động phân lọc dầu, khí đốt, loại bỏ nước và tạp chất, tất cả thành một hệ thống khép kín.
Bản tin trên Tân Hoa Xã cho hay cuối tháng 9/2013 dàn khoan khủng này sẽ bắt đầu “khai thác dầu khí” trên một vùng biển ở Biển Đông.
Trong thời gian qua Trung Quốc đã liên tục leo thang gây căng thẳng trên Biển Đông với những hoạt động tập trận quân sự trái phép ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động bành trướng trên thực địa khiến khu vực và cộng đồng quốc tế không khỏi quan ngại.
Theo xahoi
Trung Quốc tổ chức du lịch trái phép đến Hoàng Sa: Quan nhiều hơn dân
Theo tờ Shanghai Morning Post, chỉ có 100 du khách trên tàu là dân thường. Phần còn lại là các công chức thuộc các cơ quan công quyền ở tỉnh Hải Nam.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp
Đa số những người có mặt trên chuyến tàu du lịch phi pháp từ Trung Quốc đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khởi hành hôm 28.4 không phải là du khách thông thường mà là các quan chức ở tỉnh Hải Nam.
Theo tờ Shanghai Morning Post, chỉ có 100 du khách trên tàu là dân thường. Phần còn lại là các công chức thuộc các cơ quan công quyền ở tỉnh Hải Nam.
Các du khách thông thường phải trả từ 7.000 đến 9.000 nhân dân tệ (hơn 23 triệu đến hơn 30 triệu đồng) cho mỗi suất song phải ở trong các cabin hạng hai hoặc thấp hơn.
Ngược lại, các cán bộ công chức được tự do chọn lựa các cabin sang trọng và trả ít tiền hơn, theo tờ báo.
Theo bảng giá mà tờ Shanghai Morning Post có được, dân thường phải trả cao hơn 3.250 nhân dân tệ (gần 11 triệu đồng) so với các quan chức cho mỗi suất ở cùng cabin tương tự.
Việc Trung Quốc tổ chức du lịch phi pháp đến quần đảo Hoàng Sa là động thái vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Vào ngày 12/4, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối kế hoạch phi pháp nói trên.
Theo xahoi
"Sau lưng là 4.000 năm lịch sử, trước mặt là 90 triệu đồng bào" Chia sẻ với những trăn trở của cử tri vì công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tranh chấp trên biển Đông, Chủ tịch nước tâm sự: "Đằng sau lưng, trước mặt mình là 90 triệu đồng bào, tôi nhớ chứ! Là 4.000 năm lịch sử, tôi nhớ chứ! Không quên được đâu!". Đảng và Nhà nước không lùi trong vấn đề...