Trung Quốc kéo cả lực lượng vũ khí hạt nhân ra Biển Đông tập trận
Trung Quốc đã huy động trên 100 tàu chiến, hàng chục máy bay, thậm chí có sự tham dự của cả lực lượng vũ khí hạt nhân, tác chiến điện tử tham gia.
Hình minh họa: South China Morning Post.
Reuters ngày 28/7 đưa tin, Trung Quốc tuyên bố họ đã bắt đầu tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật không quân và hải quân “ở một khu vực” trên Biển Đông từ hôm Thứ Ba 28/7 trong bối cảnh nước này ngày một hung hăng theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông.
Quân đội Trung Quốc đã huy động trên 100 tàu chiến, hàng chục máy bay, thậm chí có sự tham dự của cả lực lượng vũ khí hạt nhân, tác chiến điện tử tham gia cuộc tập trận lần này. Tuy nhiên địa điểm cụ thể không được truyền thông Bắc Kinh tiết lộ. Cuộc tập trận này diễn ra ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố tập trận (bất hợp pháp) hôm 22/7 ở gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và bị Việt Nam phản đối.
Hoa Kỳ đã kêu gọi các bên tranh chấp giải quyết vấn đề Biển Đông thông qua đàm phán hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ được lệnh bảo vệ tuyến hàng hải huyết mạch đi qua Biển Đông. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn tìm cách ngăn Mỹ can thiệp vào các hành động hung hăng của mình gần đây, bao gồm việc bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Cuộc tập trận mới này tập trung vào việc tích hợp hệ thống tác chiến điện tử với hải quân, không quân và thử nghiệm tính hiệu quả của các loại vũ khí trang bị mới. Quân đội nước này được cho rằng đã có những bước đột phá mới về năng lực tác chiến chống ngầm, tên lửa đánh chặn.
Video đang HOT
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Campuchia tham vọng điều gì ở Biển Đông?
Những điều này càng gợi thêm nghi ngờ về sự thông đồng giữa Campuchia và Trung Quốc bất kể mức độ điều này đúng đến đâu, The Diplomat lưu ý
Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong.
The Diplomat ngày 28/7 bình luận, tuần trước Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong tuyên bố rằng, nước này sẽ nỗ lực trở thành một trung gian hòa giải Biển Đông mà Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp với một số nước láng giềng thành viên ASEAN.
"Campuchia muốn giúp xoa dịu bầu không khí giữa ASEAN và Trung Quốc bởi vì chúng tôi tin rằng sự hiểu biết lẫn nhau sẽ không thể có được nếu thiếu đối thoại", đài VOA Hoa Kỳ dẫn lời ông Hor Namhong cho biết. Với những ai thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến trên Biển Đông, phát biểu của Ngoại trưởng Campuchia không có gì hơn một động thái gây tò mò.
Phnom Penh không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông, trong khi trung gian hòa giải đòi hỏi đối tượng phải là những nước có khả năng, tiếng nói chí ít là như Indonesia, cách đặt vấn đề của Campuchia khiến người ta hoài nghi. Campuchia không có lợi thế nào để có thể so sánh khi đề xuất ý tưởng làm trung gian hòa giải ở Biển Đông.
Hơn nữa sự thất bại trong các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc thúc đẩy COC không phải là vì hai bên "thiếu đối thoại" như ông Hor Namhong nói. Vấn đề thực sự nằm ở chỗ Trung Quốc luôn tìm mọi cách trì hoãn, né tránh COC trong khi lại tìm mọi thủ đoạn để phá rối, chia rẽ sự đoàn kết nội bộ ASEAN mà những người theo dõi vấn đề Biển Đông hầu như đều có thể nhận ra.
The Diplomat nhấn mạnh, ông Hor Namhong nên biết điều này thì sẽ tốt hơn. Chính ông khi chủ trì Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 đã từng gạt nội dung khủng hoảng Scarborough và căng thẳng Biển Đông khỏi nội dung nghị sự dẫn đến không thể ra một tuyên bố chung của ASEAN.
Những người có mặt đã lên án Phnom Penh đồng lõa với Bắc Kinh khi Campuchia đưa ra bản dự thảo tuyên bố chung tránh không động gì đến Trung Quốc. Thậm chí có quan điểm cho rằng đó là một "thảm họa ngoại giao".
Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong.
Hun Sen đã đưa ra những phát biểu mà The Diplomat xem là "lừa dối" trong vấn đề Biển Đông khi nói rằng, nó chỉ là câu chuyện giữa một số nước ASEAN có yêu sách với Trung Quốc, không phải vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ ASEAN. Ý kiến này của Hun Sen khá hữu ích đối với âm mưu, thủ đoạn chia rẽ mà Trung Quốc nhằm vào ASEAN.
Những điều này càng gợi thêm nghi ngờ về sự thông đồng giữa Campuchia và Trung Quốc bất kể mức độ điều này đúng đến đâu, The Diplomat lưu ý. Với tất cả điều này, khó có thể tưởng tượng Campuchia có thể đóng vai trò "trung gian hòa giải" ở Biển Đông.
Tuy nhiên nếu nước này thực sự muốn chứng minh rằng họ hữu ích, Campuchia có thể bắt đầu với một vài bước khiêm tốn. Theo The Diplomat, đầu tiên Campuchia có thể công khai thừa nhận thực tế rằng Biển Đông ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Đông Nam Á như một tập thể và do đó, nó đòi hỏi một phản ứng đồng thuận trong khu vực ở mức độ nhất định.
Thứ hai, Campuchia có thể hành động theo cách nào đó để chứng minh với các thành viên khác của ASEAN và cộng đồng quốc tế nói chung rằng, quan hệ Campuchia - Trung Quốc không đi ngược lại với sự đoàn kết trong ASEAN. Ví dụ các quan chức Campuchia nên công khai kêu gọi kết thúc đàm phán COC và sử dụng các cuộc họp cấp cao với Trung Quốc để hối thúc Bắc Kinh làm điều này.
Sự gián đoạn đối với hòa bình khu vực và nguy cơ bất ổn sẽ ngăn chặn tất cả các nước Đông Nam Á bao gồm Campuchia tiến tới cùng chia sẻ sự thịnh vượng kinh tế do hoạt động hợp tác với các quốc gia khác nhau mang lại, bao gồm cả Trung Quốc.
Những bước đơn giản này mới là cái Campuchia nên làm chứ không phải ý tưởng quá tham vọng trở thành trung gian hòa giải ở Biển Đông. Chỉ có điều đó mới có thể đẩy nhanh việc khôi phục uy tín của Phnom Penh và thể hiện cam kết tiến bộ của Campuchia về vấn đề Biển Đông chứ không phải là cản trở tiến trình đó.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Mỹ kêu gọi Châu Âu 'tỏ thái độ rõ ràng hơn' về vấn đề Biển Đông "Sẽ rất hữu ích" nếu như Liên Hiệp Châu Âu có thái độ rõ ràng hơn để hỗ trợ Hoa Kỳ trong lúc Trung Quốc đang bồi đắp, xây đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông. Tại hội thảo về chính sách Đông Á của Washington và Bruxelles ngày 29/07/2015, Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông...