Trung Quốc: J-15 ‘vượt trội’ Su-33, tương đương F/A-18, Rafale
Trung Quốc tự cho rằng loại chiến đấu cơ Su-33 “Made in China” của họ không phải bản sao tiêm kích Nga, thậm chí có phần vượt trội.
Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc hôm 6/12 trích dẫn lời một chuyên gia quân sự nước này nói rằng, chiến đấu cơ mới J-15 của họ không phải là bản sao từ máy bay Su-33 của Nga, thậm chí trong thực tế, J-15 còn tốt hơn nhiều so với so với Su-33.
Geng Yansheng, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng phát biểu trước báo giới rằng, nhiều loại vũ khí có cùng một nguyên tắc thiết kế và một số phương pháp điều khiển và bảo vệ của chúng cũng tương tự nhau. Do vậy, không thể kết luận rằng Trung Quốc sao chép công nghệ chiến đấu cơ trên tàu sân bay của các quốc gia khác khi chỉ dựa vào việc so sánh.
Nhân dân Nhật báo nhắc lại, từ ngày 25/11, chiến đấu cơ trên hạm J-15 của Trung Quốc đã trải qua một loạt thử nghiệm thành công trên boong tàu sân bay Liêu Ninh – tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Tờ báo nói rằng, J-15 được trang bị 2 động cơ hiệu suất cao và một hệ thống thiết bị cất hạ cánh và cáp hãm đà mới.
Theo đó, “cánh của máy bay J-15 có thể gấp lại ở 2 bên, cho khả năng chiến đấu tuyệt vời và đáp ứng những yêu cầu đặc biệt trong việc hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh. Với bán kính chiến đấu lớn, khả năng cơ động tuyệt vời và khả năng mang bom, J-15 có khả năng chiến đấu đầy đủ ở cả trên biển và trên không”.
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông Nga thì kết luận, J-15 là một bản sao từ loại tiêm kích hạm Su-33 của họ, bởi tất cả thiết kế khí động học của J-15 đều giống với máy bay Nga.
Tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc.
Thậm chí, các phương tiện truyền thông Trung Quốc trích dẫn lời của các chuyên gia quân sự nước này cũng nói với ngụ ý, máy bay chiến đấu của họ được trang bị công nghệ “vượt trước” máy bay Nga. Phương tiện truyền thông Trung Quốc chỉ ra những ưu điểm của J-15:
Video đang HOT
Thứ nhất, J-15 được trang bị một hệ thống điện tử hàng không tiên tiến hơn Su-33, trong khi đó Su-33 chỉ được trang bị hệ thống hàng không lỗi thời ARINC429 có bus dữ liệu một chiều tốc độ thấp, ngược lại, hệ thống điện tử hàng không của J-15 có bus dữ liệu 2 chiều tốc độ cao.
Thứ hai, Su-33 được trang bị máy tính điều khiển hỏa lực TS-100, chỉ có tốc độ xủ lý 170.000 phép tính mỗi giây, trong khi đó J-15 lại được trang bị máy tính điều khiển hỏa lực có tốc độ thực hiện trên hàng triệu phép tính mỗi giây.
Thứ ba, J-15 sở hữu một hệ thống radar tiên tiến hơn rất nhiều so với Su-33. Do hệ thống điện tử hàng không lạc hậu nên Su-33 chỉ có thể thực hiện vai trò như máy bay đánh chặn và không có khả năng tấn công chính xác không – đối – đất.
J-15 được chế tạo bằng công nghệ kỹ thuật vật liệu cải tiến, do đó có sức bền tốt hơn và trọng lượng nhẹ hơn.
Cuối cùng, J-15 được trang bị 2 động cơ phản lực Taihang (WS-10) mạnh hơn động cơ của Su-33.
Sau khi đưa ra các so sánh thông số kỹ thuật và công nghệ, Nhân dân Nhật báo kết luận, nhìn tổng thể, J-15 là vượt trội so với Su-33 và có thể so sánh với các loại tiêm kích hạm đăng cấp trên thế giới như F/A-18 Super Hornet của Mỹ và Rafale của Pháp.
Su-33 không còn hiện đại bởi đơn giản là người Nga đang chuẩn bị cho nghỉ hưu để thay thế bằng máy bay MiG-29K trang bị công nghệ hàng không hiện đại hơn.
Kết quả đánh giá giữa hai loại tiêm kích hạm Su-33 của Nga và J-15 của Trung Quốc mà Nhân dân Nhật báo đưa ra cũng không có gì quá bất ngờ, bởi trên thực tế một loại máy bay đã được sản xuất từ những năm 1980 như Su-33 sẽ không thể được trang bị tốt như một máy bay hiện đại ngày nay.
Tuy nhiên, cần phải nói rằng việc Trung Quốc sao chép thiết kế Su-33 của Nga là điều không cần phải bàn cãi, bởi ngay cả một đứa trẻ cũng có thể nhận thấy bề ngoài giống nhau tới gần 100% giữa 2 loại máy bay này. Hơn thế nữa, không chỉ riêng Su-33 bị Trung Quốc sao chép mà họ còn chế tạo cả những “bản sao” Su-27 và Su-30 từ Nga…
Nhưng một trong những đặc điểm, yêu cầu quan trọng nhất đó là 2 động cơ WS-10 của J-15 liệu có thực sự mạnh hơn động cơ của Su-33? Hiệu suất của nó liệu có tốt hơn động cơ Nga trong khi ngành công nghiệp hàng không vẫn đang phải “vật lộn” với điểm yếu chí tử là công nghệ động cơ hiệu suất và độ tin cậy cao và vẫn phải nhập khẩu hàng trăm động cơ máy bay phản lực mỗi năm từ các nhà sản xuất Nga.
J-15 có radar mạnh, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến nhưng nếu động cơ của nó không hoạt động tốt, liệu có phát huy được uy lực trên chiến trường hiện đại?
Theo ANTD
Biến thể cải tiến tiêm kích huấn luyện FTC-2000G của Trung Quốc ra mắt
Tại Chu Hải 2012, Tập đoàn Quý Châu (thành viên tập đoàn AVIC) đã giới thiệu biến thể máy bay huấn luyện phản lực đa năng hạng nhẹ FTC-2000G.
FTC-2000G là biến thể cải tiến từ mẫu máy bay huấn luyện FTC-2000 - tên gọi xuất khẩu của máy bay huấn luyện chiến đấu JL-9 do Tập đoàn công nghiệp hàng không Quý Châu (thành viên Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc - AVIC) nghiên cứu phát triển từ mẫu tiêm kích huấn luyện JJ-7 (biến thể tiêm kích J-7 sao chép MiG-21).
JL-9 ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu huấn luyện phi công lái tiêm kích thế hệ 4 trong Không quân Trung Quốc.
Khung thân JL-9 cải tiến từ JJ-7 với việc thiết kế lại phần thân trước, thay thế cửa hút gió ở đầu mũi bằng mũi cứng chứa radar, cửa hút gió mở ra hai bên thân. JL-9 trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại phù hợp với huấn luyện phi công lái tiêm kích thế hệ mới như J-10/J-11, Su-30MKK.
Tương tự các máy bay huấn luyện tiên tiến thế giới, JL-9 có vai trò thứ hai, tiêm kích hạng nhẹ. JL-9 thiết kế 5 giá treo trên thân và cánh mang được 2 tấn vũ khí gồm: tên lửa đối không tầm ngắn, tầm trung, tên lửa không đối đất, rocket. JL-9 trang bị động cơ tuốc bin phản lực nội địa WP-13F cho phép đạt tốc độ siêu thanh Mach 2, tầm bay 2.500km, trần bay 16.000m.
JL-9 cất cánh lần đầu tháng 12/2003, năm 2006, Quý Châu thông báo rằng 5 máy bay được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Không quân Trung Quốc. Tháng 9/2009, Quý Châu tuyên bố, JL-9 đạt được tất cả bài thử nghiệm chứng nhận công nghệ, mở đường cho việc sản xuất loạt trang bị trong Không quân - Hải quân Trung Quốc.
Mô hình FTC-2000G tại triển lãm Chu Hải 2012.
Tuy nhiên, tính tới thời điểm năm 2012, không hiểu tại sao Bộ Quốc phòng Trung Quốc không hề đặt hàng sản xuất loạt JL-9 cho không quân. Dĩ nhiên, biến thể xuất khẩu FTC-2000 cũng ế cho tới tận bây giờ. Và tại Chu Hải 2012, một lần nữa Quý Châu tiếp tục nỗ lựcquảng bá biến thể xuất khẩu mới FTC-2000G cải tiến mạnh về khả năng mang vũ khí.
Biến thể FTC-2000G tăng thêm 9 giá treo vũ khí, qua đó làm tăng tải trọng mang thiết bị cảm biến và vũ khí.
Với thay đổi này, thiết kế mới làm tăng trọng lượng cất cánh tối đa máy bay từ 9,8 tấn lên 11 tấn. Chiều dài máy bay tăng từ 14,5m lên 15,4m. Cũng vì vậy, thời gian tối đa hoạt động trên không giảm từ 3 giờ xuống 2 giờ nếu không mang thùng nhiên liệu phụ.
Việc đưa ra biến thể FTC-2000G có lẽ nỗ lực mới của Tập đoàn Quý Châu nhắm vào khách hàng "ít tiền" nhưng cần vũ khí có tiêu chuẩn hiện đại. Với 9 giá treo vũ khí, FTC-2000G ngoài phục vụ huấn luyện sẽ đáp ứng tốt cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất.
Theo ANTD
Mỹ thử thành công tên lửa CHAMP Mỹ đã thử nghiệm thành công loại tên lửa mới có khả năng đánh sập hệ thống điện của đối phương mà không làm hư hại bất cứ thứ gì, theo tin tứctừ Business Insider(Mỹ). Lầu Năm Góc mới đây đã thử nghiệm thành công loại tên lửa phá hủy thiết bị điện với bước sóng cực ngắn, gọi tắt là CHAMP, do...