Trung Quốc hy vọng Mỹ và Triều Tiên sẽ tiếp tục đối thoại, liên lạc
Sau khi Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un không đạt được thỏa thuận về phi hạt nhân hóa, Trung Quốc bày tỏ hy vọng hoạt động đối thoại và liên lạc Mỹ-Triều sẽ tiếp tục diễn ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Ngoại trưởng Mike Pompeo tại cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội ngày 28/2/2019. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo Reuters, ngày 28/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ hy vọng hoạt động đối thoại và liên lạc Mỹ-Triều sẽ tiếp tục diễn ra.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho rằng hai bên đều thể hiện sự chân thành.
Bình luận này được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un không đạt được thỏa thuận về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Hà Nội, Việt Nam./.
Theo Vietnam
Nỗ lực kết nối quan hệ Mỹ-Triều của Tổng thống Hàn Quốc sẽ đi về đâu?
Khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai đang đến gần, nhà lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae-in đặt kỳ vọng lớn vào sự kiện đặc biệt này, rằng Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un sẽ đạt thỏa thuận về vấn đề phi hạt nhân hóa với mong muốn cải thiện mối quan hệ và nền kinh tế của hai miền nam - bắc Triều Tiên.
Video đang HOT
Những lần nỗ lực thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa của Tổng thống Moon Jae-in
Mùa xuân năm ngoái, Moon Jae-in và Kim Jong-un đã tổ chức hai cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 4 và tháng 5 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) trong khu phi quân sự liên Triều, một phần nhằm xoa dịu cuộc đối đầu quân sự có thể xảy ra giữa Mỹ và Triều Tiên. Điều này đã tạo tiền đề cho Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim vào tháng 6/2018 ở Sigapore - sự kiện mang tính lịch sử bởi lần đầu tiên một tổng thống Mỹ đương nhiệm đồng ý ngồi vào bàn thương thảo trực tiếp với lãnh đạo Triều Tiên.
Hội nghị thượng đỉnh liên Triều mở đường cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Tuy nhiên, bản Tuyên bố chung được ông Donald Trump và ông Kim Jong-un đặt bút ký, được cho là "tương đối mơ hồ". Theo đó, nhà lãnh đạo hai nước đã vạch ra bốn cam kết: thiết lập mối quan hệ mới vì hòa bình và thịnh vượng theo đúng nguyện vọng của nhân dân hai nước; cùng xây dựng cơ chế hòa bình ổn định và lâu dài trên bán đảo Triều Tiên; hợp tác hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên; tìm lại và trao trả hài cốt của những người lính Mỹ bị giết trong chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.
Bình Nhưỡng sau đó cũng không cho thấy nỗ lực cụ thể nào của mình. Đêm trước khi diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh, ông Moon không thể ngủ được vì lo lắng và hy vọng đón nhận kết quả tốt đẹp từ Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim, để có thể mở ra "một chương mới" trong quan hệ Mỹ-Triều nói riêng và quan hệ giữa Triều Tiên với thế giới nói chung.
Đến tháng 9, ông Moon và ông Kim nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần ba tại thủ đô Bình Nhưỡng, đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Hàn Quốc tới Triều Tiên trong vòng hơn một thập niên qua, giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai miền với việc cho phép hai nhà lãnh đạo tham gia thảo luận về vấn đề giải trừ hạt nhân và xây dựng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Quyết định đến gặp Kim một lần nữa của ông chủ Nhà Xanh nhằm phá vỡ thế bế tắc trong các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên, nhưng thất bại. Điều này đặt ra nghi vấn về khả năng của vị tổng thống Hàn Quốc trong việc thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.
Trong chuyến thăm lần này, Chủ tịch Kim hứa sẽ trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên đến thủ đô Seoul "trong tương lai gần". Tuy nhiên, năm 2018 đã khép lại mà không có chuyến thăm nào. Và một lần nữa làm gia tăng hoài nghi về tầm ảnh hưởng của ông Moon đối với ông Kim.
"Chiếc ghế" Tổng thống của Moon Jae-in phụ thuộc vào cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai
Không giống nhà lãnh đạo Kim Jong-un, người luôn tìm đến Chủ tịch Tập Cận Bình với mong muốn cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc; Tổng thống Moon lựa chọn nghiêng về tin tưởng người đồng cấp Mỹ. Theo ông, Trump có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên. Ông hy vọng sẽ đạt được điều gì đó mà không ai trong số những người tiền nhiệm làm được.
Tổng thống Moon Jae-in là sợi dây kết nối giữa Mỹ và Triều Tiên.
Kể từ khi trở thành người đứng đầu đất nước Hàn Quốc năm 2017, ông Moon Jae-in đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao tích cực gần đây trên bán đảo Triều Tiên, là cầu nối giữa Mỹ - đồng minh quan trọng nhất của Hàn Quốc - và Triều Tiên - đất nước ông luôn mong muốn thống nhất cùng Hàn Quốc. Khi ở trong vai trò trung gian ngặt nghèo như vậy, ông đã đặt cược rất nhiều tương lai sự nghiệp chính trị của mình vào hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Hà Nội.
Nhiều người cho rằng vị tổng thống đương nhiệm của xứ kim chi quá "lạc quan" và "ngây thơ". Nếu Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai thất bại, ông sẽ mất đi uy tín và bị đánh bại trong cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo.
Ở một diễn biến khác, các vấn đề trong nước đang chống lại Tổng thống Moon Jae-in. Theo kết quả của hãng điều tra dư luận Realmeter, tỷ lệ ủng hộ người đứng đầu "xứ kim chi" và đảng Dân chủ cầm quyền ngày càng giảm mạnh khi các chính trị gia bị bôi nhọ bởi những lời buộc tội của dư luận và các đảng đối lập về những thất bại đeo bám nền kinh tế.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc cho biết, việc Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và chấm dứt tình hình căng thẳng như dây đàn ở đó, có thể mở đường cho hội nhập kinh tế ở miền Bắc với lao động giá rẻ và miền Nam với nền kinh tế đang bị chậm lại, cần một nguồn tăng trưởng mới.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Xanh tiết lộ, nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ đưa ra quyết định từ bỏ vũ khí hạt nhân và tập trung vào việc xây dựng lại nền kinh tế đất nước nếu Washington thực hiện các hành động tương ứng, như nới lỏng các lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng.
Tháng trước, ông cũng nói rằng định nghĩa "phi hạt nhân hóa" và "hòa bình" của Mỹ và Bắc Triều Tiên không giống nhau.
Theo Washington, điều này có nghĩa là tháo dỡ tất cả các vũ khí, thiết bị, vật liệu, cơ sở hạt nhân, hệ thống tên lửa đạn đạo, cơ sở sản xuất tại Triều Tiên. Ngược lại, Bình Nhưỡng xem phi hạt nhân hóa là loại bỏ hoàn toàn khí tài chiến lược của Mỹ, vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ và vũ khí có khả năng mang hạt nhân, thậm chí cả sự hiện diện của quân sự Mỹ trên bán đảo Triều Tiên.
Trong cuộc điện đàm với Moon Jae-in ngày 19/2, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ chia sẻ kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 với vị tổng thống Hàn Quốc này. Trong khi đó, ông chủ Nhà Xanh bày tỏ sự kính trọng và ca ngợi những nỗ lực của người đồng cấp Mỹ để tiến hành phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Chỉ còn chưa đầy một tuần, Hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần hai sẽ chính thức diễn ra ở thủ đô Hà Nội. Hiện phái đoàn Mỹ-Triều đang thỏa thuận để giải quyết những vẫn đề khó khăn nhất trước khi lãnh đạo hai nước đến tham dự.
Tất cả những điều này khiến cho sự kiện này trở thành một canh bạc không chỉ đối với Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim mà còn đối với ông Moon.
Theo TGTT
Ông Kim: Nhiều người xem chúng tôi ngồi cạnh nhau, như xem bộ phim viễn tưởng Nhã lãnh đạo Kim Jong-un cho rằng những người từng hoài nghi về cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Trump đang theo dõi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều như xem một bộ phim viễn tưởng. "Nhiều người đã hoài nghi về cuộc gặp của tôi với Tổng thống Trump. Tôi chắc chắn rằng tất cả họ sẽ xem khoảnh khắc chúng tôi...