Trung Quốc huy động vốn lập đội tàu sân bay
Trung Quốc được cho là cần ít nhất 20 tỉ USD để thiết kế, đóng các tàu chiến cho đội tác chiến tàu sân bay đầu tiên của nước này.
Trung Quốc được cho là đang phát triển đội tác chiến tàu sân bay đầu tiên do
Theo tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc ( CSIC) sẽ phải chi ít nhất 20 tỉ USD để thiết kế và phát triển các tàu chiến cho đội tác chiến tàu sân bay đầu tiên của nước này. Với trách nhiệm đóng 80% lượng tàu cho hải quân Trung Quốc, CSIC đã bắt đầu huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, họ chỉ mới kiếm chưa đầy 8,5 tỉ USD, phần lớn số đó được huy động từ các doanh nghiệp nhà nước.
Theo Yomiuri Shimbun, CSIC chỉ huy động được bấy nhiêu vì quan hệ mật thiết giữa họ với quân đội đã hạn chế các hình thức đầu tư. Do vậy, CSIC đang xem xét các kế hoạch kiếm tiền từ trong dân bằng cách bán cổ phần ra công chúng cũng như kích động tinh thần dân tộc, kêu gọi người dân Trung Quốc ủng hộ chiến lược phát triển quân sự của Trung Quốc.
CSIC được cho là sẽ dùng số tiền huy động để đóng thêm tàu khu trục, tàu hộ tống và tàu đổ bộ cho đội tác chiến tàu sân bay đầu tiên. Trước đó, tờ Văn Hối ở Hồng Kông chỉ ra rằng nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ gồm tàu sân bay Liêu Ninh, 4 tàu khu trục lớp 052C hoặc lớp 052D, 4 tàu khu trục lớp 052B, từ 2 đến 4 tàu hộ tống lớp 054A, 1 hoặc 2 tàu ngầm hạt nhân lớp Thương và 1 tàu tiếp tế. Cũng theo báo này, nhiều tàu hộ tống cho tàu sân bay Liêu Ninh đang được đóng ở cảng Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông và nhóm tác chiến tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được cho là sẽ sớm ra mắt. Tướng Đỗ Văn Long thuộc Học viện Khoa học quân sự ở Bắc Kinh khoe rằng Trung Quốc có thể thành lập 2 nhóm tác chiến tàu sân bay trong vòng 5 năm tới.
Căn cứ thứ hai cho Liêu Ninh
Video đang HOT
Tàu Liêu Ninh, tàu sân bay duy nhất hiện nay của Trung Quốc, được biên chế cho hải quân nước này hồi tháng 9.2012 được đưa về cảng Thanh Đảo từ tháng 2 năm nay. Tuy nhiên, thông qua phân tích từ một số hình ảnh vệ tinh, tạp chí quốc phòngKanwa Defense Review số tháng 7.2013 tiết lộ Trung Quốc đang xây dựng một cầu cảng ở đảo Hải Nam, tương tự cầu cảng phục vụ tàu Liêu Ninh ở Thanh Đảo. Cầu cảng mới dài 600 m và rộng 120 m, có thể chứa 2 tàu sân bay.
Trong một cuộc họp báo hôm 27.9, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh đã không bác bỏ khả năng Trung Quốc đang xây căn cứ thứ hai cho tàu Liêu Ninh ở Hải Nam, theo báo Southern Metropolis Daily. Trước câu hỏi liệu có phải Trung Quốc đang xây căn cứ tàu sân bay thứ hai tại Hải Nam hay không, ông Cảnh chỉ trả lời Bắc Kinh “có quyền duy trì và bổ sung căn cứ hải quân như những quốc gia khác”. Ông này còn khẳng định tàu Liêu Ninh sẽ thực hiện “sứ mệnh tuần tra” ở nhiều vùng biển khác nhau mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền và căn cứ tàu sân bay ở Thanh Đảo không đủ đáp ứng nhu cầu của hải quân Trung Quốc. Theo nhận xét của giới chuyên gia quân sự, Trung Quốc muốn đóng ít nhất 3 tàu sân bay trong tương lai. Khi đó, chúng sẽ hoạt động luân phiên. Cụ thể, nếu một chiếc đang tuần tra, một chiếc khác đang huấn luyện thì chiếc còn lại sẽ cập cảng để bảo trì.
Những kế hoạch phát triển đầy tham vọng cùng sự thiếu minh bạch về các chương trình quốc phòng của Trung Quốc đã gây nhiều lo ngại cho các nước láng giềng. Ngày 28.9, Tân Hoa xã đưa tin chiến đấu cơ, tàu chiến của Hạm đội Đông Hải kéo xuống biển Đông diễn tập săn ngầm liên hợp, nhưng không nói rõ địa điểm.
Vũ khí Trung Quốc xài đồ Nhật Hoàn Cầu thời báo vừa đưa tin tên lửa FD-2000 mà Thổ Nhĩ Kỳ chọn mua từ Trung Quốc sử dụng bộ ngắt mạch AZ8112 do Nhật sản xuất. Báo này còn tiết lộ hệ thống radar dành cho tàu ngầm của hải quân Trung Quốc cũng được chế tạo ở Nhật. Hoàn Cầu thời báo cho rằng khi đang có tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật, việc dùng linh kiện điện tử của nước này sẽ là mối đe dọa cho Trung Quốc. Theo WantChinaTimes.com, Trung Quốc phải nhập khẩu linh kiện điện tử từ Nhật và Hàn Quốc do không đủ kinh nghiệm chế tạo mặt hàng này. Minh Trung
Theo TNO
TQ sẽ chế tạo thêm nhiều tàu sân bay
Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố sẽ chế tạo thêm nhiều tàu sân bay để "đáp ứng yêu cầu quốc phòng" của nước này.
Ngày 29/8, trong một buổi họp báo do Bộ Quốc phòng Trung Quốc tổ chức, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Yang Yujun cho hay Trung Quốc sẽ xem xét chế tạo thêm nhiều tàu sân bay để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của nước này.
Tuyên bố này của ông Yang được đưa ra sau khi nhận được câu hỏi về việc Trung Quốc lần đầu tiên tự chế tạo một chiếc tàu sân bay.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Yang Yujun
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã được đưa vào hoạt động hồi năm ngoái, tuy nhiên đây chỉ là một sản phẩm cải hoán từ chiếc tàu sân bay cũ mua lại của Liên Xô. Tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng chở theo 30 máy bay chiến đấu.
Quân đội Trung Quốc tuyên bố đã thử thành công việc cất và hạ cánh chiến đấu cơ J-15, lực lượng tấn công chủ yếu của hải quân Trung Quốc, từ tàu sân bay Liêu Ninh. Con tàu này cũng đã hoàn thành 3 nhiệm vụ huấn luyện trong năm nay.
Nhà nghiên cứu Wen Bing thuộc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc nhận định: "Quân đội Trung Quốc sẽ chế tạo bao nhiêu tàu sân bay phụ thuộc vào chiến lược hải quân và tiềm lực kinh tế đất nước. Trung Quốc vẫn đang nghiên cứu cách xây dựng và sử dụng hiệu quả cụm tàu sân bay chiến đấu, thế nên hiện vẫn còn quá sớm để dự đoán về số tàu sân bay trong tương lai."
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tuy nhiên ông Wen cũng phải thừa nhận rằng trong tương lai gần Trung Quốc sẽ không thể chế tạo tàu sân bay hiện đại như của phương Tây, thế nên nước này "cần có kế hoạch hợp lý trong việc phát triển tàu sân bay".
Trong khi đó, Tổng biên tập tạp chí Modern Ships Cui Yiliang lại rất hùng hồn tuyên bố: "Ngành đóng tàu của chúng tôi đã có khả năng phát triển và chế tạo tàu sân bay lớn vì khả năng sản xuất công nghiệp của Trung Quốc còn mạnh hơn một số quốc gia từng chế tạo được tàu sân bay."
Mặc dù tàu Liêu Ninh chỉ là đồ "second-hand" được tút tát lại nhưng ông này vẫn cho rằng Trung Quốc đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình cải hoán này, thế nên việc chế tạo tàu sân bay nội địa là trong tầm tay.
Máy bay chiến đấu J-15 tập cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh
Vị Tổng biên tập này mạnh miệng: "Một tàu sân bay không thể đảm bảo được khả năng triển khai và sử dụng cụm tàu sân bay chiến đấu trong tương lai gần vì tàu sân bay là một hệ thống rất phức tạp có khả năng gặp rất nhiều sự cố." Tuy nhiên ông này cũng bổ sung rằng việc đóng thêm tàu sân bay hay không còn phải phụ thuộc vào quyết định của các vị lãnh đạo cấp cao.
Theo khampha
Trung Quốc đóng thêm tàu sân bay Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay cho biết nước này chắc chắn sẽ sở hữu thêm tàu sân bay, sau khi đã có chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên mang tên Liêu Ninh. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: Navy.81.cn Xinhua dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân cho hay Trung Quốc sẽ cân...