Trung Quốc hướng tới xây dựng hệ thống luật pháp an ninh quốc gia
Tại cuộc họp báo ngày 4/3, bà Phó Oánh, người phát ngôn Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 12, nói rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa, cũng giống như nhiều nước khác, vấn đề an ninh mà Trung Quốc đối mặt ngày càng phức tạp vì vậy, cần phải soạn thảo và ban hành một loạt đạo luật về an ninh để xây dựng hệ thống luật an ninh của Trung Quốc.
Trung Quốc hướng tới xây dựng hệ thống luật pháp an ninh quốc gia. (Nguồn: Yahoo News)
Về luật liên quan đến an ninh quốc gia, bà Phó Oánh cho biết luật quan trọng nhất là luật an ninh quốc gia, đã được thảo luận sơ bộ, các luật khác liên quan đến an ninh cũng đang gấp rút được bàn thảo. Cụ thể luật quản lý các tổ chức phi chính phủ của nước ngoài cũng đã được thảo luận sơ bộ.
Video đang HOT
Bà Phó Oánh dẫn số liệu trên mạng cho biết ở Trung Quốc có hơn 6.000 tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Những năm qua, các tổ chức này đã mang đến cho Trung Quốc kỹ thuật, tài chính và nhiều kinh nghiệm hay, có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc song về mặt quản lý vẫn còn có một số điểm yếu.
Trung Quốc muốn thông qua lập pháp, làm cho hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài tại Trung Quốc có chỗ dựa về mặt luật pháp, một mặt bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức này, giúp các tổ chức này phát huy vai trò tốt hơn nữa, đồng thời cũng muốn quản lý hiệu quả để có thể bảo vệ an ninh của quốc gia và sự ổn định của xã hội Trung Quốc./.
Theo Vietnam
Trung Quốc đã bãi miễn tư cách đại biểu quốc hội của 39 người
THX dẫn thông báo của người phát ngôn Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc Phó Oánh ngày 4/3 cho biết, trong 2 năm qua, nước này đã bãi miễn tư cách đại biểu quốc hội của tổng cộng 39 người.
Một kỳ họp quốc hội Trung Quốc (Nguồn: Yahoo News)
Theo bà Phó Oánh, việc những người này bị bãi miễn là kết quả của chiến dịch chống tham nhũng quy mô toàn quốc đang được triển khai và việc siết chặt công tác giám sát đối với gần 3.000 đại biểu quốc hội.
Bà Phó Oánh cũng đề cập tới vụ gian lận bầu cử quy mô lớn nhất nước này ở thành phố Hoành Dương (Hengyang), miền Trung Trung Quốc, được loan báo trong thời gian từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013. Điều tra cho thấy 56 ứng cử viên từ Hoành Dương đã hối lộ 518 đại biểu và 68 viên chức tại Hội đồng Nhân dân tỉnh Hồ Nam.
Bà Phó Oánh cũng lưu ý Trung Quốc đã sửa đổi Luật ngân sách để quản lý hiệu quả hơn hoạt động thu chi của chính phủ nhằm tăng cường giám sát quyền lực cũng như trấn áp tham nhũng. Ngoài ra, nước này cũng đang xem xét sửa đổi Luật hình sự để gia tăng nỗ lực ngăn ngừa tình trạng tham ô và hối lộ./.
Theo (Vietnam )
Mỹ Latinh là khu vực chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới Theo tổ chức Oxfam, liên đoàn tập hợp 17 tổ chức phi chính phủ, Mỹ Latinh và Caribe là khu vực có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới. Kết luận này được Oxfam đưa ra trong báo cáo khảo sát về phân hóa giàu nghèo của các nước trong khu vực này được công bố tại thủ đô Santiago (Chile) ngày...