Trung Quốc hướng tới xây dựng ‘Con đường Tơ lụa Bắc Cực’
Trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 công bố ngày 5/3, Trung Quốc tuyên bố sẽ xây dựng “ Con đường Tơ lụa Bắc Cực”.
Trung Quốc đang “để mắt” tới tuyến hàng hải qua Bắc Cực. Ảnh: RT
Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin rằng trong kế hoạch 5 năm, Trung Quốc đề cập “sẽ tham gia vào hợp tác thực tế tại Bắc Cực” và “nâng cao năng lực của nước này trong tham gia bảo vệ và khai thác Nam Cực”.
Trung Quốc còn “để mắt” đến những nguồn khoáng chất dồi dào và tuyến đường biển tiềm năng mới tại vùng Bắc Cực hình thành do tình trạng nhiệt độ tăng khiến băng tan.
Bắc Kinh năm 2018 từng công bố Sách Trắng nhấn mạnh kế hoạch tạo tuyến đường biển nối châu Á và châu Âu qua Đông Bắc, Tây Bắc và hành lang trung tâm của Bắc Cực.
Vào cuối năm 2020, Trung Quốc cũng thông báo kế hoạch phóng vệ tinh mới để theo dõi các tuyến đường biển và giám sát thay đổi trong băng tại Bắc Cực. Trung Quốc dự kiến phóng vệ tinh này trong năm 2022.
Video đang HOT
Trong những năm qua, Bắc Kinh đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu tại Bắc Cực. Trung Quốc tự nhận là “quốc gia gần Bắc Cực” và có tham vọng tiếp cận nhiều hơn nguồn tài nguyên còn ẩn mình ở khu vực này. Năm 2017, Bắc Kinh tự coi tuyến đường biển Bắc Cực nằm trong “Sáng kiến Vành đai, Con đường”.
Năm 2013, Trung Quốc từng giành được vị trí quan sát viên trong Hội đồng Bắc Cực. Hội đồng Bắc Cực được thành lập từ năm 1996 bao gồm 8 quốc gia có đường biên giới với Bắc Cực là Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Nga, Mỹ, Iceland và Na Uy.
Trung Quốc ráo riết lập 'con đường tơ lụa' vaccine Covid-19
Trung Quốc đang hoàn tất những mảnh ghép cuối cùng cho kế hoạch cung cấp vaccine Covid-19 đến các nước đang phát triển nhằm củng cố vị thế quốc gia.
Chính phủ, các công ty quốc doanh cùng doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc suốt nhiều tháng qua đã chuẩn bị nền tảng cho chương trình tiêm vaccine Covid-19 từ châu Phi, Trung Đông cho đến Mỹ Latin. Họ xây dựng một chuỗi cung ứng đặc biệt, kiểm soát nhiệt độ cho các lô hàng vaccine từ nơi sản xuất, xuyên suốt qua mọi khâu vận chuyển đến điểm phân phối. Bắc Kinh còn ví von đây là "Con đường Tơ lụa Y tế".
Trong khi chính phủ Mỹ cùng các nước châu Âu còn trong cảnh "chuyện nhà chưa yên", Bắc Kinh có thể đóng vai cứu tinh cho các nước đang phát triển trong cuộc chiến chống đại dịch. "Trung Quốc có cơ hội 'cùng thắng' thật sự nếu họ chọn làm đúng", Ray Yip, chuyên gia y tế cộng đồng và là cựu giám đốc khu vực Trung Quốc của Quỹ Bill và Melinda Gates, chia sẻ.
Máy bay vận tải của Ethiopian Airlines đưa trang thiết bị y tế từ Trung Quốc về nước vào tháng 3/2020. Ảnh: AP .
Chính phủ Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump đã tập trung thu vén nguồn cung vaccine cho nhu cầu trong nước. Washington cũng từ chối tham gia Covax, một chương trình đa quốc gia được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ủng hộ với mục tiêu cung cấp vaccine để 20% dân số các nước đang phát triển được tiêm ngừa trước cuối năm 2021. Phải đến nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden, Mỹ mới tuyên bố rót quỹ 4 tỷ USD cho Covax, trong đó 2 tỷ USD sẽ được giải ngân ngay lập tức.
Bắc Kinh đã đi trước Washington hơn nửa năm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ tháng 6/2020 đã tuyên bố sẽ đưa vaccine đến châu Phi. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào tháng 1 còn có chuyến công du 5 nước tại châu lục này. Khi gửi thông điệp mừng năm mới, ông tái khẳng định việc phân phối vaccine ở châu Phi là một trong những ưu tiên của Bắc Kinh trong 2021.
Tuần này, hơn một triệu liều vaccine Covid-19 sẽ được chuyển tới sân bay Ethiopia. Vaccine do công ty Trung Quốc chế tạo sẽ được đưa vào kho lạnh với kích thước như một sân bóng đá. Chúng được giám sát bởi kỹ thuật viên Trung Quốc cùng Ethiopia, với tuyến đường phân phối qua Uganda rồi tỏa đi khắp châu Phi.
Trung Quốc đang nắm giữ chìa khóa quan trọng cho bài toán cung cấp vaccine đến các nước đang phát triển ở châu Phi. Có ba loại vaccine được các công ty Trung Quốc phát triển (Sinopharm, Sinovac Biotech và CanSino Biologics) đều dựa trên những phương pháp điều chế truyền thống, khác với hai vaccine hàng đầu trên thị trường của các hãng dược phương Tây.
Thay vì cần cất trữ trong điều kiện siêu lạnh, vaccine Trung Quốc chỉ cần được bảo quản trong điều kiện lạnh thông thường. Đặc điểm này khiến chúng dễ vận chuyển hơn cho châu Phi và nhiều nước đang phát triển, vốn thiếu điều kiện về cơ sở hạ tầng.
Vaccine của Sinopharm được đưa đến sân bay quốc tế Cairo, Ai Cập hôm 23/2. Ảnh: Reuters.
Ngày 7/1, quần đảo Seychelles đã bắt đầu chương trình tiêm chủng với 50.000 liều vaccine Sinopharm, được hỗ trợ bởi Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Số vaccine này đủ tiêm ngừa cho một nửa dân số đảo quốc chiến lược trên Ấn Độ Dương, vốn đang là mục tiêu tranh giành ảnh hưởng giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Ngày 15/2, Zimbabwe cũng nhận khoảng 200.000 liều vaccine Sinopharm do Trung Quốc gửi tặng. Món quà tương tự từ Trung Quốc đã được gửi đến Senegal trong tháng này.
Chiến lược ngoại giao vaccine của Trung Quốc vẫn tiềm ẩn rủi ro. Các kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine Trung Quốc nhìn chung có tỷ lệ hiệu quả từ 50,4% đến 86%, cao hơn mức sàn 50% mà WHO đề nghị. Điều gây lo ngại là các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc không công bố chi tiết cách các nhà khoa học của họ tính toán mức hiệu quả cho sản phẩm.
Nhiều chuyên gia y tế công cộng đã khuyến cáo chính phủ các nước không vội vàng sử dụng vaccine Trung Quốc, đặc biệt lưu ý đến việc tiêm phòng cho người cao tuổi.
Giới phân tích chính sách cũng cho rằng Bắc Kinh đang hứa hẹn quá nhiều trong một lĩnh vực mà họ không có nhiều kinh nghiệm. Chỉ cần một sai lầm liên quan đến vaccine, uy tín của Trung Quốc có thể chịu tác động nghiêm trọng.
Theo hãng nghiên cứu Gavekal Dragonomics, các nhà sản xuất vaccine Trung Quốc đã ký hợp đồng cung cấp hơn 500 triệu liều vaccine xuất khẩu. Indonesia là khách hàng lớn nhất, với khoảng 125 triệu liều Sinovac.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, 20 quốc gia đang sử dụng vaccine của nước này. Bắc Kinh cũng đang thảo luận cung cấp vaccine cho thêm 60 quốc gia. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Trung Quốc khó lòng đáp ứng kịp thời nhu cầu trong lẫn ngoài nước, trong khi Trung Quốc mới tiêm chủng được 3% trên tổng dân số 1,4 tỷ dân.
Thảm họa băng giá thử tài lãnh đạo của Biden Đối mặt thảm họa tự nhiên lớn đầu tiên trong nhiệm kỳ, Biden cố gắng hành động thiết thực, thay vì đưa ra cử chỉ mang tính biểu tượng. "Jill và tôi đang cầu nguyện cho Texas, Oklahoma và những bang chịu ảnh hưởng khác. Tôi đã ban bố tình trạng khẩn cấp, ủy quyền cho Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên...