Trung Quốc hưởng lợi 460 tỉ USD nhờ giá hàng hóa rẻ
Nỗi đau giá cả hàng hóa rẻ đã và đang lan khắp nhiều nước từ Brazil đến Nam Phi. Ngược lại, Trung Quốc, nước thường được cho là nguyên nhân khiến nhu cầu hàng hóa sụt giảm, hiện hưởng lợi lớn nhất.
Ảnh: Reuters
“Trung Quốc là người chiến thắng lớn giữa lúc giá cả hàng hóa lao dốc. Một phần lớn của tình thế thuận lợi trên được chuyển sang cho người dân trong nước”, chuyên gia về khu vực châu Á Kenneth Courtis thuộc ngân hàng Goldman Sachs, nhận định.
Bloomberg cho hay theo ước tính của chuyên gia Kenneth Courtis, khoản tiết kiệm hằng năm mà Trung Quốc có được nhờ giá hàng hóa rẻ vào khoảng 460 tỉ USD. 320 tỉ USD trong số này là nhờ giá dầu thô thấp và phần còn lại là từ các loại năng lượng khác, kim loại, than và hàng nông sản.
Lợi ích của tình hình giá hàng hóa thế giới đang thể hiện rõ trong nền kinh tế Trung Quốc, đẩy giá cả đi xuống hoặc bình ổn giá cả của mọi thứ từ xăng dầu, nhiên liệu sưởi ấm đến chi phí vật liệu tại các nhà máy. Điều này cũng thúc đẩy những nỗ lực tái cấu trúc mô hình tăng trưởng của nước này sang hướng phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng và dịch vụ.
Video đang HOT
“Điều đó thể hiện trong lạm phát giá tiêu dùng thấp và nhiều món hàng mà các hộ gia đình có thể mua được. Các công ty sản xuất có thể còn có lợi nhuận đi lên chậm hơn nếu không có chuyện giá hàng hóa thấp”, cựu chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) kiêm nhà kinh tế chuyên về châu Á Louis Kuijs thuộc Oxford Economics tại Hồng Kông, cho hay.
Trung Quốc tiết kiệm được 188 tỉ USD trong chi phí nhập khẩu vào năm ngoái khi tính đến 10 loại hàng hóa nhập khẩu khác nhau, từ đậu nành đến khí đốt tự nhiên. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong tháng này: “Tình hình này cắt giảm đáng kể chi phí các công ty trong nước và cải thiện hiệu suất”.
Bằng cách giúp lạm phát ổn định, giá cả hàng hóa sụt giảm cũng tạo cho giới hoạch định chính sách Đại lục thêm nhiều khả năng để nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng vốn đang ở mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua. Hóa đơn nhập khẩu nhỏ hơn cũng giúp thặng dư thương mại leo đến 594,5 tỉ USD năm 2015, giảm thiểu luồng vốn thoái đã và đang gây áp lực lên nhân dân tệ.
Trung Quốc tận dụng giá cả thấp để nhập khẩu lượng dầu thô kỷ lục trong năm ngoái khi giá cả lao dốc làm tăng nhu cầu từ các nhà máy lọc dầu và thúc đẩy dự trữ. Quốc gia Đông Á cũng nhập khẩu kỷ lục quặng sắt, đậu tương và quặng đồng.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chỉ có Mỹ mới cứu được thị trường dầu thô thế giới?
Giá dầu đã phục hồi một chút trong ba ngày giao dịch gần đây nhất, nhưng vẫn còn thấp hơn 70% so với thời điểm tháng 6.2014. Trong lúc này, Mỹ là nước duy nhất có thể thay đổi tình hình.
Ảnh: Reuters
Trong ba ngày từ 20 đến 22.1, giá dầu phục hồi gần 25%. Song tính từ mức của hồi tháng 6.2014, giá dầu vẫn giảm khoảng 70%. Đã có sự hồi phục, nhưng triển vọng dài hạn cho giá dầu vẫn không tránh khỏi nhiều áp lực. Mỹ là nước duy nhất có thể thay đổi bối cảnh hiện tại.
Chuyên gia Ed Morse thuộc Citigroup cho hay: "Mỹ có thể giải cứu bằng cách đảo ngược sự mất cân đối cung - cầu đã dẫn đến chuyện giá cả lao dốc. Giá dầu thấp hơn là cần thiết để điều chỉnh nguồn cung, nhưng các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhà sản xuất ngoài Mỹ đã im lặng trong thời gian qua. Một trong những dự báo ảm đạm là điều này sẽ còn tiếp tục và đem lại gánh nặng đối với sản lượng dầu thô Mỹ trong việc cân bằng thị trường trong ngắn hạn".
Dù đã tăng trong vài ngày qua, mức giá khoảng 30 USD/thùng dầu thô hiện tại vẫn thấp hơn đáng kể so với mức giá dầu mà giới đầu tư dự báo vài năm trước đây. "Trừ phi sản lượng giảm đột ngột trong 3 - 6 tháng tới, rất khó để nhìn thấy chiều đi lên của giá dầu", ông Morse viết thêm trong một ghi chú gửi đến các nhà đầu tư, đồng thời cắt giảm dự báo giá cho dầu Brent.
13 nước thuộc OPEC đã từ bỏ chính sách hạn chế sản lượng đã từng điều chỉnh giá dầu vào năm 2014, để mặc giá cả lao dốc nhằm siết chặt thị phần của các đối thủ cạnh tranh.
Chuyên gia Morse cho hay: "Gánh nặng cân bằng thị trường dầu mỏ lớn nhất đặt lên Mỹ. Tính đến nay, trong cuộc chiến dầu thô của ba phe: OPEC, nhà sản xuất dầu đá phiến và các nhà sản xuất khác, chỉ có dầu đá phiến là nao núng. Điều này khẳng định vai trò của họ như một nhà sản xuất có thể hành động nhanh chóng nhằm cắt giảm hoạt động khoan dầu, gia tăng giá cả".
Chuyện các nhà sản xuất dầu đá phiến phải hành dộng để cắt giảm sản lượng là cần thiết, chứ không hẳn là sự lựa chọn. Morgan Downey, CEO hãng Money.net kiêm tác giả sách Dầu 101, cho hay trên trang Business Insider rằng Ả Rập Xê Út đã thêm 500 tỉ USD dự trữ tiền mặt khi giá bắt đầu giảm, và biết rằng nhà sản xuất dầu đá phiến dễ tổn thương nhất vì họ có nợ cao.
Hôm 21.1, báo cáo mới nhất từ hãng dịch vụ dầu mỏ Schlumberger đưa ra nhiều thông tin cho thấy các khách hàng lớn nhất của hãng đang kẹt tiền mặt chi tiêu. Công ty sa thải thêm 10.000 người trong quý này, nâng tổng số nhân viên mất việc lên 30.000 người.
Morgan Downey cho biết: "Các nhà sản xuất với chi phí cao đang bị xóa sổ từ từ, chắc chắn. Điều này sẽ khiến giá dầu phục hồi trở lại trong một năm hay một năm rưỡi tới".
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nỗi lo cơm áo đè nặng dân Nga vì giá dầu lao dốc Giá dầu giảm mạnh khiến ngân sách Nga bị co hẹp, kéo theo lương bổng cùng hàng loạt phúc lợi bị cắt giảm, đẩy đời sống của nhiều người dân rơi vào cảnh khó khăn. Ông Sergei Titov đứng bên ngoài trụ sở chính quyền vùng Krasnodar ở miền nam Nga. Ảnh: NYT Ông Sergei Titov, 64 tuổi, giáo viên dạy nhạc, và...